K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2021

đâu em
 

13 tháng 12 2021

undefined

29 tháng 12 2021

Phan Châu Trinh (1872-1926) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỉ XX. Ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa
sâu sắc:
"Làm trai đứng giữa đất cỏn Lỏn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con".
Nhan đề bài thơ là "Đập đá ở Côn Lôn”, nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo với cái án khổ sai chung thân.
1. Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc "đứng giữa đất Côn Lôn", bị tù đày khổ sai là một thách thức nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vản "lừng lẫy làm cho lở núi non". Hai từ "đứng giữa" biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ "làm cho lở núi non" thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.
Các vị ngữ: "đánh tan" và "đập bể" vừa tả thực sức mạnh đập đá "năm bảy đống" và "mấy trăm hòn", đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:
"Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn"
2. Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù (thúng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. "Thân sành sỏi" và "dạ sắt son" là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phấm chất cách mạng của nhà thơ:
"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son"
Các từ ngữ: "bao quản" và "chi sờn" biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp nhiều trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:
"Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân;
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng ti-nh thần"
(Bốn tháng rồi)
3. Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đổ đại sự (vá trời) mà khổng thành (lỡ bước). Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đày, gian nan chỉ là "việc con con" không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chiến sĩ:
"Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con."
"Đập đá ở Côn Lôn" tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng.
Ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để dãi bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" này. Cúi tâm, cái chí của nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.

8 tháng 4 2021

Chế biến thức ăn lên men chứ nhỉ? bằng men?

22 tháng 3 2021

Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một tác phẩm nổi tiếng viết về người nông dân trong kháng chiến. Hình ảnh ông Hai, nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu chung thủy với kháng chiến, với Bác Hồ.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai là một người nông dân nghèo khổ chất phác. Cũng như bao người khác, cuộc đời ông đã trải qua những giai đoạn sóng gió, đau khổ tuyệt vọng, ông Hai đã bị bọn hương lí trong làng “truất ngôi trừ ngoại”, đó là một điều xót xa cho người yêu làng như ông Hai. Có làng, có nhà, có cửa mà ông phải “phiêu dạt lang thang hết nơi này đến nơi khác”. Cuộc sống đói nghèo cực khổ nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt. Sau mười mấy năm trời lênh đênh ông cũng tìm cách về lại làng mình, về đến làng, cuộc sống đói nghèo vẫn không chấm dứt.


 
Không những phải chịu đựng cuộc sống đói nghèo cùng cực, người nông dân như ông Hai phải phục dịch cho bọn hương lí. ông Hai bị gạch đổ bại một chân trong một lần phu phen tạp dịch. Cuộc sống thật tối tăm cùng cực, ông bị vùi dập đủ đường. Sống một cuộc sống như thế nhưng tấm lòng của những người nông dân như ông Hai vẫn hướng về làng mình, vẫn yêu làng mình, vẫn yêu làng sâu sắc. Với ông Hai, làng chợ Dầu đã trở thành máu mủ ruột rà. Ông hãnh diện với làng ông, ông khoe làng chợ Dầu với mọi người ở mọi nơi mà ông đến. Nhiều lúc ông nói về làng mình cho đỡ nhớ. Người đọc thấu hiểu tình cảm sâu sắc của ông Hai với nơi chôn nhau cắt trôn. Ông khoe làng ông có “cái sinh phần của viên tổng đốc” có bề dày truyền thống, có cảnh đẹp nổi tiếng cả vùng. Tất cả những gìthuộc về làng đối với ông Hai đều thiêng liêng gắn bó. Do đó, mặc dù cái sinh phần đã gieo rắc cho ông, cho bao người khác tai hoạ song ông vẫn cảm thấy tự hào. Dường như trong tâm trí ông Hai, cái sinh phần đó là sức lực của cả làng. Và có một chút rất riêng của bản thân ông, tình yêu làng của ông Hai thật giản dị, chất phác.


 
 
Sau cách mạng, ông vẫn khoe làng mình nhưng ông khoe làng mình có cái “nhà thông tin rộng rãi”, “có chòi phát thanh”, khoe làng mình giàu có, trù phú… Ông không khoe cái sinh phần cụ Thượng nữa, bởi bây giờ ông đã hiểu được nhiều điều. Ông đã được tiếp xúc với cách mạng, với đấu tranh, vẫn khoe làng, vẫn là tình yêu làng của con người chất phác, hiền lành, song trong tình yêu làng có một tình cảm khác đang trỗi dậy, lớn mạnh hơn, cao cả hơn, thiêng liêng hơn.

