K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LIÊN HƯƠNG

12 tháng 2 2022

Theo LIÊN HƯƠNG

10 tháng 5 2018

Câu a)

Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương - thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

Câu b)

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

26 tháng 2 2020

nhanh lên mấy bạn ơi

12 tháng 10 2022

Thông điệp : Đừng do ganh tị mà tình cảm của anh em bị mờ nhạt, đáng lý người anh phải vui khi người em đoạt giải nhất cuộc thi vẽ, nhưng vì người anh cứ nghĩ minh đã bị bỏ rơi(không có tài năng nào nổi bật), còn ba mẹ thì lại yêu thương em gái hơn, chính vì vậy người anh đã bắt đầu gắt gỏng với em và tình cảm anh em bị mờ nhạt

1 tháng 3 2021

Tác giả muốn nói đến tấm lòng và sựu hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ. Các chú đã tận tụy và trắc nghiệm trong công việc để bảo vệ sự bình yên cho mọi người.

                   k cho mình nhé! Chúc bạn học tốt!

1 tháng 3 2021
Nhớ làm bài học bài cho đủ
11 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhé:

1. Mở bài:

Giới thiệu bài thơ “Tràng giang”

2. Thân bài:

- Khổ 1:

Hai câu thơ đầu:Từ “điệp điệp” từ xưa đến nay thường dùng để hình dung, miêu tả những hình ảnh thiên nhiên như sóng, núi giờ đây được Huy Cận dùng để nói về nỗi buồn => nỗi buồn không còn vô hình mà trở nên hữu hình, cụ thể => dai dẳng, triền miên, thường trực trong tâm trí.

Hai câu thơ cuối: cành củi khô > < dòng sông -> thân phận con người trong xã hội đương thời -> nỗi buồn của một thế hệ thanh niên không tìm ra lối thoát cho đời mình.

- Khổ 2:

Hai câu thơ đầu: nỗi buồn được gợi lên từ mặt nước mênh mông, đôi bờ hoang vắng, từ một cồn nhỏ lơ thơ heo hút, dăm bụi cây phơ phất trong gió lạnh đìu hiu; âm thanh mong manh mơ hồ như từ cõi nào vọng lại làm dấy lên trong lòng lữ khách nỗi khát khao được gặp gỡ và chia sẻ tâm tình.

Hai câu thơ cuối: nỗi buồn đã và đang lan toả ra hết chiều cao, chiều rộng của bến bãi, mặt nước, bầu trời.

- Khổ 3: Toàn cảnh sông nước trời rộng tuyệt nhiên không có bóng dáng của con người -> nỗi buồn của bài thơ này không chỉ là nỗi buồn trước trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn về nhân thế, về cuộc đời.

- Khổ 4: Cánh chim nhỏ là biểu hiện của sự sống và khát vọng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó vẫn không làm cho không gian vơi đi niềm quạnh vắng. Cánh chim nhỏ nhoi, bé bỏng cô đơn và mông lung hơn trước cảnh sông nước mây trời bao la. -> nỗi nhớ  nỗi nhớ quê hương trở nên thường trực và cháy bỏng hơn.

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị của bài thơ Tràng giang.

11 tháng 5 2021

bạn tk nhé 

Từ năm 1930, văn học Việt Nam bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ với sự xuất hiện của làn sóng thơ mới cùng những cá tính sáng tác độc đáo. Các nhà thơ say sưa thể hiện cái tôi cá nhân và không còn bị gò bó trong khuôn sáo cũ kĩ của văn thơ trung đại. Nếu Xuân Diệu luôn mang trong mình nỗi ám ảnh về thời gian thì người bạn tri kỉ của ông, Huy Cận lại luôn chìm đắm trong cảm thức về không gian vũ trụ. Huy Cận tỏ ra rất nhạy cảm với không gian rộng lớn và thời gian vĩnh hằng. Những điều ấy được thể hiện rõ nét trong “Tràng giang”, một trong những bài thơ xuất sắc nhất của ông.

Vào khoảng những năm 1939, Huy Cận theo học tại một trường ở Hà Nội. Ông có thói quen đạp xe dọc đê vào mỗi buổi chiều thứ bảy để hóng gió và ngắm cảnh sông Hồng. Bài “Tràng giang” ra đời trong một buổi chiều như thế. Đứng ở bãi Chèm, nhìn cảnh sông nước mênh mông, nỗi nhớ quê hương, nỗi sầu lo, thương cảm về đất nước về kiếp người cuộn tràn trong tâm trí nhà thơ. Ngay hôm ấy ông đã cho ra đời một bài thơ lục bát, lấy tiêu đề là “Chiều trên sông”. Sau này, Huy Cận đổi tên thành “Tràng giang” và viết lại theo thể thất ngôn tự do, in trong tập Lửa thiêng.

