K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TẾT XƯA (THANH TÂM)Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêngLũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớmMẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớmCha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà... Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay chaLễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúcCún con ham chơi rượt đám gà xao xácMèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau...
Đọc tiếp

TẾT XƯA (THANH TÂM)

Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng

Lũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớm

Mẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớm

Cha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà...

 

Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay cha

Lễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúc

Cún con ham chơi rượt đám gà xao xác

Mèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau non...

 

Xuân đến rộn ràng như bầy chim nghịch ngợm ở góc vườn

Bé trai quét bồ hong bồ hóng nơi chái nhà, góc bếp

Em gái vặt lá để gốc mai điệu đà kịp thay váy vàng đón Tết

Cha dán giấy mới vào liếp phên đã cũ qua bao mưa tạt gió lùa...

 

Bụi tre già cũng theo gió xạc xào khua

Như nhắc cha dựng cây nêu để đuổi xua những điều không may mắn

Mẹ dọn cỗ cúng ông Táo ông Công với tất cả lòng thành kính

Khấn nguyện cho mọi người một năm mới được an yên...

 

Xuân đến nhẹ nhàng như đôi mắt trẻ hồn nhiên

Cứ lôi ra, cất vô chiếc áo mẹ mới mua dù thèm thuồng vẫn nén lòng để dành mặc Tết

Mẹ trải lá, nếp mới, đậu xanh, miếng thịt heo ngon để gói từng đòn bánh tét

Cha nhen bếp khói nồng cời lên mắt cay cay...

 

Lũ trẻ hứa hẹn thức đón giao thừa nhưng rồi đứa nào cũng ngủ lăn quay

Sáng mùng một bịt tai, trốn xa khi cha châm lửa vào phong pháo đỏ

Chúc mẹ chúc cha những điều tốt lành để được lì xì và hân hoan khi mình trở nên giàu có

Nhặt pháo lép xong rồi hớn hở chạy đi chơi...

 

Người lớn dẹp lo âu để gặp ai cũng mừng rỡ tươi cười

Uống tách trà thơm, ôn cố tri tân và nói nhiều về hy vọng

Bỗng thấy thương người, thương mảnh đất mình đang sống

Như tiếp thêm nghị lực, niềm tin để đi qua gian khó cuộc đời ...

Tết xưa ơi...!

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định kiểu câu và chức năng của các câu thơ in đậm.

Câu 2. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ: “Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng”. Nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 3. (1.0 điểm) Theo văn bản, tại sao người lớn lại phải “dẹp lo âu” khi đón khách vào những ngày tết?

Câu 4. (2.0 điểm) Em có đồng ý với điều mà tác giả chia sẻ trong hai câu thơ cuối? Lý giải ngắn gọn trong 3-5 câu.

0
25 tháng 7 2018

Xác định CN, VN.

     Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi,/ một chú châu chấu xanh/nhảy tanh tách trên cách đồng,/miệng chú/ca

                         TN                                                                         CN1                                       VN1                                    CN2

hát ríu rít.

 VN2

~ Hok tốt a~

25 tháng 7 2018

TN : Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi,

CN : một chú châu chấu xanh, miệng chú

VN : nhảy tanh tách trên cánh đồng, ca hát ríu rít

                                           GÀ VÀ ĐẠI BÀNGNgày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh...
Đọc tiếp

 

                                          GÀ VÀ ĐẠI BÀNG

Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.

Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.

"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".

Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao".

Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều đó không thể xảy ra. Cuối cùng đại bàng cũng tin điều đó là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.

Câu hỏi:

Ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?

Nếu em là chú gà trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

-------------

Các bạn trình bày lời giải đầy đủ của mình vào ô Gửi Ý kiến phía dưới. Năm bạn có lời giải hay và sớm nhất sẽ được trao giải Nhất, Nhì, Ba. Giải nhất được tặng thẻ cào điện thoại 30.000đ hoặc 2 tháng VIP; giải Nhì được thưởng thẻ cào 20.000đ hoặc 1,5 tháng VIP, giải Ba được thưởng thẻ cào 10.000đ hoặc 1 tháng VIP. Giải thưởng sẽ được công bố vào Thứ Sáu ngày 27/4/2018. Câu đố tiếp theo sẽ lên mạng vào Thứ Sáu ngày 27/4/2018.

