K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỌC HIỂU 2 (3.0 điểm)Đọc kỹ những câu thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịchChẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôiThương lắm những giọt mồ hôi trong lớp áoAi đã thử rồi... đã biết khổ cùng nhauNgày Tết đã trôi mau, nỗi đau thì còn đóCuộc chiến vẫn xoay vòng, mong mỗi sự bình anNgười người còn lầm than... sao lo riêng thân mình được...
Đọc tiếp

ĐỌC HIỂU 2 (3.0 điểm)
Đọc kỹ những câu thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịch
Chẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôi
Thương lắm những giọt mồ hôi trong lớp áo
Ai đã thử rồi... đã biết khổ cùng nhau
Ngày Tết đã trôi mau, nỗi đau thì còn đó
Cuộc chiến vẫn xoay vòng, mong mỗi sự bình an
Người người còn lầm than... sao lo riêng thân mình được nữa
Hôn con rồi đi với trái tim rực lửa
Mai chị có về sau trận chiến vinh quang?
(Theo Youmed.vn, Dược sĩ Tạ Hoàn Thiện Quân, Bầu ơi thương lấy bí cùng)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?
Câu 2. Trong hoàn cảnh khó khăn thời điểm dịch bênh Covid-19, chúng ta lại thấy
những điều cảm động nào?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau:
Thương lắm đồng nghiệp tôi miệt mài trong tâm dịch
Chẳng kịp tội thân mình, chẳng kịp nghĩ xa xôi
Thương lắm những giọt mồ hôi trong lớp áo

Ai đã thử rồi... đã biết khổ cùng nhau
Câu 4. Hai câu thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?
Hôn con rồi đi với trái tim rực lửa
Mai chị có về sau trận chiến vinh quang?

0
  ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học....
Đọc tiếp

 

 ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:

          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37000 trường trung học trên toàn quốc. Người Mĩ chúng ta giờ đây yêu danh hiệu hơn những thành công thực sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và ta sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị thế tốt hơn trong xã hội.

          Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em làm những gì mình thích, tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực chứ không phải thứ từ trên trời rơi xuống. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình  khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê  và hãy giữ chắc nó  bằng cả hai bàn tay… Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt”.

                               (Trích bài phát biểu  của David Mc Cullough trong lễ tốt nghiệp trung học trường Wellesley 2012- Theo Tuổi trẻ)

      Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

       Câu 2: Anh /chị hiểu thế nào về câu: “Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. “

      Câu 3: Tại sao tác giả lại nói :”Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em”

      Câu 4: Anh chị rút ra được những bài học nào trong cuộc sống  từ bài phát biểu trên?

0
Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:  Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cảnhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy,những dòng kênh xanh biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàngrực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêucả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu nắng chiều tà...
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
  Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả
nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy,
những dòng kênh xanh biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng
rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu
cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu nắng chiều tà trải màu
vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi…
Tản văn -Nguồn sách Nâng cao Ngữ Văn- Mai Văn Tạo
Câu 1 (1,0 điểm): Cho biết ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.  


Câu 2 (0,5 điểm): Tác giả thể hiện tình yêu quê của mình qua những hình ảnh nào?


Câu 3 (1,0 điểm): Xác định từ láy và đặt câu với từ láy có trong đoạn trích?
Câu 4 (1,0 điểm): Xác định trạng ngữ và cho biết chức năng của nó trong câu sau:
“Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả nhưng
trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những
dòng kênh xanh biếc vẫn lặng lờ trôi.”
Câu 5 (1,5 điểm): Viết đoạn văn từ 5- 7 câu nêu cảm nhận của em về nội dung của
đoạn văn trên và bài học rút ra?

 giúp mình với 🤔

0
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.Ban...
Đọc tiếp


I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dai Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích cấu tạo câu “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.”. Cho biết mục đích của thành phần phụ trong câu?
Câu 5 (1,0đ). Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng.

 

1
16 tháng 8 2021

1. PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

2. Tác giả sử dụng chi tiết: 

- Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

- Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

3. Biện pháp tu từ: so sánh.

Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của bầu trời đêm. 

4. Cấu tạo:

- Trạng ngữ: Chiều chiều, trên bãi thả

- Chủ ngữ: đám trẻ mục đồng chúng tôi

- Vị ngữ: hò hét nhau thả diều thi

➙ Câu đơn

➙ Thành phần phụ trạng ngữ. Mục đích: bổ sung cho nòng cốt câu.