Có thể thấy rằng chính lời đề từ tuy nằm ngoài bài thơ, nhưng lại đúc kết nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả đó chính là ‘Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Có thể coi cảm xúc trong câu thơ này là nguồn thi hứng để thi sĩ sáng tác nên bài thơ “Tràng giang” bất hủ. Dường như nó cũng đã khiến cho không chỉ “cái tôi trữ tình” nặng trĩu nhớ nhung, mà đất trời sông núi cũng tràn ngập bâng khuâng, nhung nhớ. Có lẽ cái độc đáo của câu thơ này chính là sự giao thoa của cả hai nghĩa ấy. Nhà thơ tài năng Huy Cận đã triển khai cảm hứng nêu ở câu thơ để từ một cách hoàn hảo trong suốt thi phẩm của mình.

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song”

Nếu như những câu thơ trên mở ra với hình ảnh những lớp sóng tiếp nối nhau điệp điệp thì ở câu dưới nó lại được đặc tả qua hình ảnh con thuyên xuôi mái theo những luồng nước song song rong ruổi về mãi cuối trời. “Sóng và thuyền” không có gì đáng buồn nhưng chính cụm từ “buồn điệp điệp” đã làm cho cảnh trở nên mênh mông và xa vắng. Từ “điệp điệp” từ xưa đến nay thường dùng để hình dung, miêu tả những hình ảnh thiên nhiên như sóng, núi giờ đây được Huy Cận dùng để nói về nỗi buồn. Điều này làm cho nỗi buồn không còn vô hình mà trở nên hữu hình, cụ thể. Đó là nỗi buồn dai dẳng, triền miên, thường trực trong tâm trí. Câu thơ đã bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình khi đứng trước cảnh trời rộng sông dài.

          “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

          Củi một cành khô lạc mấy dòng.”

Sự đối lập giữa cành củi khô và dòng sông làm người đọc liên tưởng đến thân phận con người trong xã hội đương thời. Có thể thấy nỗi buồn của Huy Cận ở đây không chỉ là nỗi buồn cá nhân mà đó là nỗi buồn của cả một thế hệ thanh niên không tìm ra lối thoát cho đời mình.

Và rồi cho đến khổ thơ thứ hai, bức tranh tràng giang có thêm cảnh, thêm người nhưng nỗi buồn không vơi mà như càng thấm sâu vào cảnh vật:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”

Huy Cận dường như cũng đã tập trung tất cả hình ảnh, nhạc điệu để làm nổi bật lên nỗi buồn thấm thía của con người trước sông dài trời rộng. Có thể thấy rằng nỗi buồn được gợi lên từ mặt nước mênh mông, đôi bờ hoang vắng, từ một cồn nhỏ lơ thơ heo hút, dăm bụi cây phơ phất trong gió lạnh đìu hiu.

Nhà thơ đã lấy ý chữ “đìu hiu” từ một câu thơ trong bài “Chinh phụ ngâm”:

          “Non Kì quạnh quẽ trăng treo

          Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.”

Hơn nữa, cặp từ láy “lơ thơ” và “đìu hiu” càng gợi lên sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn của không gian vũ trụ. Từ làng xa vẳng lại tiếng chợ chiều đang vãn, tuy có hơi hướng con người nhưng âm thanh mong manh mơ hồ như từ cõi nào vọng lại làm dấy lên trong lòng lữ khách nỗi khát khao được gặp gỡ và chia sẻ tâm tình.

Có lẽ nỗi buồn đã và đang lan toả ra hết chiều cao, chiều rộng của bến bãi, mặt nước, bầu trời. Ở đây, người đọc bắt gặp những cảm nhận hết sức tinh tế, kì diệu của nhà thơ đó là cách cảm nhận về độ cao, độ sâu đến rợn ngợp của bầu trời và khoảng cách vô tận giữa trời và nước. Cách dùng từ “sâu chót vót” tạo nên ấn tượng sông thêm dài, trời thêm rộng và bến sông vốn đã vắng vẻ lại càng cô liêu hơn, quạnh quẽ hơn.

“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”

Cảnh vật vẫn hết sức quạnh vắng. Toàn cảnh sông nước trời rộng tuyệt nhiên không có bóng dáng của con người: “không một chuyến đò” và cũng không có lấy một nhịp cầu nối giữa đôi bờ tạo nên sự gần gũi giữa con người với con người mà chỉ có thiên nhiên với thiên nhiên xa vắng hoang vu. Vì vậy, nỗi buồn của bài thơ này không chỉ là nỗi buồn trước trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn về nhân thế, về cuộc đời.

Sang đến khổ thơ thứ tư:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khỏi hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Từ “buồn điệp điệp”, “sầu trăm ngả” ở những khổ thơ trên, đến đây nỗi sầu thi sĩ đã dâng lên trùng trùng, “lớp lớp” tràn ngập cả bầu trời. Trong văn chương Việt Nam cánh chim là một thi tứ quen thuộc để miêu tả buổi chiều. Nhưng trong “Tràng giang”, dường như cánh chim ấy có phần nhỏ bé và cô đơn hơn bởi nhà thơ đã đặt nó trong một không gian rộng lớn và bao la của vũ trụ. Cánh chim nhỏ là biểu hiện của sự sống và khát vọng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó vẫn không làm cho không gian vơi đi niềm quạnh vắng. Cánh chim nhỏ nhoi, bé bỏng cô đơn và mông lung hơn trước cảnh sông nước mây trời bao la. “Dợn dợn” là từ láy vô cùng sáng tạo, gợi cảm giác về một nỗi buồn miên man, vô hạn. Nếu ở “Hoàng Hạc lâu”, Thôi Hiệu cần mượn khói sóng để bộc lộ nỗi nhớ quê hương thì ở đây, Huy Cận “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Có thể thấy, nỗi nhớ dường như trở nên thường trực và cháy bỏng hơn.