5
20 tháng 4 2018

Ý nghĩa chúng ta cần thực hiện ước mơ lí tưởng sống của bản thân nhận ra giá trị thực sự của bản thân và khẳng định nó với mọi người. Không nên vì chút lời chế giễu mà nản chí buông xuôi khiến mình phải hối hận cả đời như chú đại bàng kia đến lúc chết vẫn là thân phận của một con gà 

Nếu là đại bàng em sẽ cố khẳng định mình thực hiện ước mơ hoài bão của mình mặc cho người khác nói gì vẫn không tự ti từ bỏ ước mơ của mình để những kẻ kia phải xấu hổ khi đã xem thường thực lực của đại bàng và để sống với đúng con người bản chất uy vũ thực sự của một con đại bàng chúa tể trời xanh chứ không phải đội lốt núp sau cái địa vị của một con vật vốn ra nhỏ bé và thấp kém hơn mình

20 tháng 4 2018

ko biết???

Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, dế, chuột  đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, giun đất , dế là nguồn thức ăn của gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Cừu  là động vật được nuôi để lấy lông nên được con...
Đọc tiếp

Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, dế, chuột  đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, giun đất , dế là nguồn thức ăn của gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Cừu  là động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ. Từ mô tả này một bạn học sinh khác đã rút ra các kết luận sau:

(1) Ở hệ sinh thái này có 10 chuỗi thức ăn.

(2) Cào cào, dế thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

(3) Giun đất là sinh vật phân giải của hệ sinh thái này.

(4) Quan hệ giữa chuột và cào cào là quan hệ cạnh tranh.

(5) Sự phát triển số lượng của quần thể gà sẽ tạo điều kiện cho đàn cừu phát triển.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A.

B. 5    

C. 2   

D. 3

1
5 tháng 3 2017

Đáp án D

Các kết luận đúng là : (2) (3) (4) (5)

Gà ăn  cào cào và dế => hạn chế sự phát triển của cào cào và dế => giảm bớt loài cạnh tranh với loài cừu ăn cỏ

1 sai, có 6 chuỗi thức ăn

Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: Cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột...
Đọc tiếp

Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: Cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột đồng, gà làm nguồn thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ. Từ mô tả này, một bạn học sinh khác đã rút ra các phát biểu sau:

(1) Ở hệ sinh thái này có 10 chuỗi thức ăn.

(2) Châu chấu, dế là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

(3) Giun đất là sinh vật phân giải của hệ sinh thái này.

(4) Quan hệ giữa chuột và cào cào là quan hệ cạnh tranh.

(5) Sự phát triển số lượng của quần thể gà sẽ tạo điều kiện cho đàn cừu phát triển.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

1
13 tháng 9 2018

Đáp án B.

Ở dạng bài này, chúng ta phải viết sơ đồ lưới thức ăn, sau đó dựa vào lưới thức ăn để làm bài.

Theo mô tả của đề ra thì lưới thức ăn của hệ sinh thái này là:

Dựa vào sơ đồ lưới thức ăn, ta thấy:

(1) sai. Vì ở lưới này có 12 chuỗi thức ăn.

(2) đúng.

(3) đúng.

(4) đúng. Vì cả chuột và cào cào đều sử dụng cây cỏ làm thức ăn.

(5) đúng. Vì gà phát triển số lượng thì sẽ dẫn tới cào cào, châu chấu, dế giảm số lượng. Khi cào cào, châu chấu, dế giảm số lượng thì sự cạnh tranh giữa cừu và các loài cào cào, châu chấu, dế sẽ giảm đi, ưu thế thuộc về các cá thể cừu.

29 tháng 12 2018

hay ó trong sách giáo khoa lớp 4 có

umk sao bạn biết

13 tháng 10 2021

Sóng nhè nhẹ liếm vào bãi cát, tung bọt trắng xóa.

là câu ghép ạthanghoa

21 tháng 8 2018

Đáp án B

Ở dạng bài này, chúng ta phải viết sơ đồ lưới thức ăn, sau đó dựa vào lưới thức ăn để làm bài.

