K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2022

hello

18 tháng 2 2022

loading...  

6 tháng 10 2016
óng thần có thể hình thành do bất cứ một biến động nào trong lòng biển mà biến động đó có thể chiếm một thể tích lớn nước làm mất trạng thái cân bằng. Trượt lở đất ngầm, các trận động đất lớn có thể sản sinh ra sóng thần.Trong quá trình trượt lở, trạng thái cân bằng của mực nước biển bị biến đổi do sự dịch chuyển của đất đá trên thềm biển. Tương tự như vậy, những phun trào mãnh liệt của núi lửa ngầm tạo ra một lực đẩy vô cùng lớn, chiếm chỗ cột nước và hình thành sóng thần. Khối lượng lớn đất đá do bị sạt lở trên bờ, rơi xuống làm xáo động nước biển từ phía trên mặt. Khối đất đá này cũng chiếm chỗ nước, phá vỡ trạng thái cân bằng của nước và kết quả là sự hình thành sóng thần. Không giống như sóng thần được tạo thành do động đất, những dạng sóng thần được hình thành không mang yếu tố địa chấn thường tan biến một cách nhanh chóng và rất hiếm khi tác động được đến vùng bờ biển ở xa.
19 tháng 4 2022

Tham khảo:

- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

tham khảo :

Trận Bạch Đằng (chữ Hán: 白藤江之戰) năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Tĩnh Hải quân (vào thời đó, Việt Nam chưa có quốc hiệu chính thức) do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả là người Việt giành thắng lợi lớn nhờ kế sách cắm cọc nhọn dưới lòng sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.

4 tháng 4 2017

Ở hình 33 (tác hại của một trận động đất), cho thấy: nhà cửa đổ sập, đường sắt và toa tàu bị đổ nát, giao thông bị phá hủy,…

Để học tốt Địa Lý 6 | Giải bài tập Địa Lý 6

 

14 tháng 9 2023

- Ngày 25 – 1 – 1789 (đêm 30 Tết): Quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc.

- Ngày 28 – 1 – 1789 (đêm mồng 3 Tết): Quân Tây Sơn vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.

- Ngày 30 – 1 – 1789 (mồng 5 Tết)

+ Sáng sớm, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quang Trung tấn công đồn
Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội).

+ Cùng lúc đó, đạo quân của Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa.

+ Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị nghe tin đại bại cũng vội vã bỏ trốn.

+ Đến trưa, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 10 2023

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Mô tả lại chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa:

+ Sau khi triệt hạ được các đồn tiền tiêu và đồn Hà Hồi của quân Thanh, rạng sáng ngày mùng 5 tết Kỉ Dậu (tức ngày 30/1/1789), vua Quang Trung dẫn đại quân công phá đồn Ngọc Hồi (Hà Nội). Đồn Ngọc Hồi nhanh chóng thất thủ.

+ Cùng lúc đó, cánh quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa (Hà Nội).

=> Kết quả: quân Thanh đại bại; tướng giặc là Sầm Nghi Đống cùng đường phải tự tử. Tôn Sĩ Nghị vội vã bỏ thành, vượt sông và rút chạy về nước. Trưa ngày mùng 5 tết, vua Quang Trung dẫn đại quân tiến vào thành Thăng Long.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Yêu cầu số 1: Mô tả lại chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa:

+ Sau khi triệt hạ được các đồn tiền tiêu và đồn Hà Hồi của quân Thanh, rạng sáng ngày mùng 5 tết Kỉ Dậu (tức ngày 30/1/1789), vua Quang Trung dẫn đại quân công phá đồn Ngọc Hồi (Hà Nội). Đồn Ngọc Hồi nhanh chóng thất thủ.

+ Cùng lúc đó, cánh quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa (Hà Nội).

=> Kết quả: quân Thanh đại bại; tướng giặc là Sầm Nghi Đống cùng đường phải tự tử. Tôn Sĩ Nghị vội vã bỏ thành, vượt sông và rút chạy về nước. Trưa ngày mùng 5 tết, vua Quang Trung dẫn đại quân tiến vào thành Thăng Long.

* Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế

+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, nhân dân Việt Nam cần đoàn kết lực lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất, dưới sự lãnh đạo của một vị vua chính danh vị. Vì vậy, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, dùng danh nghĩa vua của nước Việt để kêu gọi toàn dân cùng tham gia đánh giặc.

+ Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đã tái khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập, chủ quyền. Do đó, nêu cao được tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

NG
6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Các thông tin về tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, bụi,...), thông tin về đàn lợn (giống, tình trạng sức khoẻ, năng suất, dịch bệnh,...) được giám sát nhờ hệ thống camera và các thiết bị cảm biến trong chuồng nuôi. Các thông tin thu thập sẽ được phân tích, đánh giá bởi các phần mềm quản lí chuyên nghiệp và đưa ra cảnh báo cho bác sĩ thú y, quản lí trang trại thông qua ứng dụng cải đặt trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

1 tháng 3 2016

Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catrina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy. Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pôdây đông. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy. Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp. Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi. Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt? nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh “tan đàn xẻ nghé”. Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì. Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào.

 

7 tháng 9 2016

1. Mở bài:

- Giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra trận bão lụt.

2. Thân bài:

- Miêu tả chi tiết.
- Cảnh vật: 
+ Bầu trời xám xịt.
+ Mưa, gió xối xả.
+ Cây cối ngả nghiêng, gãy đổ.
+ Nước ngày càng dâng cao, ngập suối, tràn bờ, ngập đường xa, nhà cửa...chảy quần quận.
- Con người: 
+ Cảnh chạy bão lụt: người lớn, trẻ nhỏ.
+ Cảnh chống bão lụt: lực lượng vũ trang.
Tất cả đều hối hả, lo lắng, sợ hãi.
- hậu quả của trận bão lụt.

3. Kết bài:

- Nhận xét và phát biểu cảm tưởng của em về trận bão lụt và tình đoàn kết của nhận dân.