K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2022

mong giúp với ạ

 

10 tháng 2 2022

THAM KHẢO:

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về tấm gương không chịu thua số phận

Ví dụ:
Việt Nam ta là một đất nước vượt qua bao gian khổ và khó khăn, bước qua gian nan con người mới trưởng thành và phát triển hơn. Có bao nhiêu tấm gương đã vượt lên số phận để học tập thành công và được nhiều người than phục, nể phục với nghị lực vươn lên của họ.
II. Thân bài: suy nghĩ của em về những con người vượt lên số phận
1. Giới thiệu về những con người vượt lên số phận

Những con người vượt lên số phận là aiNhững con người ấy có hoàn cảnh như thế nàoHoàn cảnh của những người ấy có gì khiến ta phải bận lòngSố phận của những con người ấy ra sao

2. Hành trình vượt lên số phận của những con người ấy như thế nào

Họ đã gặp phải những khó khăn gì trong cuộc sốngNhững thử thách nào đã cản trở những bươc chân của những con người nghị lực ấyHọ đã vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống như thế nào

3. Nghị lực của học trong cuộc sống và học tập

Biểu hiện của họ trong cuộc sốngBiểu hiện của họ trong học tậpNhững biểu hiện và nghị lực ấy đã giúp gì cho họ trong cuộc sống và học tập

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về những con người vượt lên số phận để có cuộc sống tươi đẹp

10 tháng 2 2022

không biết ạ

10 tháng 2 2022

ko biết đừng nhắn

15 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!!

 

DÀN Ý

A, MB:

- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau

- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn

B, MB:

1. Giải thích câu tục ngữ:

- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.

- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.

- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.

2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:

- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính

- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ

3, Mở rộng về học sinh

- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. 

- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương

c, KB

Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.

15 tháng 2 2021

(1) Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

(2) Thân bài:

Giải thích câu tục ngữ:

Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.

Nguồn: Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.

Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động

Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.

Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay):

Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày" phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

- Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…

- Bài học rút ra từ câu tục ngữ:

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc

Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh

Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài

Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

(3) Kết bài:

Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.

Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.

15 tháng 2 2022

mb:

Dẫn dắt vấn đề với chủ đề của đề bài:

+ Trong cuộc sống , con người chỉ thông minh thôi chưa đủ mà phải còn có sự sáng tạo.

+ gt ........

tb:

+ lm rõ vấn đề: sự sáng tạo là gì , tại sao con người cần có sự sáng tạo trong cuộc sống .

+ sự quan trọng của việc biết sáng tạo là như thế nào?

+  sự sáng tạo giúp ích gì cho mọi người và những người xung quanh ta

+ nếu con người không có sự sáng tạo thì họ sẽ là sao?

+ Liên hệ thực tế: xh , cộng đồng mọi người đã có sự sáng tạo chưa 

kb:

+ khẳng định vấn đề lại , nhấn mạnh hơn về sự sáng tạo

12 tháng 1 2022

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, em đã cảm nhận được sự yêu thương, tình cảm vô giá mà bố mẹ dành cho em. Không những thế, khi đến tuổi đi học, em lại được đón nhận một tình cảm đáng quý từ thầy cô. Thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai của em.
Bây giờ em đã là học sinh lớp 5- lớp cuối cấp, cũng là lớp lớn nhất trường. Trong suốt hơn bốn năm học, em đã gặp gỡ biết bao thầy cô giáo nhưng không hiểu sao lúc nào trong tâm trí em cũng hiển hiện hình ảnh của cô hiệu phó. Cô tên là Trần Thị Ngọc Ngân. Cô có dáng người cao, thân hình thon thả cùng với mái tóc ngắn bồng bềnh, óng mượt. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng em cùng với nụ cười tỏa nắng. Làn da của cô trắng, mịn màng rất đẹp.
Ở câu lạc bộ năng khiếu, cô là người dạy chúng em phân môn Luyện từ và câu và Cảm thụ văn học. Mỗi khi cô giảng bài, em rất thích thú vì được nghe giọng nói truyền cảm, trầm ấm của cô. Những buổi sáng thứ hai đầu tuần, cô đến trường với bộ áo dài thướt tha. Đứng trên bục lễ đài, cô nhận xét kĩ lưỡng tình hình trường lớp trong tuần rồi ân cần dặn dò, chỉ bảo chúng em từng li từng tí với ánh mắt, cử chỉ đầy tình cảm thân thương. Cô như là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ đất Việt.
Em rất yêu cô. Em và các bạn cố gắng làm cho cô vui lòng, mong muốn để lại cho cô những ấn tượng đặc biệt trước khi lên cấp hai.
Đối với em, niềm hạnh phúc lớn là được cắp sách đến trường, được sống trong vòng tay ấm áp của các thầy cô và nhất là được nghe những lời khuyên bảo, giảng dạy ngọt ngào của cô. Em sẽ luôn trân trọng tình cảm đáng quý đó và sẽ không làm điều gì để cô phải phiền lòng.
Không chỉ riêng cô, tất cả các thầy cô trong mái trường mến yêu này đều là những người cha, người mẹ thứ hai của em. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ cho chúng em bay xa, bay cao đến một tương lai tươi sáng. Thầy cô như những người lái đò, đưa từng thế hệ học sinh cập bến bờ tri thức vô tận. Chúng em sẽ luôn nỗ lực học tập và rèn luyện đạo đức, không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt của các thầy cô.

12 tháng 1 2022

cho mình hỏi cái bài này có đúng với cái yêu cầu người thắp lên ngọn lửa linh hồn không vậy

22 tháng 5 2022

Tham khảo

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

2. Thân bài

* Giải thích khái niệm:

-Trong sáng là gì?

-Sự trong sáng trong tiếng Việt là gì?

-Có những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt

-Không pha tạp, hòa nhập nhưng không hòa tan

-Sự sáng tạo phải tuân theo quy tắc

-Đảm bảo tính văn hóa, lịch sự, đạo đức trong tiếng Việt

* Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

-Tôn trọng và giữ gìn giá trị của tiếng Việt

-Cân nhắc trong sử dụng tiếng Việt, không lai tạp tùy tiện

-Thường xuyên rèn luyện sử dụng tiếng Việt

-Sử dụng tiếng Việt một cách chuẩn mực, lịch sự

3. Kết bài

Khẳng định vai trò của việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của chúng ta, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước.

Bài làm

Đã là người con của dân tộc Việt Nam, ai cũng có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng đặc biệt hơn cả là giới trẻ ngày nay. Bởi đây là thế hệ có tư tưởng mở, dễ tiếp thu, dễ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các tư tưởng bên ngoài, đồng thời đây cũng là chủ nhân tương lai của đất nước. Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vì đây là thứ ngôn ngữ mẹ đẻ, là thứ để phân biệt giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới. Để thực hiện được trọng trách này, trước hết giới trẻ phải có sự tôn trọng tiếng nói, ý thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Nếu không nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến những sai lệch trong bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó phải tích cực trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, làm phong phú thêm khả năng tiếng Việt của chính bản thân mình. Bởi vậy, chúng ta cần sử dụng lời ăn tiếng nói một cách đúng đắn, không nói năng hàm hồ, dùng từ thô thiển, kích động.