K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên nhận được những lời quan tâm từ người khác. Những lời quan tâm này có thể đến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc người lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng đánh giá cao giá trị của những lời quan tâm này. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về giá trị của những lời quan tâm đối với mỗi người.

Đầu tiên, những lời quan tâm có thể giúp chúng ta cảm thấy được sự quan tâm và yêu thương từ người khác. Điều này giúp cho tâm trạng của chúng ta trở nên tốt hơn, giảm bớt căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống. Nếu chúng ta không nhận được sự quan tâm từ người khác, chúng ta có thể cảm thấy cô đơn và bị lãng quên.

Thứ hai, những lời quan tâm cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy được động lực để tiếp tục phấn đấu và cố gắng trong cuộc sống. Khi chúng ta nhận được những lời động viên và khích lệ từ người khác, chúng ta có thể cảm thấy được sự động viên và tin tưởng vào khả năng của mình. Điều này giúp cho chúng ta có thêm động lực để vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Cuối cùng, những lời quan tâm cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Khi người khác đưa ra những lời nhận xét và góp ý, chúng ta có thể nhận ra những sai sót và điều chỉnh để trở nên tốt hơn. Điều này giúp cho chúng ta phát triển bản thân và trở nên thành công hơn trong cuộc sống.

Tóm lại, những lời quan tâm đối với mỗi người có giá trị rất lớn. Chúng giúp cho chúng ta cảm thấy được sự quan tâm và yêu thương từ

14 tháng 3 2021

                                                                                   Bài làm

Sinh thời, bác Hồ đã từng nói học phải đi với hành . Điều đó đồng nghĩa với việc cách học phải thực sự hiệu quả , nâng cao khả năng nhận thức và tự giác . Tuy nhiên hiện nay , tình trạng học tủ học vẹt ngày càng lan rộng trong nhà trường.Cả hai cách học đều đem lại những hậu quả khó lường khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng đi xuống . Học tủ , học vẹt những bài của thầy cô giảng chính là không hiểu gì , đầu óc , rỗng tuếch,kiến thức hạn hẹp  nông cạn . Khi đề ra so khác với ban đầu  , lập tức học snh sẽ cảm thấy lũng tũng không biết làm cách nào để có thể giải quyết vấn đề . Tình trạng ngày càng một phổ biến cũng đều có nguyên nhân của nó . Nhiều người có thói quen ỷ lại , không chịu suy nghĩ để phat triển khả năng sáng tạo . Vì vậy , khi học ta phải vừa học vừa suy nghĩ , đặc biệt trước khi học thuộc câu chữ phải hiểu vấn đề , tránh xa vào việc lặp đi lặp lại . Xác định đúng mục đích của việc học tập học để làm người , để để mở mang kiến thức chứ không phải học để lấy thành tíchphù phiếm là cách mà một học sinh nên làm . Việc học tập xét đến cùng cũng đều để phục vụ tương lai . Hãy dùng phương pháp học tâp đũng đắn để những kiến thức ta có được trên ghế nhà trường có giúp ích cho chính cuộc sống của ta.

22 tháng 5 2021

Bạn tham khảo:

A, MB

- Khái quát vai trò, ý nghĩa của việc tự học: Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học.

- Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình

B, TB

1, Những lợi ích của tự học

- Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn.

- Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. 

- Thứ 3, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình

Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên.

2, Mở rộng, bình luận

- Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. 

- Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình

Học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.

C, KB

Tổng kết vai trò của tự học.

Tóm lại, việc tự học là một phương pháp học quan trọng cần có ở moi người để có thể tự trang bị kiến thức cho mình và bước vào thế kỷ hội nhập. Và để đạt được thành công, tự học chính là phương pháp học tập bắt buộc của con người.

BÀI LÀM

Tự học có ý nghĩa to lớn đối với mỗi học sinh và là chìa khóa dẫn đến thành công. Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình.

Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn. Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. Thứ ba, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình. Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên. Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình

Tóm lại, học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.Và để đạt được thành công, tự học chính là phương pháp học tập bắt buộc của con người.

