K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2021

Tham khảo nha :v

Mô tả kinh tế tỉnh thành em là :
I- TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ NHỮNG NĂM QUA
1- Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra Biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông.

Đà Nẵng cùng với Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, kiên cường trong kháng chiến chống ngoại xâm. Trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, Đà Nẵng tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, năng động, sáng tạo, xây dựng thành phố phát triển khá trên nhiều mặt, trở thành một thành phố cảng biển lớn, là đô thị trung tâm cấp quốc gia, là một trong những trọng điểm phát triển của đất nước, góp phần quan trọng thúc đẩy các tỉnh khác trong khu vực phát triển và trở thành trung tâm kinh tế-xã hội của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Xây dựng và phát triển Đà Nẵng có ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt đối với miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

2- Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, nhất là trong gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ thành phố, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng đã đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng và phát triển thành phố đạt được nhiều thành tựu đáng biểu dương, trong một số lĩnh vực đã có cách làm sáng tạo và có những mô hình tốt.

Thành phố luôn duy trì được nhịp độ phát triển kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành sản xuất và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh; thu ngân sách tăng khá, là một trong những địa phương có nguồn thu ngân sách lớn.

II- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
1- Đà Nẵng bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn, nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt, đặc biệt thành phố phát triển trong xu thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng tăng.

Trên cơ sở tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về phương hướng phát triển đất nước, Đảng bộ và nhân dân thành phố phải nỗ lực phấn đấu vượt bậc, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát huy tính năng động, sáng tạo để xây dựng và phát triển thành phố theo hướng:

Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước.

Đà Nẵng phải phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

2- Để thực hiện phương hướng, mục tiêu trên, Đảng bộ thành phố phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây :
Làm tốt công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, theo hướng thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại.

Tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển thành phố tương xứng với tầm vóc là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung, có tác động lan toả đối với sự phát triển của các tỉnh lân cận, Tây Nguyên và với cả hành lang kinh tế đông - tây, tiểu vùng Mê Kông.

Có kế hoạch và bước đi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nay đến năm 2010 theo hướng cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, sau năm 2010 chuyển sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó chú trọng phát triển công nghiệp có công nghệ cao, dịch vụ có chất lượng cao, xây dựng trung tâm công nghệ cao; khai thác tiềm năng kinh tế biển; phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; quan tâm đến đổi mới công nghệ, tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Phát triển nhanh các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh như vận tải đường sắt, đường bộ, cảng biển, sân bay quốc tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, chuyển giao công nghệ. Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch lớn của đất nước, là đầu mối trung chuyển, quá cảnh và giao lưu hàng hoá - dịch vụ của miền Trung - Tây Nguyên.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Tập trung sức xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng với tốc độ nhanh và bền vững, tạo động lực quan trọng thúc đẩy các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đây là trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng, đồng thời là trách nhiệm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương trong cả nước.

Các cơ quan Trung ương phải thường xuyên quan tâm, phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thành phố Đà Nẵng thực hiện tốt phương hướng phát triển mà Bộ Chính trị đã đề ra.

Các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh trong khu vực cần tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ liên kết, hợp tác với thành phố, tạo không gian kinh tế thống nhất để cùng phát triển và thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển.

2- Giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:
Khẩn trương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng để Bộ Chính trị cho ý kiến. Trong đó, chú ý đến các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho Đà Nẵng là hạt nhân, đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Mặt khác, thành phố Đà Nẵng phải nhận thức rõ hơn nữa trách nhiệm của mình với sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để có hướng liên kết, phối hợp tích cực hơn, khẩn trương hơn.

Trên cơ sở đó, cần tiếp tục chỉ đạo việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và năm 2020; đồng thời, có giải pháp và bước đi trong việc triển khai cụ thể các quy hoạch chi tiết, phù hợp với yêu cầu xây dựng một thành phố cảng biển, công nghiệp hiện đại theo hướng mở, phát huy mạnh mẽ những lợi thế của thành phố.

Khẩn trương ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành và các địa phương trong vùng nhằm tạo không gian kinh tế thống nhất cho toàn vùng, trong đó Đà Nẵng là một cực phát triển, đóng vai trò trung tâm phối hợp hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác để khai thác tiềm năng, thế mạnh của cả vùng.

Chỉ đạo thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện hành, kiểm tra tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, ban hành các cơ chế, chính sách mới nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy thành phố phát triển; tiếp tục phân cấp mạnh hơn, toàn diện hơn cho thành phố, nhất là về thẩm quyền quyết định đầu tư tài chính, ngân sách.

31 tháng 12 2021

cảm ơn hồng xinh gái nha

7 tháng 5 2021

Ủa bạn người Hưng Yên à? Nếu phải thì kb nhá?

7 tháng 5 2021

ukm !!

