K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2021

cái ô nhé

20 tháng 12 2021

tán bàng xòa ra giống như người mẹ đang che nắng cho con 

11 tháng 7 2020

1.Cái ô.

2. những chùm sao.

3. Ngọn lửa.

4. Chiếc gương khổng lồ.

5. Quả cầu lửa khổng lồ.

11 tháng 7 2020

1. Tán bàng xòe ra giống như cái ô .

2. Hoa xoan nở từng chùm như những chùm sao .

3. Nhưng lá bàng mùa đông đỏ như ngọn lửa .

4. Mặt hồ nước tựa như chiếc gương khổng lồ .

5.Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ .

Chúc bạn học tốt

Câu 1. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

Tán bàng xòe ra giống như…. (cái ô, mái nhà, cái lá). => Cái ô.

Câu 2. Điền tiếp vào chỗ trống để câu có hình ảnh so sánh.

Những lá bàng mùa đông đỏ như… ……………… (ngọn lửa, ngôi sao, mặt trời). => Ngọn lửa.

Câu 3. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh:

A. Những chú gà con chạy như lăn tròn. B. Những chú gà con chạy rất nhanh. C. Những chú gà con chạy tung tăng. => A

11 tháng 2 2022

câu 1 - cái ô

câu 2 - ngọn lửa

câu 3 - A. Những chú gà con chạy như lăn tròn.

Điều kì diệu của mùa đông  Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:  - Con có thể thành hoa không hả mẹ?  - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá.  - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho mọi người.  - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!  - Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.  Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ... Mong ước...
Đọc tiếp

Điều kì diệu của mùa đông  Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:  - Con có thể thành hoa không hả mẹ?  - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá.  - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho mọi người.  - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!  - Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.  Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ... Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.  Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành... Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...  Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ  Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kìa! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ!  - Mẹ ơi!...- Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.  (Theo Quỳnh Trâm) 

Dựa vào nội dung bài văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây:  Câu 1: Lá Non thầm mong ước điều gì? 
( Mức 1)  A. Hoá thành bông hoa bàng B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực  C. Hoá thành một chiếc lá đỏ D. Hoá thành một chiếc lá vàng 
 Câu 2: Câu văn : Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ... là : ( Mức 1)  A. Câu đơn.  B. Câu ghép có hai vế câu.  C. Câu ghép có ba vế câu.  D. Là hai câu đơn.  
Câu 3: Lá bàng chuyển sang màu vàng vào mùa nào trong năm? ( Mức 1)  A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông
  Câu 4: Chủ ngữ trong câu: Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình.  là: ( mức 2)  A. Cây bàng lặng lẽ  B. Cây bàng  C. Cây bàng lặng lẽ thu hết  D. Cây bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang  
Câu 5 : Trong câu :  Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Từ  hối hả thuộc từ loại nào? ( Mức 2 )  A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D . Đại từ  
Câu 6 : Thành ngữ , tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống Nhân ái của dân tộc ta.  ( Mức 2 )  A. Máu chảy, ruột mềm  B. Lá lành đùm lá rách  C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.  D. Cày sâu cuốc bẫm  
 III. Hoàn thành các bài tập sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu của câu hỏi.  
Câu 7: Nếu em là chiếc lá trong bài văn trên , em sẽ thầm thì điều gì với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước? Em hãy đóng vai chiếc lá viết lại lời thầm thì ấy bằng hai câu văn.
Ai làm nhanh sẽ tick

1
14 tháng 4 2023

1) C

2) B

3) C

4) B

5) C

6) B

7) Mẹ ơi! con đã trở thành chiếc lá đỏ rực rồi này, vui quá!

Đúng thì tick cho mình nhé. thanks bạn(mình trả lời muộn)

Điều kì diệu của mùa đôngCây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:- Con có thể thành hoa không hả mẹ?- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!- Mỗi vật có một sắc...
Đọc tiếp

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

- Con có thể thành hoa không hả mẹ?

- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ...

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.

- Mẹ ơi!... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Đọc thầm bài “Điều kì diệu của mùa đông” , gạch chân đáp án đúng 

Câu 1 (0,5 đ). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

A. Hoá thành một chiếc lá vàng.

B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.

C. Hoá thành bông hoa bàng.

D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.

B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.

C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:

A. vội vã

B. lo lắng

C. chậm rãi

D. mát mẻ

Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?

A. Để dành được rất nhiều.

B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

C. Cho đi từng chút, từng chút.

D. Để dành và mang cho đi.

Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:

A. Lá Non.

B. Lá non im lặng.

C. Lá Non, nó.

D. Lá Non, nó thầm mong.

Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

 

Câu 11 (1 đ). Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?