22 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Như các bạn đã biết, học không chỉ giúp chúng ta có thêm kiến thức dạy cho chúng ta những hiểu biết mà còn dạy cho chúng ta đạo đức làm người. Nhưng học không phải là dễ , không phải một qua một chút là hiểu được ngay mà bản thân chúng ta phải tìm tòi, khám phá những điều ấy. Vậy bạn có bao giờ nghĩ tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. 45 phút trên lớp chưa chắc đã hết bài mà nếu hết bài thì kiến thức chưa sâu. Vậy tại sao chúng ta không đọc thêm sách tham khảo, đọc và tìm hiểu thực tế áp dụng vào kiến thức bài học? Học là cả một quả trình tu dưỡng nhưng tu dưỡng ấy khi chúng ta biết nhận thức tự giác với bản thân không phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Học cho bản thân chúng ta, kết quả chưa chắc đã nói hết lên tất cả về kiến thức, kết quả cao chưa chắc đã học tốt hay điểm thấp chưa chắc đã học kém. Dễ hiểu thôi, vì chúng ta chưa biết tự giác áp dụng kiến thức vào với nhau. Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức. Từ đó, mà ta hiểu được " Tự học là chìa khóa của thành công " Vì nó là do ta tiếp nhận kiến thức trực tiếp không phải do một tay ai giúp đỡ.

Tác phẩm văn học em yêu thích "Chiếc thuyền ngoài xa" 

Vấn đề được gợi ra: bạo lực gia đình 

 Trong bài thơ thế hệ chúng tôi nhà văn Nga Vinokurov từng viết 

                               "Làm thú vật thánh thần cũng dễ

                         Chỉ có làm người khó biết bao nhiêu"

  Hành trình để trở thành con người đúng 2 chữ viết hoa của nó chẳng dễ gì. Điều cần làm để đạt được mục tiêu ấy là thay đổi một xã hội tốt hơn thì việc đầu tiên chúng ta cần làm làm là loại bỏ bạo lực gia đình ra khỏi xã hội. 

    Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình cố ý gây tổn hại với các thành viên khác trong gia đình. Nói cách khác đó là các thành viên trong gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề trong gia đình. Nhìn nhận vào con số thực tế chúng ta không khỏi đau lòng khi thấy vấn nạn này đang dần trở thành một căn bệnh mãn tính gây ra cơn đau nhức nhối trong xã hội hiện đại. Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy, năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra). Trong năm 2021, theo con số từ Tổng đài 111, trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 72,84% tăng 5,3% so với năm 2020. Qua đó chúng ta có thể thấy hiện thực đau lòng, phụ nữ và trẻ em đáng lẽ là đối tượng được ưu tiên bảo vệ nhưng lại trở thành nạn nhân bị đánh đập trong chính nơi tưởng như an toàn nhất - gia đình. 

     Trước hết nguyên nhân của những vụ bạo lực trẻ em trong gia đình thường xuyên phát từ một quan niệm không mấy xa lạ với chúng ta “Thương cho roi cho vọt/ Ghét cho ngọt cho bùi”. Nhiều bậc phụ huynh vẫn quan niệm rằng chỉ có roi vọt mới khiến đứa trẻ nên người.Thậm chí, nhiều bố mẹ còn sẵn sàng đánh con mình bằng những đòn roi nặng nề nhất chỉ vì những sai lầm nhỏ nhặt có thể bảo ban bằng lời. Nhưng phương pháp giáo dục này như một con dao hai lưỡi. Hiệu quả thì chưa rõ sẽ ở mức độ nào nhưng gây ra tổn thương cho những đứa trẻ là một điều chắc chắn. Nó không chỉ để lại những vết sẹo trên cơ thể mà còn bóp méo cả tâm hồn của các em. Ngoài ra con nguyên nhân từ chính áp lực cuộc sống gia đình của người cha/mẹ. Họ bức bối khó chịu vì những vấn đề công việc ở ngoài kia sau đó về nhà họ coi con cái như một “bao cát” để giải tỏa hết những cảm xúc tiêu cực của chính mình.

   Trong xã hội hiện đại, phụ nữ có rất nhiều cơ hội để phát triển tiềm năng khẳng định vị thế của bản thân. Họ được bảo vệ bởi pháp luật và hưởng mọi quyền bình đẳng trước pháp luật. Vậy mà hiện nay vẫn còn rất nhiều người phụ nữ chịu cảnh bạo lực đến từ chính người chồng mình yêu thương nhất mà không dám lên tiếng đấu tranh. Một phần vì con cái, người phụ nữ không muốn đứa con của mình lớn lên thiếu vắng tình cảm yêu thương của người cha nên buộc phải cam chịu đòn roi của chồng. Một nguyên nhân phổ biến khác là bản thân người phụ nữ họ nhìn nhận không tốt về mình, họ cảm thấy mình thấp kém lại phụ thuộc về kinh tế, nên tỏ vẻ cam chịu và thậm chí việc bị bạo hành đối với họ là chuyện bình thường. Từ đó làm cho người chồng của mình lầm tưởng việc đánh đập vợ con là chuyện tất yếu. 

