K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

Thanh Hải nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sông Hương Núi Ngự đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ trong trẻo mà đằm thắm, suốt đời gắn bó với cách mạng với quê hương đất nước tới hơi thở cuối cùng. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là tác phẩm nổi bật của ông. Đọc bài thơ người đọc rất ấn tượng với khổ thơ đầu của bài thơ:"Mọc giữa dòng sông xanh/Tôi đưa tay tôi hứng"Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt trước khi nhà thơ sắp vĩnh biệt cuộc đời. Vậy mà bài thơ vẫn rất trẻ trung và đầy khát vọng cống hiến. Bài thơ được cấu tạo theo mạch cảm xúc dạt dào của tác giả. Bằng sự quan sát tinh tế các giác quan nhạy cảm nhưng hơn thế là cả một tấm lòng yêu quê hương Thanh Hải đã vẽ bức tranh xuân thật nhẹ nhàng đằm thắm giản dị nhưng hết sức thơ mộng:"Mọc giữa dòng sông xanh/Hót chi mà vang trời"Tín hiệu mùa xuân đã về được nhà thơ cảm nhận bằng thị giác: trên dòng sông xanh của quê hương mọc lên một bông hoa tím biếc. Màu xanh của sông làm nền tô điểm cho màu hoa tím biếc. Động từ "mọc" nằm ở đầu câu thơ gợi tả sự ngạc nhiên vui thú là niềm vui hân hoan đón chào mùa xuân đến. Bông hoa tím biếc mang đặc trưng của xứ Huế thâm trầm, mang đặc trưng của chiếc áo dài Huế. Bông hoa ấy có thể là hoa lục bình hoặc hoa súng mà ta vẫn thường gặp và được cảm nhận qua sự say mê ngắm nhìn của Lê Anh Xuân:"Hoa lục bình tím cả bờ sông"Sắc xanh, màu tím biếc đã tạo nên bức tranh xuân với những đường nét chấm phá mặn mà đằm thắm. Đó là bức tranh đa chiều mà nhìn vào con người như đọc được điệu hồn quê hương.Không gian của mùa xuân được mở rộng theo chiều cao, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe tiếng chim chiền chiện hót trên bầu trời trong trẻo. Từ "ơi" nằm ở đầu dòng thơ là tiếng gọi ngọt ngào xúc động biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe âm thanh của tiếng chim. Tiếng chim chiền chiện hót gọi xuân về hay tiếng lòng náo nức của người dân xứ Huế của người dân đất Việt trước xuân sang. Tiếng chim ngân vang rung động đất trời đem niềm vui hân hoan trong lòng người.Ngắm dòng sông ngắm bông hoa đẹp nghe tiếng chim hót nhà thơ bồi hồi sung sướng bất giác đưa tay ra hứng từng giọt âm thanh từng giọt sương sớm hay từng giọt mưa xuân long lanh:"Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng"Cử chỉ của nhà thơ bình dị mà trân trọng là cử chỉ thể hiện sự xúc động sâu xa. Đó là sự liên tưởng đầy chất thơ qua nghệ thuật chuyển đổi cảm giác thính giác thị giác xúc giác đã được huy động để cảm nhận những hình khối thẩm mỹ của âm thanh.Huế đẹp thơ mộng đã đi vào lòng người đã đi vào thơ ca muôn thuở, mùa xuân xứ Huế đã là đề tài để thi sĩ Hàn Mặc Tử viết nên "mùa xuân chín" cách bài thơ mùa xuân nho nhỏ gần nửa thế kỉ:"Trong làn nắng ửng khói mơ tan/Trên giàn thiên lí bóng xuân sang"Như vậy, qua khổ thơ đầu của bài thơ Thanh Hải đã gợi lên trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên xứ Huế vào mùa xuân. Bức tranh ấy có bông hoa màu tím, có tiếng chim hát vang trời. Người đọc không thể không thốt lên rằng : Ôi , mùa xuân của Thanh Hải mới tươi đẹp làm sao !

Phép lặp : bài thơ

Phép thế: Thanh Hải - nhà thơ

Câu phủ định : Người đọc không thể không thốt lên rằng : Ôi , mùa xuân của Thanh Hải mới tươi đẹp làm sao !

17 tháng 5 2023

    Mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải viết:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi”.

