K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Vì nếu tham khảo cả đoạn thì hơi dài nên chị xem dàn ý này nếu có ý mà chị thấy hay thì bổ sung vào bài làm nhé !!!

1. Mở bài

Sơ lược về Phan Bội Châu.Giới thiệu Lưu biệt khi xuất dương.

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đề: Quan niệm về chí làm trai trong thời đại mới:

 

- Thân nam nhi sống ở trên đời phải tạo ra được chữ “lạ” cho riêng mình, không cam chịu cuộc sống bình thường mờ nhạt, mà phải có lý tưởng cao đẹp, những ước mơ và kỳ vọng lớn, tráng chí ở bốn phương.

- Dám tự thách thức bản thân mình vượt ra khỏi cái vòng an toàn, vượt qua được chướng ngại chi ly, được mất để đạt được những thành công lớn, làm nên sự nghiệp hiển hách, phi thường, khác lạ mà hiếm kẻ làm được.

- “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Thể hiện ý chí mạnh mẽ, thái độ hiên ngang, ý muốn thách thức, ngang tầm với vũ trụ, rằng thân trai tráng cần phải nắm chắc và tự quyết định lấy vận mệnh cuộc đời một cách quyết liệt và mạnh mẽ.

b. Hai câu thực: “Trong khoảng trăm năm cần có tớ/Sau này muôn thuở há không ai” chính là nhận thức của tác giả về trách nhiệm của người làm trai với đất nước, dân tộc, là món nợ công danh cần phải đáp đền.

- Khoảng thời gian “trăm năm”,ngụ ý chỉ về một kiếp người và gợi nhắc về một thế kỷ biến động của dân tộc.

- “Trong khoảng trăm năm cần có tớ” là ngụ ý của tác giả về tầm quan trọng của bản thân trong công cuộc phục hưng, bảo vệ đất nước.

- “Sau này muôn thuở há không ai?” lại là một câu hỏi ngỏ, thể hiện sự kỳ vọng, cũng như sự khích lệ của tác giả đối với tầng tầng lớp lớp các thế hệ thanh niên và mai sau nữa.

 

c. Hai câu luận: tầm nhận thức tân tiến của một nhà nho yêu nước, một nhà cách mạng kiểu mới trước tình hình dân tộc.

- “Non sông đã chết” đó là cái chết của chủ quyền dân tộc, chủ quyền lãnh thổ và sự suy tàn của chế độ phong kiến.

- “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”, nhìn thẳng vào vấn đề, bóc trần sự tụt hậu của nho học, vạch rõ nguyên nhân khiến đất nước lâm vào tình trạng yếu hèn.

- Việc phủ nhận nền Nho học vốn đã gắn bó với mình bao nhiêu lâu ấy quả thực là nỗi đau xót vô cùng lớn của tác giả, nhưng với nhân cách cũng như lý tưởng cao đẹp và lòng quyết tâm của một chí sĩ yêu nước, thì không nỗi đau nào vượt qua được nỗi đau mất nước. Mà với tư cách người làm trai, ông lại càng phải thể hiện vai trò phục hưng Tổ quốc bằng con đường tiên tiến chứ không phải là ôm mãi giấc mộng huy hoàng đã qua.

=> Thấy được tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ và tự do của một chí sĩ yêu nước chân chính, sẵn sàng hy sinh tất cả, nén nhịn nỗi đau cá nhân vì lợi ích của dân tộc, của đất nước, để hoàn trả món nợ công danh.

d. Hai câu thơ kết “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” chính là hình ảnh người chí sĩ yêu nước lên đường vượt biển xa quê hương để tìm tới chân trời mới, học hỏi những kiến thức mới để quay về phụng sự cho Tổ quốc, dân tộc với phong thái hiên ngang và tự tin vô cùng.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ.

21 tháng 1 2022

em cảm ơn

4 tháng 3 2022

Quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống c̠ủa̠ con người. Quê hương, xứ sở như một mảnh tình con theo ta đến suốt cuộc đời. Dù có đi đâu thì quê hương cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức c̠ủa̠ mỗi người. Quê hương – hai tiếng đơn sơ mà cũng thật ấm áp ѵà gần gũi vô ngần. Quê hương chính Ɩà nơi chôn nhau cắt rốn của ta, Ɩà nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. Có một điều không thể phủ nhận rằng bất kể đi tới đâu người ta cũng luôn nhớ về quê hương ѵà hướng về mái ấm gia đình.Quê hương dạy ta biết lớn khôn ѵà trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Đó cũng chính Ɩà lí do vì sao quê hương trở nên thân thương ѵà ấm áp đến lạ thường. Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình ѵà rồi trở thành dòng suối mát Ɩành tắm mát ѵà gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.

4 tháng 3 2022

Thiếu phần vai trò á bạn

20 tháng 3 2022

phần 2 bài thơ nào?

20 tháng 3 2022

Bài thơ "nói với con"

19 tháng 5 2021

Tham khảo

 

Con người ai cũng có những đức tính tốt đẹp, nhân phẩm giá trị, trong đó lòng tự trọng là yếu tố quan trọng để đánh giá 1 con người.