Theo mô tả của đề ra thì lưới thức ăn của hệ sinh thái này là:

Dựa vào sơ đồ lưới thức ăn, ta thấy có 12 chuỗi thức ăn.

Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ được mô tả như sau: Cỏ là thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ và cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, chấu chấu, giun đất và dế đều là thức ăn của gà. Chuột đồng và gà là thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột và gà làm thức ăn. Cừu là loài động vật...
Đọc tiếp

Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ được mô tả như sau: Cỏ là thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ và cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, chấu chấu, giun đất và dế đều là thức ăn của gà. Chuột đồng và gà là thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột và gà làm thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ, không bị loài khác ăn thịt. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở hệ sinh thái này có tối đa 10 chuỗi thức ăn.

II. Châu chấu, dế là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

III. Giun đất là sinh vật phân giải.

IV. Nếu số lượng gà tăng thì số lượng cừu cũng có thể tăng lên.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

1
2 tháng 7 2017

Đáp án C

I sai, có 12 chuỗi thức ăn.Trong đó có 4 chuỗi là từ gà => đại bàng và có 4 chuỗi là gà → rắn → đại bàng

II đúng. Do chúng ăn sinh vật sản xuất (cỏ)

III đúng

IV đúng, Gà ăn  cào cào, châu chấu và dế → hạn chế sự phát triển của cào cào, châu chấu và dế → giảm bớt loài cạnh tranh với loài cừu ăn cỏ

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)Đọc thầm bài sau      CHÚ TRỐNG CHOAI- Kéc ! Kè ! Ke ! e…e !Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của Trống Choai đấy. Chú ta đang ngất ngưởng trên đống củi ở góc sân kia kìa. Bây giờ, đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như hồi còn nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi....
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)

Đọc thầm bài sau

      CHÚ TRỐNG CHOAI

- Kéc ! Kè ! Ke ! e…e !

Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của Trống Choai đấy. Chú ta đang ngất ngưởng trên đống củi ở góc sân kia kìa. Bây giờ, đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như hồi còn nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phóc một cái nhảy tótlên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. Mỗi lần chú ta nhảy phóc lên đứng ở cành chanh, dù mới chỉ ở cành thấp thôi, lũ gà Chiếp em út lại kháo nhỏ với nhau : “Tuyệt ! Tuyệt ! Tuyệt !”, tỏ vẻ thán phục lắm.

            Theo Hải Hồ

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu

Trong bài văn trên, tác giả nói đến con vật nào

A. Gà Chiếp

B. Trống Choai, gà Chiếp

C. Trống Choai

1
21 tháng 6 2019

Đáp án B

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)Đọc thầm bài sau      CHÚ TRỐNG CHOAI- Kéc ! Kè ! Ke ! e…e !Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của Trống Choai đấy. Chú ta đang ngất ngưởng trên đống củi ở góc sân kia kìa. Bây giờ, đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như hồi còn nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi....
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)

Đọc thầm bài sau

      CHÚ TRỐNG CHOAI

- Kéc ! Kè ! Ke ! e…e !

Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của Trống Choai đấy. Chú ta đang ngất ngưởng trên đống củi ở góc sân kia kìa. Bây giờ, đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như hồi còn nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phóc một cái nhảy tótlên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. Mỗi lần chú ta nhảy phóc lên đứng ở cành chanh, dù mới chỉ ở cành thấp thôi, lũ gà Chiếp em út lại kháo nhỏ với nhau : “Tuyệt ! Tuyệt ! Tuyệt !”, tỏ vẻ thán phục lắm.

            Theo Hải Hồ

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu

Chú gà Trống Choai đứng ở đâu để cất tiếng gáy?

A. Trống Choai đứng ở góc sân

B. Trống Choai đứng ngất ngưởng trên đống củi ở góc sân

C. Trống Choai đứng ngất ngưởng trên cành chanh

1
11 tháng 2 2019

Đáp án B