K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2020

d

1. Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu trong từng câu ghép.Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như...
Đọc tiếp

1. Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu trong từng câu ghép.

Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

2. Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập 1 thành một câu đơn được không ? Vì sao ?

3. Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép :

a)  Mùa xuân đã về, ...

b)  Mặt trời mọc, ...

c)  Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn ...

d)  Vì trời mưa to ...


 

2
8 tháng 1 2018

1 Câu ghép là :

-Trời xanh thẳm,biển cũng xanh thẳm,như dâng cao lên chắc nịch.

-Trời rải mây trắng nhạt,biển mơ màng dịu hơi sương.

- Trời âm u mây mưa,biển xám xịt nặng nề.

-Trời ầm dông gió,biển đục ngầu,giận giữ...

-Biển nhiều khi rất đẹp,ai cũng thấy như thế

8 tháng 1 2018

bài 1

Trong đoạn văn trên có những câu ghép là:

  • Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.
  • Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
  • Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.
  • Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…
  • Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế

Xác định các vế câu trong từng câu ghép: (Chủ ngữ - viết tắt là CN, vị ngữ - viết tắt là VN) 

  • Trời / xanh thẳm, // biển /  cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

CN        VN           CN           VN

Vế 1                            Vế 2

  • Trời / rải mây trắng nhạt,// biển /  mơ màng dịu hơi sương.

    CN        VN                  CN           VN

       Vế 1                            Vế 2

  • Trời / âm u mây mưa,// biển / xám xịt, nặng nề.

    CN        VN                  CN           VN

       Vế 1                            Vế 2

  • Trời / ầm ầm dông gió, // biển / đục ngầu, giận dữ

     CN        VN                      CN           VN

 Vế 1                               Vế 2

  • Biển / nhiều khi rất đẹp,// ai / cũng thấy như thế.

    CN        VN                    CN           VN

         Vế 1                            Vế 2

bài 2

Không thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được .Vì mỗi vế câu ghép thể hiện một  ý có quan hệ chặt chẽ với ý những vế câu khác .Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc , không gắn kết với nhau về mặt nghĩa.

bài 3

Trả lời:
a. Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
b. Mặt trời mọc, ánh nắng trải vàng cả cánh đồng quê em
c. Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh tham lam và lười biếng
d. Vì trời mưa to nên em đi học muộn.

28 tháng 4 2017

a) Khi trời nắng, bầu trời trong xanh , mây trắng. Mặt trời sáng chói .

b) Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi. Bầu trời phủ đầy mây xám , ta không nhìn thấy Mặt trời.

24 tháng 4 2017

Các câu ghép:

- Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…

- Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.

17 tháng 11 2018
STTVế 1Vế 2
1Trời xanh thẳmBiển  cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.
2Trời rải mây trắng nhạtBiển mơ màng dịu hơi sương
3Trời âm u mây mưa Biển xám xịt nặng nề
4Trời ầm ầm dông gióBiển đục ngầu giận dữ
5Biển nhiều khi rất đẹpAi cũng thấy như thế
17 tháng 11 2018

Trong đoạn văn trên có những câu ghép là:

Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ…

Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế

Xác định các vế câu trong từng câu ghép:

Trời / xanh thẳm, // biển /  cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.

CN        VN           CN           VN

Vế 1                            Vế 2

Trời / rải mây trắng nhạt,// biển /  mơ màng dịu hơi sương.

            CN        VN                  CN           VN

                 Vế 1                            Vế 2

Trời / âm u mây mưa,// biển / xám xịt, nặng nề.

           CN        VN                  CN           VN

               Vế 1                            Vế 2

Trời / ầm ầm dông gió, // biển / đục ngầu, giận dữ

            CN        VN                             CN           VN

                Vế 1                                                         Vế 2

Biển / nhiều khi rất đẹp,// ai / cũng thấy như thế.