Như vậy, đi suốt bài thơ là một nỗi buồn triền miên, vô tận. Nỗi buồn của bài thơ này cũng như phần nhiều nỗi buồn của các nhà thơ mới trong những năm thời thuộc Pháp. Về nội dung, bài thơ đem đến người đọc bức tranh thiên nhiên sông nước gần gũi quen thuộc nhưng vắng lặng và bức tranh tâm trạng mang trĩu nặng nỗi sầu. Cùng với đó là niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, lòng yêu nước tuy thầm kín nhưng không kém phần thiết tha của nhà thơ. Về nghệ thuật, bài thơ đặc sắc ở chỗ nó có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. Cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường thi nhưng “Tràng giang” vẫn là bài thơ mang nét hiện đại khi sử dụng những hình ảnh gần gũi, tầm thường để qua đó bộc lộ cảm xúc, nỗi niềm của nhân vật trữ tình. Đây cũng là nét độc đáo điển hình trong phong cách thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám.

10 tháng 8 2021

1. Câu thơ được trích trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác năm 1939.

2. Các từ miêu tả cảm xúc của tác giả: xa cách, tưởng nhớ. 

Qua đó gợi ra tình cảm yêu thương và nhớ quê da diết của tác giả.

3.

Em tham khảo:

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Chính nỗi nhớ quê hương thiết tha đã bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Ôi! Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Câu đặc biệt+ Thán từ: In đậm nghiêng

1. Đọc đoạn văn sau. Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn.- Chị ! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé !Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má :- Chị sẽ là chị của em mãi mãi !Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là...
Đọc tiếp

1. Đọc đoạn văn sau. Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn.

- Chị ! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé !

Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má :

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi !

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng màu xuân. Một năm mới bắt đầu.

2. Nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.

3. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1.

4. Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1:

a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?

b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?

c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?

 

0
Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi (câu 1 đến câu 3)“Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son.”(Ngữ văn 7, Tập 1)Câu 1 (2,0 điểm). Bài thơ có tên là gì? Tác giả của bài thơ là ai? Bài thơ có mấy lớp nghĩa? Đó là những lớp nghĩa nào?Câu 2 (1,0 điểm). Tìm các cặp quan hệ từ có mặt trong bài thơ trên? Hãy đặt một câu có sử dụng cặp...
Đọc tiếp

Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi (câu 1 đến câu 3)

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

(Ngữ văn 7, Tập 1)

Câu 1 (2,0 điểm). Bài thơ có tên là gì? Tác giả của bài thơ là ai? Bài thơ có mấy lớp nghĩa? Đó là những lớp nghĩa nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Tìm các cặp quan hệ từ có mặt trong bài thơ trên? Hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ em vừa tìm được?

Câu 3 (1,0 điểm). Trong thời gian phong tỏa do dịch bênh Covid -19, tình trạng xâm phạm, bạo hành phụ nữ, trẻ em tăng lên. Vậy em sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em ?

Đọc kĩ bài ca dao sau và trả lời câu hỏi (câu 4)

“Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân Chùi rồi lại vứt ra sân Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”

(Ca dao)

Câu 4 (1,0 điểm). Hãy cho biết biện pháp tu từ và nội dung của bài ca dao trên?

0

`-` Tác giả đã mở đầu văn bản bằng cách kể lại `1` câu chuyện ngụ ngôn 

(tương truyền rằng, hồi còn trẻ, một lần Thánh Au-gu-xtinh (Augustine) ngồi cô đơn và tĩnh lặng trong vườn, vẳng nghe thấy bên tai giọng nói thầm thì của một em bé: "Hãy cầm lấy và đọc!". Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc. Từ hôm đó, được thúc đẩy bởi một sứ mệnh có tính chất mặc khải, ông đi sâu nghiên cứu triết học, và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại. - Trích "Hãy cầm lấy và đọc")

Tác dụng của cách mở đầu đó: Giúp văn bản lôi cuốn được người đọc, người đọc sẽ suy nghĩ sâu hơn về ngụ ý của văn bản ngụ ngôn, khơi gợi sự hứng thú với văn bản của người đọc.

Hiu hiu bài này tớ dự giờ hơn 2 tuần rồi khó đào lên lắm ;-;;;

`-` Từ cách mở đầu đó, tác giả đã liên hệ về vấn đề đọc sách, thực trạng và vai trò của sách.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Cảm nhận về cái tôi của tác giả Y Phương: Một cái tôi tinh tế, nhạy cảm với cái nhìn độc đáo, mới lạ, chứa đựng sự sự say mê cùng với những rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của trời đất.