Lòng tự trọng được hiểu là gì? Lòng tự trọng chính là sự coi trọng danh dự, phẩm chất của bản thân. Người có lòng tự trọng tự đánh giá được giá trị của bản thân, đứng đâu trong xã hội, giữ gìn những phẩm chất của bản thân không người khác xâm phạm. Trong giao tiếp và ứng xử, lòng tự trọng sẽ giúp con người đối xử với nhau có chừng mực và có văn hóa, tôn trọng lẫn nhau chính là cách để giữ gìn một mối quan hệ tốt đẹp.

Lòng tự trọng có nhiều lợi ích, lòng tự trọng thường đi với cái tôi của cá nhân. Người có lòng tự trọng thường cũng có sự trung học, ví dụ không học bài cũng sẽ không xem bài bạn trong giờ kiểm tra, giữ chữ tín đó là trả tiền đúng hẹn và đã hứa thì giữ lời. Đó là những cái tôi tích cực giúp hoàn thiện nhân cách con người Sống trong một cộng đồng có mối quan hệ giữa người với người, không ai có thể sống đơn lẻ, việc có những mối quan hệ tốt đẹp và đáng tin cậy là cần thiết. Nếu có lòng tự trọng, mỗi người chúng ta sẽ biết cư xử đúng mực, không đi chệch ra khỏi các luân lí trong cuộc sống, giữ gìn các mối quan hệ được tốt đẹp. Không ai muốn chơi với người luôn thất hứa, trễ hẹn. Lòng tự trọng còn giúp các cá nhân giữ mình trước cái ác, ngăn cản những việc làm sai hay thiếu đạo đức. Khi có lòng tự trọng, bạn sẽ trở thành con người có nhân cách.

 

Lòng tự trọng giữ thì khó nhưng đánh mất dễ dàng. Lòng tự trọng có thể bị đánh mất ngay khi bạn văng ra một câu chửi thề, một cú đấm hoặc những hành động không thể kiểm soát. Lòng tự trọng giúp thuận lợi trong ứng xử, giao tiếp mà khi mất nó, những mối quan hệ tồi tệ bởi và không có sự kiểm soát.

Mỗi cá nhân hãy biết rèn luyện lòng tự trọng, hãy luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình, tôn trọng bản thân thì mới tôn trọng những người khác. Ngoài việc giữ gìn, rèn luyện lòng tự trọng hãy biết sống trong sạch, ngay thẳng, sống thế nào cho bạn sẽ không hổ thẹn với chính lương tâm, có sai thì phải xin lỗi. Lòng tự trọng bạn còn phải biết tiếp thu những ý kiến tốt, tích cực để hoàn thiện bản thân, nhân cách của chính mình.

Lòng tự trọng là đức tính quan trọng và thiết thực trong cuộc sống mà con người phải có. Có lòng tự trọng chúng ta mới có thể ứng xử mọi việc thật đúng đắn, lịch sự, văn minh để góp phần tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng xã hội tiến bộ. Con người có lòng tự trọng sẽ biết cách ứng xử thông minh trong cuộc sống, hài hòa các mối quan hệ với nhau.

OK bạn nhé 

 

6 tháng 11 2017

Cảm nhận về nghệ thuật trong hai câu cuối của bài thơ cần chú ý:

   + Hình ảnh kĩ vĩ lớn lao: Trường phong (ngọn gió dài); Thiên trường bạch lãng (ngàn lớp sóng bạc)

   + Tư thế của con người: Nhất tề phi (cùng bay lên)

→ Hình ảnh đầy lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng, đưa nhận vật sánh ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình sẵn sàng vượt mọi hiểm nguy, gian nan thử thách để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.

30 tháng 12 2016

Hình tượng người lính tư thế ung dung"ung dung buồng lái ta ngồi",câu thơ đặt chúng ta vào hành trình của người lính mặc cho kính vỡ,họ vẫn ngồi nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Tầm nhìn như được mở rộng và cả đất trời như ùa vào trong buồng lái.Những người lính lái xe trên những chiếc xe ko bình thường xe ko có kính,ko có đèn,ko có mui xe và thungf xe thì có xước nhưng những người lính lái xe vẫn kiên định bất chấp mọi khó khăn hiểm nguy và gian khổ ở phía trước để hướng về miền nam.Ta ko cảm thấy sự nguy hiểm mà chỉ thấy yêu sao những người lính họ thật lãng mạn và yêu đời.Họ ko chịu lùi bước trước mọi khó khăn thử thách nào,vì vậy chúng ta càng thêm yêu quý,nể phục những người lính đã giúp cho chúng ta có đc hoà bình như ngày nay.

Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay là cố gắng hok tập thật giỏi.Làm sao phát huy tốt truyền thống của ngươi đi trước.Truyền thống"Đạo lí uống nước nhớ nguồn".

#chuccacbanlambaitotnhe#

20 tháng 1 2021

Tham khảo

Có trách nhiệm và vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.

Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhầm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chẽ đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ A-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.