5. Tham khảo

Cánh diều tuổi thơ với bao kỉ niệm, kí ức tươi đẹp sẽ theo tác giả tới suốt cuộc đời. Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của cuộc sống. Con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có một khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống như cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiếc đấu cho cuộc đời chúng ta.

Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:                        Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh xanh biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya....
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

                        Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh xanh biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi…

                 Mai Văn Tạo;  Tản văn -Nguồn sách Nâng cao Ngữ Văn

        a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?                                                                

b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn?                                                                       

c) Tìm cụm danh từ có trong câu “Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh xanh biếc vẫn lặng lờ trôi.?                                                                           

d) Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Phần Tập làm văn

Câu 1: (3,0 điểm):   Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của niêu thần trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.                                                     

          Câu 2: (5 điểm)     Hãy kể về con vật mà em yêu thích.

3
20 tháng 1 2023

a, PTBĐ chính: Biểu cảm

b, Từ láy: mênh mông, cuồn cuộn, lặng lờ, mù mù, thăm thẳm, nghiêng nghiêng

c, Cụm DT: Những năm tháng xa quê, những dòng sông quê, những dòng kênh xanh

d, Đoạn văn nói về tình cảm yêu quê hương tha thiết của tác giả dù có đi xa quê

Phần tập làm văn em tự làm nha!

20 tháng 1 2023

Dàn ý cho phần tập làm văn của bạn nhé.

Câu 1:

Mở đoạn:

- Giới thiệu truyện cổ tích "Thạch Sanh".

Mẫu: Tuổi thơ em lớn lên cùng với biết bao câu truyện cổ tích ý nghĩa, một trong đó là "Thạch Sanh Lý Thông".

Thân đoạn:

- Nội dung câu truyện:

+ Kể về số phận chàng trai tên Thạch Sanh.

+ Thể hiện công lý người tốt luôn thắng kẻ ác.

- Dẫn dắt vào ý nghĩa của niêu thần trong truyện:

+ Thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.

+ Bày tỏ sự hưng thịnh về nền nông nghiệp, sự tự hào của nông dân về một nguồn lương thực (gạo) đáng quý.

+ Ẩn dụ ngọn lửa dũng cảm, yêu nước không bao giờ tắt của nhân dân.

Kết đoạn:

- Tổng kết.

Câu 2:

(Làm con mèo cho nó thân thuộc nhé)

Mở bài:

- Giới thiệu con vật đó.

+ Lý do mình biết đến nó.

Thân bài:

- Giới tính của mèo.

- Mèo về nhà em từ bao giờ?

- Ngoại hình chú mèo:

+ Bộ lông: mềm mại, khi sờ vào như một tấm vải lụa,..

+ Dáng đi: uyển chuyển, nhanh nhạy,... (thêm hoạt động bắt chuột của chú)

+ Mặt: nhỏ xinh,..

+ Mũi: ươn ướt, màu hồng, nho nhỏ,..

+ Tai: mềm, màu trăng trắng,..

+ Râu: dài như cước, màu trắng,..

+ Đuôi: dài khoảng 3 cm, lúc nào cũng làm điệu ngoe nguẩy,..

- Tình cách của chú mèo?

+ Kể những hoạt động của em và chú.

-> Khi em học bài.

-> Khi em vừa đi học về.

-> ....

Kết bài:

- Tình cảm em dành cho chú mèo?

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn[2], bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. "

Tác giả đã tái hiện nhân vật thông qua những phương diện nào? 

1

Tác giả đã tái hiện nhân vật thông qua những phương diện: Ngoại hình, cử chỉ, hành động. -> Khái quát đặc điểm về phẩm chất và tính cách của nhân vật

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 3: Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Nêu tác dụng?

Câu 4: Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta qua đoạn trích là gì?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 3: Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Nêu tác dụng?

Câu 4: Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta qua đoạn trích là gì?

1
13 tháng 5 2022

C1:ptbđ chính là biểu cảm.

C2:nói lên sự khó khăn và vất vả của những người chiến sĩ đổ mồ hôi,xương máu để bảo vệ tổ quốc.

C3:Biện pháp tu từ điệp ngữ"mồ hôi rơi" để nhấn mạnh những khó khăn,vất vả của người chiến sĩ.

C4:Thông điệp bạn tự làm