Ngày đầu tiên xúc với cách mạng, ông Hai có cái bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu của người nông dân chất phác, vốn quen bị vùi dập nay tiếp xúc với đấu tranh, với chính trị. Cách mạng tháng Tám đến với những người như ông Hai mang theo một sự thay đổi về cuộc đời, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong họ, ông đi theo cách mạng với tất cả lòng nhiệt thành, say mê, hăm hở của mình. Ông nguyện ở lại chiến đấu với xóm làng và khi phải đi tản cư ông cũng tự an ủi mình: “đi tản cư cũng là kháng chiến”.


 

 
Tình cảm của người nông dân này dành cho cách mạng, cho kháng chiến chân thành, sâu sắc vô cùng. Câu chuyện của ông Hai bây giờ chỉ xoay quanh về kháng chiến, cách mạng, về tự vệ làng ông. Tình yêu làng, yêu nước hòa quyện trong con người ông Hai ngày càng rõ rệt. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông Hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân”. Trước hết, đó là sự xót xa của ông về làng mình, sự phản bội của nơi chôn nhau cắt rốn của mình, ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước sự việc đó. Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông với niềm hãnh diện, tự hào. Vậy mà bâygiờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu loé lên như một tia hi vọng nhưng rồi lại tắt ngấm. Từ lâu ông yêu làng ông, mong được trở về với làng song trong ông tin yêu nước mạnh hơn, thiêng liêng hơn, không vì làng mà bỏ nước, bỏ kháng chiến. Giữa sự giằng co trong tâm hồn, ông Hai đã tự thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thìyêu thật đấy, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù… Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bốcon ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai…”.

 
Cách mạng đã đổi đời cho người nông dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gạt sang một bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng, với Bác Hồ của những người nông dân như ông chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, từ máu thịt.

Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, ta hiểu và cũng mừng với sự hớn hở của ông Hai khi ông nghe cái tin làng trở về gắn bó vớinhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ nay ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt, giữa làng và nước. Cái vui của ông Hai là cái vui của một con người yêu quê hương đất nước sâu sắc. Niềm vui khiến ông lão như trẻ con “lật đật, bô bô” kể về làng mình bị “đốt nhẵn”. Nhà của ông bị cháy trụi, mà ông không để ý, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này làng ông là làng kháng chiến và ông lão bây giờ có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về làng chợ Dầu kháng chiến của mình.


 
Kim Lân rất thành công khi xây dựng và khắc hoạ hình ảnh ông Hai trong lòng người đọc. Đó là một người nông dân nghèo khổ, yêu làng mình sâu sắc. Được cách mạng đổi đời, ông lão nguyện đi theo cách mạng và trung thành với kháng chiến. Hình ảnh ông Hai sông động, chân thực vànhững nét tính cách rất nông dân chất phác, chân thành là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

 
Vốn là những con người chân thực, chất phác, nhưng ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi, người nông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành, một lòng hăm hở. Cuộc đời người nông dân Việt Nam rẽ sang bước ngoặt mới, tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hòa chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông Hai day dứt, tủi hổ, khổ sở khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng. Đó là lòng trung thành, là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà thối bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. Họ – những người như ông Hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù. Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng, tất cả trở thành sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.

Tác phẩm “Làng” của Kim Lân đã khắc họa hình ảnh ông Hai hết sức sống động, chân thực với những chi tiết dân dã mộc mạc. Hình ảnh ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam sau cách mạng. Ta cảm nhận được sự sôi nổi trong mỗi người nông dân đã được đổi đời nhờ có cách mạng, họ hiểu điều đó và gắn bó với cách mạng với lòng trung thành, biết ơn sâu sắc.