Đầu tiên, ta có thể thấy rõ bức tranh mùa xuân của thiên nhiên trong sáng, dịu dàng, đằm thắm. Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ qua từ “mọc” để nhấn mạnh sự tồn tại, sự xuất hiện, một sức sống tiềm tàng, sự vươn lên của bông hoa. Giữa không gian rộng lớn của dòng sông chỉ có một bông hoa nhưng không hề gợi sự lẻ loi mà nó lại hiện lên đầy sống động, lung linh, tràn đầy sức xuân. Trong bức tranh mùa xuân ấy, có màu xanh của dòng sông, màu tím biếc của bông hoa và đây đều là những gam màu hài hoà, dịu nhẹ, tươi tắn, đặc trưng của xứ Huế (màu tím). Không chỉ có hình ảnh mà còn có âm thanh là tiếng hót của chim chiền chiện - loài chim của mùa xuân, rộn rã, tươi vui. Ông dùng biện pháp nói quá qua từ “vang trời” để cho thấy tiếng hót rất là vang, trong trẻo, bay xa của chim chiền chiền và biện pháp nhân hoá “ơi” để thể hiện sự gần gũi, thân thương, mang nhiều sắc thái biểu cảm như một lời trách yêu. Hình ảnh “Giọt long lanh rơi” được hiểu theo nghĩa tả thực là giọt nước, giọt mưa xuân, giọt sương mai trong vắt rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá, còn theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là giọt âm thanh. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (được cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt có hình khối và màu sắc “long lanh” (được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác). Tiếng hót của chim chiền chiện ngân vang cả đất trời nhưng không tan biến vào không trung. Ôi, khung cảnh thiên nhiên thật tươi đẹp biết bao! Tiếp đến là cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Động từ “hứng” thể hiện sự nâng niu trân trọng, thiết tha trìu mến của thi nhân đối với vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đó, câu thơ cho thấy cảm xúc say sưa ngây ngất trước cảnh xứ Huế vào xuân và mong muốn hóa thân vào thiên nhiên đất trời của tác giả. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa xuân và cảm xúc của nhà thơ đã được khắc hoạ thành công.

19 tháng 2 2021

Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!

8 tháng 3 2022

Á

14 tháng 2 2022

tk:Khi xưa, trong đêm đen của kiếp sống nô lệ, nhà thơ Tố Hữu – một người con xứ Huế đã từng viết:

Tôi nện gót trên đường phố Huế
Dửng dưng không một cảm tình chi
Không gian sặc sụa mùi ô uế
Như nước dòng Hương mãi cuốn đi.

Đó là Huế trong quá khứ nô lệ đen tối, lầm than.Thời nay,trong hiện tại, Huế đã đổi khác, đang hối hả nhịp chiến đấu, xây dựng cùng đất nước:

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

Thanh Hải đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân đất nước tuyệt đẹp với sức xuân phơi phới, từ đó làm nổi bật lên sức sống mãnh liệt của đất nước. Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận và tái hiện khung cảnh mùa xuân của đất nước qua hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng là "người cầm súng" và "người ra đồng". Sức xuân nảy nở nơi những con người chiến đấu và lao động – hai mẫu người gắn liền với chiều dài lịch sử phát triển của đất nước. Họ là những con người cụ thể, những con người làm nên lịch sử với hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước ta trong suốt quá trình phát triển lâu dài: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Điệp ngữ “mùa xuân” không chỉ gợi tả khung cảnh thiên nhiên đất trời lúc vào xuân mà còn thể hiện được sức sống, sức trẻ tràn đầy của đất nước sau chiến tranh. Mùa xuân đến mang đến tiếng gọi của những cố gắng mới và hi vọng mới, mang đến tiếng gọi của đất nước, của quê hương đang trên đà đổi thay, phát triển. Những tiếng gọi lặng lẽ tới từ mùa xuân làm thức dậy con người, làm trái tim con người như bừng lên rạng rỡ trong không khí sôi nổi của đất nước, của muôn cây cỏ đã đi theo người lính vào chiến trường, sát kề vai, đã cùng người lao động hăng say ngoài đồng ruộng. Mùa xuân không những chắp thêm đôi cánh sức mạnh cho con người mà còn chuẩn bị cho con người những “lộc” non tươi mới, căng tràn nhựa sống. “Lộc” là nhành non chồi biếc của cỏ cây trong mùa xuân. “Lộc” không chỉ là hình ảnh tả thực mà con mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đầy cam go và ác liệt. Đối với người nông dân “một nắng hai sương”, “lộc” là những mầm xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. Nhưng đặc biệt hơn cả, “lộc” là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy những hoài bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người – tâm hồn của người lính dũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần cù, hăng say tăng gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hi vọng ngày mai. Phải chăng mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của Tổ quốc thân yêu?

1 tháng 6 2020

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

“Ta làm…

… xao xuyến”

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các h/a “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các h/a ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

=> Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

30 tháng 5 2021

Em tham khảo !

Khổ thơ thứ hai bài thơ Mùa xuân nho nhỏ nói với ta chân thực, sâu sắc về mùa xuân đất nước. Nhà thơ Thanh Hải đã vô cùng thành công khi sử dụng hình ảnh liệt kê độc đáo: người cầm súng, người ra đồng. Họ là những người làm nên mùa xuân ,làm nên vẻ đẹp của đất nước. Người cầm súng chính là người bảo vệ tổ quốc nên lộc họ mang theo là lộc của hòa bình. Chiếc súng mang trên lưng người lính vốn đai diện cho chiến tranh lại trở nên thật thi vị dưới ngòi bút của Thanh Hải. NGười ra đồng thì gắn với lộc trên nương. Đó là lúa chín vàng, là bao ngày lao động mệt nhọc của người nông dân để làm nên hạt gạo dẻo thơm. Điệp khúc "Tất cả như" là tiếng ca, tiếng hát rộn rã thúc giục con người tiến bước, đi lên trong khi thế, tinh thần. Cái hối hả, xôn xao ấy cũng là cái náo nức của lòng người. Chao ôi, ta yêu, yêu biết mấy mùa xuân đất nước chứa chan những cảnh, những người để từ đó cố gắng dựng xây, cống hiến cho quê hương với mùa xuân đất nước lớn lao!