   Đối với những nạn nhân đặc biệt là lứa tuổi học đường thì tổn thương bằng bạo hành gia đình càng được nhân lên sâu sắc. Những đứa trẻ bị bạo hành gia đình tự ti, vẫn tồn tại cảm giác sợ hãi trước lời nói của người khác. Chúng đặt ra cho mình những giới hạn, những vùng cấm địa nhốt mình trong một không gian thế giới của riêng mình. Điều ấy ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của con người. Đứa trẻ không thể phát triển toàn diện về nhân cách và lối sống. Trái tim đóng khép không còn mở ra cánh cửa nào tiến đến cuộc sống bên ngoài. Thậm chí, có vài đứa trẻ sẽ nảy sinh tâm lý vặn vẹo và có thể là thế hệ tiếp theo thực hiện “bạo lực” đối với người khác. Đối với người phụ nữ, hậu quả đầu tiên mà bạo hành để lại đó là tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Người phụ nữ bị đánh đập, hành hạ trên thân xác nên các dấu tích của hành động bạo hành để lại rất rõ nét. Bên cạnh những vết thương lòng ngay lúc bị hành hạ là những ấm ức, buồn tủi lâu dài làm cho người phụ nữ trở nên ít nói, lầm lì và lâu ngày sẽ trở thành căn bệnh trầm cảm. Đối với xã hội, nó như một cái gai mọc lên gây hoang mang, nhức nhối len lỏi tồn tại cùng sự phát triển của xã hội.

     Việc bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em đang ngày càng có xu hướng mất kiểm soát như hiện nay, chúng ta cần triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về quyền phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt là tăng cường mở rộng một số lớp học kỹ năng “mềm” về phòng tránh bạo lực và bảo vệ bản thân khỏi xâm hại tình dục cho trẻ em và cả các bậc phụ huynh. Các cơ quan báo chí cũng đóng một vai trò không nhỏ trong những nỗ lực bảo vệ phụ nữ và trẻ em. Báo chí nói riêng và phương tiện truyền thông nói chung cần dành thời lượng hoặc những chuyên mục nhằm cảnh báo và lên án về bạo lực gia đình để đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức tiếp cận đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Các cơ quan tiếp nhận xử lý những trường hợp bạo lực gia đình cần nghiêm túc xử lý những hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng về quyền phụ nữ và trẻ em. Tuyệt đối không được trì hoàn hay chậm trễ khiến những kẻ ác gây ra tổn thương cho nạn nhân nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Đó cũng cách để răn đe đến những đối tượng có ý định bạo lực các thành viên gia đình trong xã hội. 

    Còn về phía bản thân chúng ta là những con người nhỏ bé trong xã hội cũng không nằm ngoài trách nghiệm bảo vệ trẻ em. Khi bắt gặp cảnh tượng bạo lực gia đình, đừng làm ngơ trước điều đó. "Thế giới sẽ trở nên tồi tệ hơn, không phải vì sự tàn bạo của kẻ xấu, mà vì sự im lặng đáng sợ của người tốt" - Napoléon Bonaparte”. Hãy gọi ngay cho số 111 - số máy khẩn cấp của tổng đài tiếp nhận xử lý thông tin và hành vi tố giác bạo lực gia đình 24/24 luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi trường hợp liên quan đến trẻ em trên cả nước. Đây cũng là cách chúng ta không cần ra mặt trực tiếp nhưng vẫn có thể can thiệp và giải cứu cuộc đời của một đứa trẻ. Biết đâu sau cuộc gọi đó, một cuộc đời được cứu rỗi, một đứa trẻ được sống hạnh phúc và một mạng người được ở lại với thế giới này. Cùng với đó mỗi đứa trẻ cũng cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về cách nhận biết và phòng vệ trước những hành vi bạo lực gia đình. Và mỗi người mẹ cần có động thái cứng rắn chống lại các hành động bạo lực của người chồng để bảo vệ cho sự an toàn của bản thân và những đứa trẻ. Trong trường hợp không thể tự mình giải quyết, hãy liên lạc với các tổ chức xã hội hoặc kết nối với bên phía nhà trường để nhận được sự giúp đỡ. 

