K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Truyện : Chiến Lược Ngà 99.Hành động của bé Thu khi bị dồn vào thế bí trong lúc nấu cơm như thế nào? Qua đó thể hiện tính cách gì của nhân vật? ...............................................................10.Trong bữa cơm, ông Sáu làm gì cho con? Thái độ và hành động đáp lại của con bé ra sao? ...........................................................................11.Bị đánh, bé Thu có thái độ và hành động như thế nào? Em nhận...
Đọc tiếp

Truyện : Chiến Lược Ngà 9

9.Hành động của bé Thu khi bị dồn vào thế bí trong lúc nấu cơm như thế nào? Qua đó thể hiện tính cách gì của nhân vật? ...............................................................

10.Trong bữa cơm, ông Sáu làm gì cho con? Thái độ và hành động đáp lại của con bé ra sao? ...........................................................................

11.Bị đánh, bé Thu có thái độ và hành động như thế nào? Em nhận xét gì về nhân vật này? .....................................................................................

12.Đến khi nào thì bé Thu hiểu ra ông Sáu là cha? Thái độ của em lúc ấy ra sao? ................................................................................................................

13.Ngày hôm sau, khi trở về nhà, bé Thu có thái độ như thế nào? ..........................................................................................................................................................

14.Đến lúc chia tay, ông Sáu nhìn con với tâm trạng thế nào? .............................................................................................................................................

15.Trước lúc ông Sáu lên đường, bé Thu có hành động gì đột ngột khiến mọi người xúc động? ..........................................................................................................................

16.Nhận được tình thương bất ngờ , lớn lao của con, ông Sáu có tâm trạng thế nào? ....................................................................................................................................................

17.Khi mọi người bảo em buông ba ra để ba em đi , hành động của Thu ra sao? ..................................................................................................................................

18.Tâm trạng của ông Sáu như thế nào khi trở lại chiến trường?

0
16 tháng 11 2019

Hành động trái ngược của bé Thu trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi được thể hiện:

●    Khi ông Sáu bồi hồi nhận con thì bé Thu lại tròn mắt ngơ ngác lạ lùng. Bé ngạc nhiên, sợ hãi vì người đàn ông lạ mặt ôm và tự nhận là ba của bé. Vết sẹo dài trên mặt ông Sáu vì xúc động mà đỏ ứng, giật giật khiến cho bé Thu sợ hãi, khóc và chạy về nhà. Khi nhận ra ba thì tình cảm trào dâng, Thu nhất quyết không cho ba đi.

●    Hai hành động trái ngược đó thể hiện sự yêu ghét rạch ròi phân minh, một tính cách bản lĩnh vững vàng của cô bé dù chỉ mới tám tuổi. Điều nhất quán trong tính cách nhân vật đó là tình yêu dành cho ba của Thu, cô bé yêu ba, tự hào về ba, khắc ghi hình ảnh của ba trong bức tranh khi chụp chung với má. Em chỉ yêu người ba trong ảnh. Vì vậy, khi nhìn thấy ông Sáu ngoài đời thực khác xa bức ảnh, em đã kiên quyết không nhận. Khi bà ngoại nói cho Thu biết vì thằng Mỹ mà ba có vết thẹo trên má, em yêu thương ba hơn và trong tình yêu mãnh liệt, gấp gáp ấy co cả sự ân hận day dứt.

10 tháng 12 2021

1. Bác Ba

2. Tình huống nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.

3. 2 tư tưởng: tình phụ tử thiêng liêng và sự yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh. 

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo...
Đọc tiếp

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):

“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”

(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013)

1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích trên.

2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?

3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Ở đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ sử dụng làm phép lặp).

4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách ,khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa lánh. Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh (không quá 5 dòng).

1
22 tháng 8 2016

1“Chiếc lược ngà” được viết năm 1968.

Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”, “xoi”.

 2Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu làm cha.

 

 

Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được mục đích của câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ cảm xúc – sự tức giận của ông Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời.

 3(1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc, đã gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. (2) Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu và có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ, chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”, người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. (5) Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này. (6) Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. (7) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy nên người đọc có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi để rồi lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. (8) Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý như muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. (9) Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.  (10) Để rồi ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay giờ trỗi dậy vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau: con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó. (11) Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng: nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,” vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, hôn ba nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. (12) Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. (13) Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha! (14) Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. (15) Tình cảm sâu nặng của bé Thu với cha thật đáng xúc động biết bao!

 

– Thành phần biêt lập: “Song thiết nghĩ”.

– Từ ngữ dùng làm phép lặp: “bé Thu”.

 4Tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”.

 

Chiến tranh là kẻ thù của hạnh phúc. Nó chỉ mang lại mất mát, đau khổ và đói nghèo cho nhân loại. Nó không chỉ để lại hậu quả hôm nay mà còn dai dẳng đến cả những ngày sau, đến nhiều thế hệ! Tuy nhiên, nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Tình huống kịch: mâu thuẫn giữa dân, những người thợ xây đài và tầng lớp vua chúa phong kiến ngày càng gay gắt. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch, đứng đầu là Quận công Trịnh Duy Sản đã nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm…Còn lôi kéo cả binh lính, dân chứng và chính người thợ xây đài nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở.

- Phản ứng, hành động của các nhân vật:

+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.

⇒ Qua đó có thể thấy Đan Thiềm là người có bản chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình để bảo vệ người tài. Còn Vũ Như Tô là một người chính trực, không chịu khuất phục, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nghệ thuật.

30 tháng 5 2018

                                                                                  Bài làm                                                                                                  Câu 1 Mình ko biết.Xin lỗi nha.

Câu 2.Câu “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”, bé Thu muốn nhờ ba nhưng không chịu nói tiếng “ba”. Việc sử dụng hàm ý của bé Thu không thành công vì tuy hiểu nhưng anh Sáu giả vờ ngồi im.
Câu 3. Qua câu chuyện chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng chúng ta thấy chiến tranh đã đi qua mấy chục năm nhưng với không ít người, dường như nỗi đau vẫn còn đó. Hình ảnh về cuộc chiến đấu với đạn bom, khói lửa giờ đây đã trở thành ký ức nhưng sự mất mát, giọt nước mắt đau thương vẫn lẩn khuất đâu đó trong tim những người ở lại.Biết bao gia đình, bao nhiêu ngôi nhà những con người đáng thương đã là nạn nhân của chiến tranh ,vợ phải xa chồng ,có những đứa trẻ vừa sinh ra đã phải xa bố tình cảm gia đình chia cách.Thật là sự mất mát đến nghẹn lời.

30 tháng 5 2018

không sao

NG
26 tháng 12 2023

Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm, Sọ Dừa rất tài giỏi, thông minh được thể hiện qua các chi tiết:

- Chàng chăn bò rất giỏi.

- Tài thổi sáo rất hay (tiếng sáo véo von).

- Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông (một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm).

- Đỗ trạng nguyên.

- Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyên (khi chia tay vợ, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn dắt theo người phòng khi dùng đến).

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm, Sọ Dừa rất tài giỏi, thông minh được thể hiện qua các chi tiết:

– Chàng chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng.

– Tài thổi sáo rất hay (tiếng sáo véo von).

– Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông (một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm).

– Đỗ trạng nguyên (Sọ Dừa tỏ ra thông minh khác thường, ngày đêm miẹt mài đèn sách và đỗ trạng nguyên.

– Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyên (khi chia tay vợ, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn dắt theo người phòng khi dùng đến)

12 tháng 10 2019

●    Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.

●    Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu chuyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.