 

1
8 tháng 4 2022

Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

A. Hoá thành một chiếc lá vàng.

B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.

C. Hoá thành bông hoa bàng.

D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.

B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.

C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.

D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:

A. vội vã

B. lo lắng

C. chậm rãi

D. mát mẻ

Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?

A. Để dành được rất nhiều.

B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.

C. Cho đi từng chút, từng chút.

D. Để dành và mang cho đi.

Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:

A. Lá Non.

B. Lá non im lặng.

C. Lá Non, nó.

D. Lá Non, nó thầm mong.

Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

-Mai có 1 giọng nói thật ngọt ngào

Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

Được liên kết bằng cách thay thế từ ngữ

 

12 tháng 4 2022

cảm ơn bạn vui

Cuối đông, lá bàng giống như những tấm thiếp màu đỏ báo tin mùa đông đang tàn và mùa xuân sắp đến. Vậy màu xanh của lá biến đi đâu nhỉ? Có phải suốt hè, những tán bàng chăm chỉ che mát cho đường phố, chịu cái nắng gắt như lửa nên đến mùa đông, nắng đọng lại thành màu đỏ trên lá? Còn màu xanh của lá thì bay lên trời? Rồi mùa xuân đến, màu xanh ấy biến thành những hạt mưa li...
Đọc tiếp

Cuối đông, lá bàng giống như những tấm thiếp màu đỏ báo tin mùa đông đang tàn và mùa xuân sắp đến. Vậy màu xanh của lá biến đi đâu nhỉ? Có phải suốt hè, những tán bàng chăm chỉ che mát cho đường phố, chịu cái nắng gắt như lửa nên đến mùa đông, nắng đọng lại thành màu đỏ trên lá? Còn màu xanh của lá thì bay lên trời? Rồi mùa xuân đến, màu xanh ấy biến thành những hạt mưa li ti bay về trái đất, đậu xuống những cành bàng khẳng khiu và lớn dần lên thành những búp bàng ? Đầu tiên búp cũng có màu đỏ. Không phải màu đỏ chói mà tím hồng, rồi lại theo độ lớn, biến thành xanh non.Khi những trận mưa xuân đã hết, cây bàng lại xanh ròn màu xanh của lá mùa hè. a. đoạn văn trên tả gì? Tác giả đã miêu tả theo trình tự nào? b. Cách tả của tác giả có gì độc đáo? c. Nêu cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn. ai giúp mik với

3
23 tháng 8 2023

ai giúp mik vớiiiiiiiiiiiiiii

a. Đoạn văn trên tả cây bàng trong giai đoạn giao mùa từ đông sang xuân. 

Tác giả đã miêu tả theo trình tự thời gian: đông – xuân – hạ – thu.

b. Cách tả của tác giả độc đáo là: miêu tả sự biến đổi của màu lá bằng biện pháp so sánh, nhân hoá. Tác giả miêu tả kết hợp với cách lí giải bằng trí tưởng tượng tạo ra những hình ảnh sinh động, hấp dẫn gây ấn tượng với người đọc. 

c. Cảm nghĩ của em: Em cảm thấy cây bàng mỗi mùa đều có mang một nét đẹp riêng khiến lòng người xao xuyến

 

Đề bài : Tả cây bàng ở trên sân trường ema. Mở bài:Giới thiệu cây muốn tả (Cây bàng).• Cây bàng do ai trổng? (Do lớp các anh chị khóa trước trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này).• Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây bàng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cầy đã qua tám mùa hoa nở).b. Thân bài:• Tả bao quát:- Dáng cây to, cao.- Tán cầy rộng.- Cây bàng như...
Đọc tiếp

Đề bài : Tả cây bàng ở trên sân trường em

a. Mở bài:

Giới thiệu cây muốn tả (Cây bàng).

• Cây bàng do ai trổng? (Do lớp các anh chị khóa trước trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này).

• Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây bàng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cầy đã qua tám mùa hoa nở).

b. Thân bài:

• Tả bao quát:

- Dáng cây to, cao.

- Tán cầy rộng.

- Cây bàng như một cụ già lom khom.

• Tả chi tiết:

- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.

- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng rất đẹp.

- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.

- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.

- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.

- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.

- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.

- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...

• Tả vẻ đẹp của cây bàng qua từng mùa:

- Mùa xuân:

+ Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn.

+ Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn.

+ Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt phủ kín cây bàng.

- Mùa hạ:

+ Cây bàng xanh um lá.

+ Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi.

+ Những chú chim đua nhau làm tổ.

- Mùa thu:

+ Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắt, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng

+ Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu, có quả rụng lăn lóc trên mặt đất.

- Mùa đông:

+ Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi, những cái u trên thân trơ ra với gió đông lạnh lẽo.

+ Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám.

+ Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sót lại.

Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em

Ai làm đúng như trên dàn ý và nhanh mình tik nha

2
15 tháng 5 2020

mình viết nha, có chỗ nào sai sót thì nói cho mình 

“Ô, nắng kìa! Các bạn ơi, hãy lại đây núp dưới những vòng tay mát rượi của tôi đi!”. Dường như đó là tiếng gọi thầm của cây bàng ở giữa sân trường mà chúng tôi thường nghe thấy vào mỗi giờ ra chơi.

Cây bàng cao lắm, ngọn nó cao hơn mái ngói lớp em. Thân nó to đến nỗi hai đứa chúng em ôm không xuể. Cũng chẳng biết vì sao, mình nó đầy những u bướu xù xì. Trên lớp vỏ màu nâu sẫm, những mảng vỏ già đã lốm đốm bong ra, để lộ một lớp vỏ mới màu nâu tươi. Tán lá bàng gồm nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau hơn cả mét. Cành bàng chĩa ngang, đan xen nhau tạo thành vòng tròn quanh thân.

Lá nó to gần bằng cái quạt, xanh mướt, mềm mại, đan xen vào nhau như có một bàn tay vồ hình nào đó xếp đặt. Tán bàng xoè ra giống như một chiếc ô lớn nhiều tầng. Dưới tán lá ấy, ánh nắng mặt trời gần như không sao lọt xuống được. Cây bàng toả bóng rợp cả một khoảng đất rộng che mát cho chúng em.

Vào những ngày nắng hạ oi nồng, dưới gốc bàng, lốm đốm những chấm nắng vàng tươi. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, tán lá rì rào, xào xạc như đang trò chuyện với nhau. Còn gì thú vị hơn khi được cùng bạn bè vui chơi dưới gốc bàng râm mát này. Cái nóng mùa hè được xua tan và gương mặt trẻ thơ chúng em lại rạng lên một niềm vui mới. Trong từng tán lá kia, tiếng những chú chim sâu lích rích, lích rích hoà cùng tiếng cười đùa của chúng em tạo nên một âm thanh quá là trong trẻo.

Đứng dưới gốc bàng nhìn lên, từng kẽ lá thấy xuất hiện những cánh sao nhỏ li ti màu vàng nhạt. Thì ra đó chính là hoa bàng. Hương của nó thơm dìu dịu. Để rồi một thời gian sau, nó cho những chùm quả hình thoi xanh xanh lẫn trong tán lá. Đám học trò chả dễ gì quên được mùi thơm hấp dẫn, vị chua chua, ngọt ngọt của trái bàng chín vàng, cùng vị vừa bùi vừa ngậy của nhân bàng.

Em rất yêu thích cây bàng này. Những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò đang ngày ngày được chúng em gửi vào những tán lá bàng. Cây như người bạn tốt bụng của tất cả chúng em.

15 tháng 5 2020

Cảm ơn bạn nha

9 tháng 10 2016

a) Từng chùm hoa phượng đỏ như những đốm lửa hồng.

b) Tán lá bàng xòe ra giống một chiếc ô khổng lồ che nắng mưa cho chúng em.

9 tháng 10 2016

Từng chùm hoa phượng đỏ như những đốm lửa hồng .

Tán lá bàng xòe ra chẳng khác gì những chiếc ô che nắng cho chúng em .

17 tháng 10 2019
BỘ NST Ở NAM BỘ NST Ở NỮ
Cặp nhiễm sắc thể không tương đồng XY Cặp NST tương đồng XX
khi giảm phân cho ra 2 loại giao tử là X và Y khi giảm phân sẽ cho ra 1 loại giao tử đó là X

giống nhau

- đều tồn tại thành từng cặp.

- đều có cấu tạo đặc trưng cho từng loài

- đều qui định giới tính và chứa các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính.

17 tháng 10 2019

....

ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA MÙA ĐÔNG Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: - Con có thể thành hoa không hả mẹ? - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá – Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho con người. - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ! - Mỗi vật có một màu sắc và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành...
Đọc tiếp

ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA MÙA ĐÔNG Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: - Con có thể thành hoa không hả mẹ? - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá – Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho con người. - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ! - Mỗi vật có một màu sắc và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành chiếc lá đỏ…Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa…giúp cây thấu hiểu hết. Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành…Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu… Thu đến, muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi nứt nẻ… Đông tới, cây cối trơ cành rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương…Nhưng kìa! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: Mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ! Mẹ ơi!.......- Chiếc lá thì thầm điều gì đó với Cây Bàng. (Theo Quỳnh Trâm

Câu 4: Vì sao có lúc cây bàng cảm thấy như sắp bốc cháy?

0