22 tháng 3 2021

Lê Minh Khuê, nữ nhà văn mê đắm tuổi trẻ mà như nhà văn Tạ Duy Anh từng nói: “Chị là người sùng bái tuổi trẻ”, “Tất cả những nhân vật trẻ của chị Khuê đểu trải qua những giây phút ghê gớm của cuộc đời nhưng cuối cùng đểu giữ được hạt ngọc của nhân cách.” Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi phải chăng cũng là một nhân vật như thế, một nhân vật trong khói lửa tàn khốc của chiến tranh vẫn lạc quan, kiên cường và sáng ngời vẻ đẹp của tuổi trẻ? vẻ đẹp ấy được tập trung miêu tả thật sống động trong truyện ngắn Những Ngôi Sao Xa Xôi.

Được viết bởi một nhà văn mê đắm tuổi trẻ như thế, Những ngôi sao xa xôi là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất làm công việc đẹp nhất. Đó là những cô gái với tâm hồn trong sáng, mơ mộng; tính cách anh dũng, hổn nhiên. Trước hiện thực chiến tranh ác liệt, cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng họ vẫn giữ được tinh thẩn lạc quan và lòng quả cảm. Ba nữ thanh niên xung phong cùng với tác phẩm là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Những con người sẵn sàng tham gia đấu tranh, bảo vệ đất nước:


 
Chúng tôi ra đi không tiếc đời mình

Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc

Nhưng ai củng tiếc tuổi hai mươi còn chi Tổ quốc?

Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…

(Những người đi tới biển – Thanh Thảo)

Lê Minh Khuê khi viết về những cô gái tuổi thanh xuân đã sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật Phương Định kể câu chuyện vê’ tuổi trẻ của mình và của đơn vị mình. Câu chuyện chiến tranh vốn chỉ được biết đến qua những trang sử nhờ vậy mà trở nên gẩn gũi, tự nhiên. Cùng với ngôn ngữ sinh động, trẻ trung và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật nữ rất tinh tế, sắc sảo của một nhà văn nữ, tác phẩm đã làm sống lại hình ảnh đẹp về những chiến công hiển hách, phi thường của ba cô gái Thao, Nho, Phương Định trong tổ trinh sát mặt đường, cũng như của hàng vạn cô gái thanh niên xung phong khác trên con đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Những cô gái ấy đều còn rất trẻ nhưng vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, họ đã không ngần ngại đem tuổi xuân và sức trẻ cống hiến cho non sông. Dù phải làm việc dưới mưa bom bão đạn, phải phá bom đường để những đoàn quân thuận lợi tiến vào giải phóng miền Nam. Ba cô gái đều có những nét đẹp riêng nhưng lại mang chung vẻ đẹp của tình yêu quê hương, xứ sở, niềm tin vê’ một tương lai tất thắng. Họ sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì miền Nam thân yêu, vì độc lập, tự do muôn đời của đất nước.

 

 
Phương Định – nhân vật chính cũng là người kể chuyện của tác phẩm, giữ nhiệm vụ trong tổ trinh sát mặt đường. Cô cùng hai người đổng đội của mình là Nho và Thao ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm, tập trung nhiều bom đạn, sự nguy hiểm và ác liệt nhất; từng ngày từng giờ phải đối mặt với “Thần Chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.” Chính hoàn cảnh công việc ấy, vẻ đẹp anh dũng, kiên cường của Phương Định càng được bộc lộ rõ nét. Nhận biết được nguy hiểm cận kề nhưng Phương Định luôn đặt nhiệm vụ lên hàng đẩu. Dù có lúc chị cũng nghĩ đến cái chết, nhưng suy nghĩ này rất mờ nhạt, còn suy nghĩ rực cháy trong chị là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không?”, “làm thế nào để châm mìn lần thứ hai”. Ngay cả khi âm thanh sắc lạnh của mìn vang lên, chị vẫn như vừa trách, vừa nhắc nhở mình: “Phải nhanh hơn chút nữa”. Ngay cả khi trên người mang vết thương chưa lành miệng, chị vẫn một lòng muốn tiếp tục và hoàn thành nhiệm vụ.