   Ngoài ra, bức ảnh trên còn đề cập đến vấn đề sử dụng bia, rượu chất kích thích gây ra những hành động mất kiểm soát đối với những người thân trong gia đình. Ma men gây ra 30% các vụ bạo lực trong gia đình. Phụ nữ và trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số đang là đối tượng gánh chịu tác hại từ việc sử dụng rượu bia của người xung quanh, đặc biệt là người trong gia đình. Trong đó, 50% phụ nữ cho biết người uống rượu bia nhiều gây các ảnh hưởng bất lợi nhiều nhất đến bản thân họ là người thân trong gia đình, cao gấp 7 lần so với ở nam giới (14,9%). 44,2% phụ nữ cho biết chồng/bạn tình là người uống rượu bia nhiều gây ảnh tiêu cực nhất, cao gấp 12,8 lần so với nam giới (6%). Vì vậy chúng ta không thể làm ngơ trước tác hại của rượu bia  Về phía nhà nước cần Luật Phòng chống tác hại rượu, bia là một giải pháp để bảo vệ sức khỏe người dân thông qua việc giảm mức tiêu thụ và kiểm soát quảng cáo, để hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn giao thông; bạo lực gia đình; những hệ lụy xã hội khác… từ việc lạm dụng rượu, bia gây ra.Về phía người sử dụng cần ý thức lượng chất kích thích mình đã nạp vào người để điều chỉnh hành vi đúng mực đối với những người xung quanh đặc biệt là người thân trong gia đình. 

     Tôi nhận ra, tổn thương trong bạo lực gia đình là không thể tránh. Nhưng yêu thương chính là cách để hàn gắn, để thay đổi, giảm đi tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Lưng chừng tuổi trẻ nhiệt huyết nhưng cũng đầy chênh vênh, nhưng tôi cảm thấy mình đủ lớn để hiểu những tác hại bài của bạo lực gia đình trong học đường cũng như là cuộc sống. Chính tôi và các bạn - một phần của xã hội này đều phải có trách nhiệm đẩy lùi loại bạo lực này, chữa lành vết thương của những nạn nhân một lần nữa đem họ về ngưỡng cửa cuộc đời. Còn bạn, bạn đã nhận thức thế nào về sự nguy hiểm bạo lực gia đình? 

30 tháng 8 2016
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.
  • Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.
  • Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
4 tháng 9 2016