           CN        VN                    CN           VN

                Vế 1                            Vế 2

6 tháng 8 2019

trời mưa ngày một to hơn, gió thổi ào ào ngoài những bụi cây, những tiếng sấm cứ tiếp đuôi nhau nổ vang lên như đang rất dận dữ. Nhưng điều đó hầu như là tôi chẳng cảm thấy gì vì tôi được ngồi trong một ngôi nhà ấm áp, ăn những đồ ăn ngon và nóng hổi, không khí đó mới đầm ấm và hạnh phúc làm sao. Khi ăn xong mẹ tôi nói tôi ra đóng cửa sổ, tôi chạy lại bên cạnh cánh cửa, nó thật là khó đóng làm sao, những giọt nước mưa cứ ùa ùa tuôn vào khuôn mặt tôi. Rồi tôi chợt nhìn thấy trên cái cây cạnh cửa sổ có một tổ chim, hai chú chim, chim mẹ và chim con dường như đang rất lạnh, chim mẹ dang đôi cánh của mình ra, ôm chầm lấy con và cuốn chặt con nằm gọn trong lồng ngực ấm áp của mình,chim mẹ cứ thế mà đón nhận lấy hết những cơn gió lạnh buốt, những giọt mưa ướt át và những gì tồi tệ nhất của cơn bão. Tại sao nó lại làm vậy? Tại sao ư?.... Vì nó là một người mẹ, có thể hi sinh cho con của mình kể cả phải đánh đổi cả tính mạng. 
Sau cơn mưa trời lại sáng, khi những tia nắng ấm áp đầu tiên chiếu xuống những tán lá, những ngọn cây và chiếu xuống cả tổ của hai mẹ con chim nhỏ. Chim mẹ rũ đôi cánh ướt át của mình và bay ra ngoài đón những món quà mà thiên nhiên ban tặng, còn chú chim con, chú vẫn nằm yên, nhìn chú ngủ thật là ngon, và bạn biết đấy đôi cánh của chú vẫn khô nguyên vì bao nhiêu sự lạnh lẽo mà chú đáng ra phải chịu đã được đôi cánh của mẹ chú hứng chịu cả rồi.

10 tháng 2 2019

d, vì trời mưa to nên đg bị ngập lụt

10 tháng 2 2019

Đáp án D

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?A. Trời mưa rả rích.                   B. Một hồi còi.C. Mùa xuân!                             D. Sài Gòn. 1972.Câu 10: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?A. Bộc lộ cảm xúc                     B. Gọi đápC. Làm cho lời nói được ngắn gọnD. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.E. Xác định thời...
Đọc tiếp

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?

A. Trời mưa rả rích.                   B. Một hồi còi.

C. Mùa xuân!                             D. Sài Gòn. 1972.

Câu 10: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?

A. Bộc lộ cảm xúc                     

B. Gọi đáp

C. Làm cho lời nói được ngắn gọn

D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

E. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Câu 11:  Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

A. Mưa rất to

B. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.

C. Hoa sim !

D. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.

Câu 12: Câu đặc biệt sau có tác dụng gì?

"Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào." ( Thạch Lam)

A. Liệt kê, thông báo                  B. Xác định thời gian, nơi chốn

C. Gọi đáp                                  D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 13:  Dòng nào giúp em nhận diện được dấu gạch nối một cách đầy đủ?

A. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu

B. Dấu gạch nối chỉ để dùng nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

C. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

D. Cả A,B và C

Câu 14: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của thành ngữ?

A. Từ ngữ có cấu tạo cố định               B. Có tính hình tượng

C. Có tính cá nhân                                D. Có tính biểu cảm

Câu 15: Dòng nào không nói lên công dụng của dấu gạch ngang?

A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu

B. Để nối các tiếng trong những từ gồm nhiều tiếng

C. Để nối các từ cùng nằm trong một liên doanh

D. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê

Câu 16: Thế nào là từ đồng âm?

A. Là những từ có cách phát âm giống nhau và có nghĩa giống nhau.

B. Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau.

C. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

D. Là những từ có nghĩa giống nhau.

Câu 17: Loại câu nào thường được dùng để miêu tả?

A. Câu cảm            B. Câu cầu khiến

C. Câu hỏi              D. Câu kể

Câu 18: Điệp ngữ là gì?

A. Là cách lặp lại một từ, một ngữ hoặc một câu trong khi nói và viết

B. Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại trong khi nói và viết

C. Là cách sắp xếp các từ trái nghĩa theo từng cặp trong khi nói hoặc viết

D. Là cách sử dụng các từ có thể thay thế cho nhau trong khi nói hoặc viết

Câu 19: Thế nào là từ đồng nghĩa?

A. Là những từ có cách phát âm giống nhau và có nghĩa giống nhau.

B. Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau.

C. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn

D. Là những từ có nghĩa giống nhau

Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây:

Dấu… được dùng để:

-Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

-Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.

(Ngữ văn 7, tập hai)

A. chấm phẩy         B. ba chấm             C. gạch ngang        D. gạch nối

Câu 21: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Thể điệu Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

A. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn

B. Nói lên sự ngập ngừng của người viết

C. Nói lên sự bí từ của người viết

D. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể ra hết của các thể điệu Huế

Câu 22: Dòng nào sau đây nhận định đúng về từ trái nghĩa?

A. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên một cơ sở nào đó

B. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

C. Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác xa nhau

D. Là những từ có cách phát âm giống nhau và nghĩa giống nhau

3

9.A

10.C

11.C

12.B

13.D

14.C

15.B

16.B

17.D

18.A

19.D

20.A

21.D

22.A