Cùng với vẻ đẹp anh dũng, kiên cường, vẻ trẻ trung, nữ tình, yêu đời là nét đẹp nổi bật ở cô gái Hà Nội – Phương Định. Đoạn trích trên tập trung khắc họa vẻ đẹp này của chị. Đó là vẻ trẻ trung, hổn nhiên, yêu đời. Trong Phương Định có nét gì đó còn rất tinh nghịch, trẻ con. Đó là những khi ngổi nghiêng mình, dựa vào thành đá mà “hát khe khẽ” – những bài hát rất lạ kì. Phương Định “mê hát”, chị thích những bài hát quan họ mềm mại, dịu dàng, thích khúc dần ca của Hổng quân Liên Xô Ca-chiu-sa, thích ngồi bó gối mơ màng trước những bài dân ca Ý… Tâm hồn chị cũng phong phú như những điệu nhạc mà chị yêu thích, phong phú như cả những khúc hát chị bịa ra. Cứ “thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa lời ra mà hát” – những ca từ tự viết nên ấy đã tạo nên vẻ yêu đời và lãng mạn của chị. Những ca từ mà chính chị tự nhận “ bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi củng ngạc nhiên”. Dù Lê Minh Khuê không viết ra những lời ca do chị bịa nhưng chắc hẳn đó là lời ca viết nên bởi một cô gái có tâm hồn hài hước. Phải có sự dí dỏm, hài hước gắn với sự lạc quan, chị mới có thế thừa nhận “đôi khi bò ra mà cười một mình”. Trong những khúc hát ấy là cả tình yêu, lí tưởng sống và khao khát mãnh liệt của tuổi trẻ chị gửi vào lời ca.


 

 
Cô gái trẻ trung như chị mang vẻ đẹp nữ tính và sự tự ý thức về bản thân. Phương Định trong lời tự giới thiệu “là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.” Như minh chứng cho điều đó, chị nói về vẻ ngoài của mình, một vẻ đẹp vừa đặc trưng của những cô gái thanh niên xung phong trong trí tưởng tượng của mỗi chúng ta với “hai bím tóc dày, tương đối mềm”, bộ quẩn áo thanh niên xung phong xanh màu hi vọng và chiếc mũ tai bèo cùng chống chịu mưa nắng. Đó cũng là vẻ đẹp rất riêng của cô gái Hà Thành với “một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Có lẽ, vẻ đẹp ấy giống như nét đẹp thanh lịch của những cô gái từ xưa xuất hiện trong câu ca: “Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang” để sau này được tái hiện trong những bài ca, cầu hát như bức Thiếu nữ bên hoa huệ (Tô Ngọc Vân), vẻ đẹp ấy còn thể hiện trong đôi mắt chị, một đôi mắt mà các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Tạo nên cái nhìn ấy có lẽ là một đôi mắt sâu và sắc sảo với những suy tư rất riêng của chị. Đôi mắt mà chính chị củng rất thích ngắm nhìn với tình yêu và sự tự ý thức về bản thân: “tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng!’ Sự tự ý thức ấy còn ở chỗ chị biết: “các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày”. Dù vậy, chị cũng không “săn sóc, vồn vã”, chị “thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt”. Đó là vẻ thùy mị, duyên dáng, kín đáo của riêng chị mà Lê Minh Khuê phải tinh tế lắm mới khắc họa được. Vẻ kiêu ngám ấy là tâm lí rất đời thường của phụ nữ, đặc biệt là những cô gái trẻ đẹp và ý thức được về bản thân mình như Phương Định. Nét tâm lí ấy càng khiến chị trở nên chân thực, gẩn gũi và đáng yêu hơn đối với mỗi độc giả.

 
Vẻ đẹp của Phương Định còn là vế đẹp của lí tưởng, của ước mơ hoài bão. Chị đã thừa nhận cử chỉ “đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt” chỉ là làm điệu thế thôi. “Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là trong những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Là người sống có lí tưởng, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên vẻ đẹp mà chị yêu quý, trần trọng và ngưỡng mộ cũng là vẻ đẹp của những con người đang từng ngày, từng giờ cống hiến tuổi xuân và sức trẻ cho công cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc. chính lòng trân trọng những chiên sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu trên mặt trận ấy là động lực giúp chị vượt qua nguy hiểm, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Với chị, tình cảm ngưỡng mộ ấy có lẽ đã được hình thành từ khi chưa “gác

bút nghiên lên đường đi chiến đấu”. Và giờ đây, khi đã tham gia cuộc cách mạng vĩ đại này, lòng ngưỡng mộ ấy phát triển thành tình đổng chí, đồng đội thiêng liêng, cao quý, trở thành vẻ đẹp ngời sáng trong tái tim cô thanh niên xung phong Phương Định.