t

Đầu tiên có thể nhận thấy những ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ hiện nay, thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội của họ. Mặt tích cực của mạng xã hội, những tiện ích mà nó mang lại cho cộng đồng như sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline, nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo” đã xuất hiện trong “đời thực” như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân những ngày Lễ Tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh; nhóm các bà mẹ trẻ trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái; nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh; những nhóm quan tâm đến các vấn đề lịch sử văn hoá Việt Nam, lập diễn đàn trao đổi tranh luận, những nhóm tìm về các giá trị văn hoá cổ xưa như đồ cổ sách cũ, chưa kể nhiều nhà văn nhà thơ đã sử dụng mạng xã hội để trực tiếp đưa tác phẩm đến với bạn đọc, qua sự tương tác với bạn đọc để hoàn chỉnh tác phẩm của mình… Nhiều cuộc trao đổi tranh luận quanh các vấn đề chính trị - xã hội cũng đã giúp nâng cao nhận thức của người dân về nhiều mặt. Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ. Đây chính là những tác động tốt mà mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội, tuy rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp nhưng cũng chính là cái màng lọc mà mỗi thành viên của nó có thể sử dụng để tìm ra những gì phù hợp với sở thích, khả năng, suy nghĩ và hành động của mình. Nó làm cho mỗi người rèn luyện khả năng chọn lựa thông tin, từ đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển ý thức xã hội của công dân, bởi vì nó tạo điều kiện cho các thành viên bày tỏ thái độ và hành động vì cộng đồng, qua đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm cá nhân với thái độ và hành động của chính mình.Không riêng gì chị Hằng cảm thấy mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích mà có rất nhiều bạn trẻ công nhận vai trò tích cực của mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Điều quan trọng là qua mạng xã hội, các thành viên có thể liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm thực hiện công tác xã hội như làm từ thiện, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Từ online, những thành viên cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline. Thế nên trong xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những tổ chức thiện nguyện đã bước ra đời thường từ trên mạng ảo, mà CLB Niềm tin và Hy vọng Hà Nội là một ví dụ.
  …Đến những tác hại của facebook
 Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích cung cấp thông tin mang tính chất cộng đồng, facebook  còn là nơi phát tán nhiều thông tin “ nhảm” nhất. Cách đây không lâu, cái gọi là “Bản tuyên ngôn học sinh” của một học sinh THPT tung lên Facebook đã khiến nhiều cộng đồng mạng không khỏi bàng hoàng, bức xúc, gây xôn xao dư luận. Hay việc không ít các cô cậu học trò gây ấn tượng với bạn bè bằng cách thản nhiên chửi bới thầy cô trên Facebook thay vì chia sẻ tình cảm về việc yêu trường mến lớp. Cái gọi là “Hội những học sinh ghét thầy, cô” trở thành điểm tụ tập của các học sinh cá biệt bởi với họ, đó là nơi để bày tỏ những ấm ức. Không dừng lại ở bạn bè, thầy cô, mà ngay cả người thân trong gia đình cũng bị không ít bạn trẻ dùng những từ ngữ “vô học” công kích trên mạng. Và cả những hành động vi phạm pháp luật, trái với đạo lý như: Giết hại voọc quý rồi lột da, ngồi trên mộ liệt sĩ chụp ảnh… tung Facebook để khoe từng bị “ném đá” kịch liệt. Hay câu chuyện của cô gái 22 tuổi ở bang California (Mỹ) bị đuổi việc vì cả gan đăng tin nhảm về tính mạng của Tổng thống Obama trên facebook. Thế mới biết, chớ đem mạng xã hội ra trò đùa, bởi những phát ngôn bừa bãi đều có thể bị xử phạt. “Nghiện” facebook: một căn bệnh khó chữa. 
 Mới đầu, nhiều bạn biết đến mạng xã hội Facebook (FB) chỉ do bạn bè mời nên tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần vào mạng mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Thậm chí, có những bạn mắc “hội chứng Facebook”, không có việc gì làm cũng vào vào facebook, đôi khi chỉ là up-date những điều không đâu.Dần dần, việc nghiện mạng cộng đồng không còn là điều hiếm thấy trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
 Đối với nhiều bạn trẻ nhất là giới sinh viên hiện nay, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập.
 Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "ảnh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của chúng mình.Nó như ăn sâu vào máu vậy.
 Chưa kể đến việc giảm thị lực khi bạn dành cả tiếng đồng hồ, thậm chí là vài tiếng để cắm cúi nhìn màn hình máy tính. 
 Em Lệ, một học sinh cấp 3 tâm sự: Mới đầu, em tham gia mạng xã hội Facebook chỉ là cho có phong trào để kết nối một số bạn bè, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần bật máy tính mà không vào Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Đôi khi vào facebook chỉ là viết những điều không đâu, hay đăng những bức ảnh “tự sướng”, rồi ngồi chờ like hay comment mãi không dứt ra được. Lệ còn tiết lộ trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện hiện tượng lập nhóm, hội để bêu xấu, công kích lẫn nhau. Lúc đầu chỉ là những nhóm fan của ca sỹ này, diễn viên nọ, hay là CLB bóng đá ưa thích… để ủng hộ thần tượng hay cổ vũ cho đội bóng của mình. Rồi sau bắt đầu ghen tỵ lẫn nhau, bêu xấu nhau bằng những ngôn từ chợ búa, thậm chí còn hẹn nhau ngoài đời để ăn thua với nhau, đây có lẽ là mặt trái mà mạng xã hội mang lại – Lệ đúc kết. Ảnh hưởng đến cuộc sống thực
 Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút Like trên Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời thực... trở nên ít ỏi. Chúng thực sự không tốt bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn.
  Anh Nguyễn Sáng, nhân viên văn phòng của một công ty ở quận Ngô Quyền cho biết: Công việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính có kết nối mạng nên anh cũng thường online facebook. Thường thì cứ mỗi buổi sáng đến công ty, việc đầu tiên của anh là lướt một vòng facebook, vừa là để trả lời những comment từ hôm trước, like các trạng thái, hình ảnh, liên kết mà bạn bè mới đưa lên, rồi mới yên tâm làm việc. Nói là yên tâm, nhưng hễ có chuông báo là lại vào facebook để “chém gió” tiếp. Vì mải mê facebook, công việc sếp giao không hoàn thành đúng tiến độ, anh bị nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không bỏ được “phây”… Làm thế nào để “cai nghiện” đây?
 Cũng vì nhận ra tác hại của Facebook mà rất nhiều bạn đã quyết tâm từ bỏ cho bằng được. Nhiều hội "cai FB" đã xuất hiện trên... FB như: “Hội những người quyết tâm cai Facebook”, “Hội những người quyết tâm cai Facebook nhưng không thành công”. Cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng xấu của Facebook đến cuộc sống của bạn là hãy tự hạn chế mình, đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày. Bạn cũng nên cắt giảm việc tham gia các hội nhóm trên FB và bớt like. Hãy cứ thử 1 tuần không vào Facebook xem cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?
4 tháng 9 2016

đây là đề THPT quốc gia khá hay khi làm tập làm văn =)) 

4 tháng 9 2016

*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đén việc học tập

*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi cư xử văn hóa ,ngôn ngữ

*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng đến lối sống,lí tưởng

*Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn những nguy cơ,hiểm họa