14 tháng 5 2017

1. Có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

2. Dân cư rất đông đúc, họ sống rất chan hòa, vui vẻ và đoàn kết

3. Kinh tế ở thành phố em rất thuận lợi cho việc trồng lúa và các cây ăn quả + Ngành kinh tế chủ yếu là : trồng lúa, bơ, đu đủ, xoài, ... + Ngành kinh tế phát triển mạnh : chủ yếu là làm nông 4. Có thể là : Công nhân, nông dân, bảo vệ, ... :D

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Tham khảo: Vai trò của biển đối với việc phát triển kinh tế ở thành phố Đà Nẵng

- Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế biển. Cụ thể là:

+ Với đường bờ biển dài, Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp: các bãi biển ở Đà Nẵng có độ dốc không đáng kể, cát có độ trắng mịn cao; ở một vài bãi biển lại xen kẽ với các khối núi tạo nên độ tương phản độc đáo,… đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển mạnh các hoạt động du lịch biển.

+ Địa hình bờ biển Đà Nẵng có độ khúc khuỷu lớn, có vịnh Đà Nẵng khá kín, lại được che chắn bởi dãy Bạch Mã ở phía Bắc và núi Sơn Trà ở phía Nam; với không gian rộng (khoảng 12 km²) và độ sâu vừa phải (khoảng 10 - 17m), Vịnh Đà Nẵng là khu vực vừa có thể phát triển du lịch, khai thác hải sản, vừa có thể xây dựng cảng biển để phục vụ cho ngành vận tải đường biển.

+ Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng khoảng 15000 km2 với nguồn lợi hải sản phong phú, trữ lượng lớn, nhiều loài có giá trị kinh tế cao,… đây là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Tận dụng triệt để các ưu thế về điều kiện từ nhiên, thành phố Đà Nẵng đã sớm xác định: kinh tế biển là một trong những định hướng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của thành phố trong thế kỉ XX.

+ Đà Nẵng đã phát triển hoạt động du lịch ở nhiều bãi biển đẹp, như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô,…

+ Về vận tải đường biển: cảng Đà Nẵng là một trong những cảng biến biển quan trọng ở khu vực miền Trung của Việt Nam hiện nay; đồng thời, cảng Đà Nẵng cong là điểm cuối cùng trong hành lang kinh tế Đông - Tây, kết nối 4 quốc gia là: Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam,…

+ Hoạt động khai thác hải sản cũng được thành phố Đà Nẵng quan tâm, đẩy mạnh.

24 tháng 7 2021

Có thể phân hệ thần kinh thành 2 dạng:

+Thần kinh sinh dưỡng : gồm hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm

+Thần kinh vận động

Chức năng: 

+Hệ thần kinh sinh dưỡng  điều khiển hoạt động của các nội quan

+ Hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương)

Một số hoạt động được điều khiển bởi:

+Hệ thần kinh sinh dưỡng: như động ruột tăng giảm, tim đập, đồng tử co dãn,...

+Hệ thần kinh vận động: tay chân cử động, chạy, nhảy, ...

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồi đầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

- Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bối cảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

  “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương” Kể từ khi được học cô Oanh, em đã thực sự hiểu được câu hát này. Cô giống như người mẹ thứ hai, người mẹ ở ngôi trường tiểu học này. Cô Oanh đã dạy em từ hồi lớp 3 cho đến giờ, những bài học cô dạy chúng em đều ghi sâu trong lòng. Trong đó tiết học khiến em khó quên được nhất lại chính là tiết học cô dạy về bài “Nghĩa thầy trò”.              Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.    Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Gần hết giờ cô dành 5 phút lắng lại kể cho chúng em về người thầy của cô, em nhìn thấy sự xúc động không che giấu được từ trong ánh mắt của cô.     Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, ngay cả mỗi người chúng em cũng không giấu được sự xúc động và bồi hồi trong lòng về một giờ học quá ý nghĩa.    Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo Oanh, cô không chỉ dạy dỗ em nhiều bài học đáng quý trong sách vở mà cả trong cuộc sống nữa. Mai này dù có đi đâu bao xa thì em mãi cũng không thể quên được người mẹ thứ hai này của em

22 tháng 7 2017

Đang biên soạn.

9 tháng 6 2019

+ Máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em, các vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, máy bay...

+ Pin mặt trời là những tấm bán dẫn điện như Silic (Si), germani (Ge)..., có thể rất nhỏ, cũng có thể có rất lớn..Khi được chiếu sáng pin có khả năng biến trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng qua việc làm giải phóng nhiều điện tử trong lòng chất bán dẫn và cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị sử dụng điện bên ngoài.

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Nguồn lực tự nhiên phát triển kinh tế ở TP. Hà Nội

- Địa hình chủ yếu là đồng bằng => thuận lợi cho quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với 1 mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng.

- Nước mặt: nhiều hồ, đầm tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái => phát triển du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhiều loài có giá trị kinh tế.