 
Tất cả những nét đẹp ấy được nữ nhà văn khắc họa một cách tài tình. Khi xây dựng nhân vật, Lê Minh Khuê đã chọn phương thức trần thuật hợp lí, ngôi kể thứ nhất không chỉ giúp câu chuyện và nhân vật trở nên gần gũi, tự nhiên mà những suy nghĩ, xúc cảm của nhân vật cũng được bộc lộ đầy đủ, rõ nét. Và có lẽ, chính sự tinh tế của một nữ nhà văn đã giúp Lê Minh Khuê khắc họa được vẻ đẹp rất thực, rất đời thường của nhân vật Phương Định, từ sở thích ngân nga theo giai điệu, tự bịa lời ca đến nét thanh lịch của cô gái Hà Thành hay vẻ kiêu ngầm rất riêng của cô gái trẻ. Chính những nét đặc sắc nghệ thuật ấy đã góp phần tạo nên một Phương Định rất gấn gũi, thân quen và rất Hà Nội.

 
Những ngôi sao xa xôi cùng hình tượng cô thanh niên xung phong Phương Định đã góp phần khắc họa những vẻ đẹp ngời sáng thời “mưa hom bão đạn”, vẻ đẹp của những cô gái bên cạnh vẻ đẹp của những chàng trai vui tươi, gan dạ, dũng cảm, vô cùng hài hước, tếu táo: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là vẻ đẹp của cô gái trong bài thơ của Đỗ Trung Quân không thấy được “vết bầm trên má” trong “chuyến tải thương mấy lân trượt ngã”, vẻ đẹp của Những bông hoa trên tuyến lửa cũng giống như vẻ đẹp của Những ngôi sao xa xôi mà các anh chiến sĩ thường viết thư thăm hỏi, thường cất lời ngợi ca:

Tôi thấy rồi em ơi giữa cuộc hành quân

Niềm kiêu hãnh trong mắt em kỳ lạ

Trong chiếc áo bạc màu đôi miếng vá

Cô gái Việt Nam đẹp đến lạ thường.

(Đỗ Trung Quân)

Họ là:

Những người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước (Nguyền Khoa Điểm)

Càng cảm phục vẻ đẹp của nhân vật Phương Định, ta càng thêm biết ơn những lớp thanh niên đã ngã xuống, hi sinh cho sự nghiệp giải phóng, bảo vệ dân tộc. Phương Định cùng hai đồng đội Nho và Thao, cùng muôn vàn các chàng trai, cô gái khác đã đánh đổi tuổi xuân cho nền hòa bình, dần tộc. Chiến tranh qua đi, tuổi trẻ và thậm chí cả tính mạng của họ cũng không còn, nhưng vẻ đẹp sáng ngời của lí tưởng sống, của lòng dũng cảm, kiên cường đấu tranh và nét hồn nhiên, trong sáng, vui tươi của họ sẽ sống mãi trong lòng chúng ta như những vì sao lấp lánh trên bầu trời đêm.

Câu 14)

a, Mắc ở bên phải, ngay cạnh chốt dương ( tức là dấu " + " )

b, Do mắc nối tiếp nên

\(I=I_1=I_2=0,54A\) 

c, Ta có

\(U_{13}=U_{12}+U_{23}=4,5+2,5=7V\) 

d, Ko sáng được do 2 đèn mắc nối tiếp nhau

24 tháng 3 2023

loading...

loading...

\(#TyHM\)

24 tháng 3 2023

Chữ hơi lên dòng xuống dốc, không đọc đc chữ nào thì hỏi mk ạ

5 tháng 4 2016

Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…

6 tháng 4 2016

Học bài thơ “Lượm” xong, trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé Lượm vô cùng đáng yêu. Đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng em.
Một hôm, vẫn như mọi lần, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai, bước nhanh trên con đường quê. Nhưng con đường Lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên? Lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt, bom đạn khỏi lửa mịt mù. “Đạn bay vèo vèo” qua đầu nhưng chú vẫn “Sợ chi hiểm nghèo”. Bỗng đạn nổ, “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm như đang chì vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, thanh thản khi hi sinh… Lượm không chết. Lượm vẫn còn mãi trong lòng dân tộc, trong mỗi chúng em.