K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2021

Không học bài nên mượn phao,phao xong trả nó.

3 tháng 3 2021

”Lá lành đùm lá rách’’ bàn về tinh thần nhân ái của con người trong cuộc sống. “Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, đẹp đẽ , ngụ ý là những người có cuộc sống đầy đủ . Còn “lá rách” là những chiếc lá không còn được nguyên vẹn như ban đầu hay là chỉ những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Câu tục ngữ là lời khuyên dạy của ông cha ta về lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam. Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một nình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng. Vi vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn (vật chất, tinh thần, sức khỏe) thì những người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm bọc để họ có thể cố gắng vượt qua hoàn cảnh, nỗi đau. Giúp đỡ những người gặp khó khăn thì không chỉ tự ta thấy thoái mái trong lòng mà còn được những người xung quanh cũng sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Và chắc chắn trên con đường đời, nếu không may ta gặp khó khăn thì cũng sẽ có những bàn tay đưa ra giúp đỡ ta vượt qua tất cả. Yêu thương nhau! là những gì mà câu tục ngữ hướng đến . hãy chung tay vì cộng đồng, vì một một dân tộc vững mạnh

câu đặc biệt là yêu thương nhau

câu rút gọn là hãy chung tay vì cộng đông, vì một dân tộc vững mạnh

3 tháng 3 2021

THANKS NHA!!!

10 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết lên những nốt nhạc “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Đây là những dòng tâm sự rất đời, rất người của nhạc sĩ về tấm lòng của con người trong xã hội này. Chúng ta cùng chung sống dưới một bầu trời, trong một thể thống nhất là xã hội. Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau. Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh.

20 tháng 4 2022

còn cái nị

4 tháng 5 2022

“Lá lành đùm lá rách” là một câu tục ngữ giàu ý nghĩa. Trước hết, câu tục ngữ gợi ra một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống. Các bà, các mẹ hay dùng lá để gói bánh, các lớp lá xếp lên nhau. Lá rách bên trong. Lá lành bên ngoài. Từ thực tế như vậy, liên tưởng đến con người. “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Họ luôn cần đến sự giúp đỡ của những người có hoàn cảnh tốt đẹp hơn mình. Do vậy thương người như thể thương thân là lẽ tất yếu. Những người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh. Lời khuyên được gửi gắm qua câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Khi chúng ta giúp đỡ người khác, bản thân cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn. Từ sự giúp đỡ này, cuộc sống của con người sẽ ngày tốt đẹp hơn, xã hội trở nên văn minh hơn.

4 tháng 5 2022

viết bài văn nha mn

 

7 tháng 12 2021

Tham khảo:

-Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Tuy rằng khác rống nhưng trung một giàn

-Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ

-Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

-Thương người như thể thương thân.

-Một miếng khi đói bằng một gói khi no

-Đôi ta cùng bạn chăn trâu

Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng.

-Anh em cốt nhục đồng bào

 Kẻ sau người trước phải hào cho vui

-Nhường cơm, sẻ áo-Tuy rằng xứ bắc, xứ đông

Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em

Tham khảo

-Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

-Thương người như thể thương thân.

-Một miếng khi đói bằng một gói khi no

-Đôi ta cùng bạn chăn trâu

Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng.

-Anh em cốt nhục đồng bào

 Kẻ sau người trước phải hào cho vui

-Nhường cơm, sẻ áo-Tuy rằng xứ bắc, xứ đông

Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em

13 tháng 11 2018

Đó là câu chuyện về anh Nguyễn Giang Nam - Học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế đã dũng cảm hi sinh thân mình cứu ba người bạn khỏi chết đuối.

Vào một chiều chủ nhật, tháng 10 năm 1998, Nguyễn Giang Nam cùng các bạn đi đá bóng, sau khi đá bóng xong các bạn rủ nhau xuống tắm ở dòng sông Như Ý, vì bị cảm nên Giang Nam không xuống tắm, Nam ngồi trên bờ nhìn các bạn vừa tắm vừa vui đùa với quả bóng. Bỗng quả bóng trôi ra xa các bạn mải đuổi theo quả bóng nên hụt chân bị nước cuốn trôi. Ngồi trên bờ nghe tiếng kêu cứu, Giang Nam vội lao ra cứu các bạn, vừa lúc đó có anh sinh viên đi qua thấy vậy đã giúp Nam kéo lần lượt ba bạn lên bờ, nhưng khi anh sinh viên quay lại, vì quá đuối sức Nam đã bị nước cuốn trôi. Nguyễn Giang Nam đã anh dũng hy sinh.

- Tấm gương hi sinh thân mình cứu bạn của Nguyễn Giang Nam được Thủ tướng truy tặng Bằng khen, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh truy tặng “Huy chương tuổi trẻ dũng cảm” và pha; động thanh thiếu niên toàn quốc học tập noi gương Nguyễn Giang Nam. Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việ: Nam công nhận liệt sĩ và trao tặng “Bằng Tổ quốc ghi công”.

28 tháng 9 2016

Em hãy kể về những tấm gương (trong lớp, trong trường hoặc nơi em ở) đã giúp người khác trong đời sống,trong học tập thể hiện truyền thống " lá lành đùm lá rách" của dân tộc ta

* Trả lời: 

- Bạn Lan đã giúp Ngọc kém môn Văn trở nên tiến bộ hơn 

- Hà đã 4 năm đèo Hoa đến trường trên con đường ổ gà và nguy hiểm

- Linh đã băng bó vết thương và sơ cứu kịp thời cho một em gái nhỏ bị rắn cắn

21 tháng 9 2017

- Bảo giúp Thư chép bài khi Thư bị ốm.

- Giúp bà già qua đường.