K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước , là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước . Các bạn trẻ hãy ý thức rằng : " Tử thần không ở đâu xa , mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số " Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác .

18 tháng 2 2021

Em tham khảo !!

    Hiện nay, an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là ý thức chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên đường. Theo đó, thưc trạng về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông đang diễn biến phức tạp vô cùng dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm, nhưng ý thức chấp hành luật giao thông của người dân lại phát triển theo chiều hướng tiêu cực. Trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. Đi kèm đó, số lượng người vi phạm luật giao thông ngày càng tăng với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường,… Phẫn nộ hơn khi có rất nhiều người tham gia giao thông không tôn trọng cảnh sát giao thông, cố tình trốn chạy, không chịu hợp tác, dẫn đến ùn tắc giao thông và gây xôn xao trong dư luận. Để cải thiện tình hình trên, chúng ta cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông cho người dân, quán triệt lại tinh thần cán bộ cảnh sát giao thông, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông. Có như vậy mới đảm bảo an toàn giao thông, đẩy lùi tai nạn và góp phần phát triển đất nước giàu đẹp, văn minh.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch.

Đối với tình hình dịch Covid hiện này, hầu hết các địa phương đều đã có những phương án để "đối phó" và "xoay xở". Một số địa phương đã cho học sinh đi học trở lại. Bên cạnh đó, vẫn còn số ít các tỉnh cho học sinh lùi thời gian đến trường để giãn cách xã hội tới cuối tháng hai hoặc đầu tháng ba. Và điều cấp bách hiện giờ là mỗi chúng ta, dù bất kể ai cũng cần có trách nhiệm đẩy lùi đại dịch này vì chúng ta, vì Việt Nam và vì nhân loại.

14 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Trong số các vấn đề của xã hội thì an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn rung lên hồi chuông cảnh báo bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là ý thức chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên đường. Theo đó, thực trạng về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông được đánh giá ở ba phương diện chính, đó là tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Hiện nay, dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm nhưng vẫn đang ở mức báo động khi trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. Đi kèm đó, số lượng người vi phạm luật giao thông ngày càng tăng với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường,… nghiêm trọng hơn khi người tham gia giao thông còn có thái độ không tôn trọng cảnh sát giao thông, cố tình trốn chạy và không chịu hợp tác. Nguyên nhân của tình trạng trên đều xuất phát chủ yếu từ ý thức tham gia giao thông của người dân, bên cạnh đó còn là những tiêu cực trong ngành giao thông khi cán bộ, cảnh sát giao thông có biểu hiện tham nhũng, vụ lợi. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta cần cải thiện ý thức của người dân, nâng cao trách nhiệm và tinh thần làm việc nghiêm túc của cán bộ, không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho người dân tham gia giao thông an toàn.

- Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở trên 2 phương diện lời nói hoặc hành động: 

+ Lời nói ( mang hàm ý công kích cá nhân nhằm hạ thấp danh dự nhân phẩm của người khác, bịa đặt những điều dối trá để đối phương bị cô lập" 

+ Hành động ( trực tiếp gây các chấn thương về thể xác gây ra ám ảnh tinh thần cho các nạn nhân )

+ Ngoài ra còn bạo lực học đường trên mạng xã hội dùng các bình luận tiêu cực để nói xấu, công kích, kết bè kết phái ...

- Nguyên nhân: 

+ Một bộ phận bạn trẻ còn bồng bột chưa tự ý thức được hành động của bản thân

+ Không được giáo dục toàn diện về việc bao lực học đường là sai trái 

+ Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài xã hội hoặc trong chính gia đình. 

- Tác hại: 

+ Trực tiếp hủy hoại cuộc đời của một bạn học khác ( chúng ta từng chứng kiến không ít vụ việc các em học sinh tự kết liễu cuộc sống của mình vì bị cô lập và bắt nạt tại trường học )

+ Tạo ra môi trường không lành mạnh để các em phát triển 

+ Tạo nên mối lo ngại cho toàn xã hội về mức độ an toàn của trường học

+ Đối với những người bạo lực học đường, các em sẽ có một vết nhơ trong đời không thể nào thay đổi được 

- Giải pháp: 

+ Cần sự chung tay từ 2 phía gia đình và xã hội giáo dục các em về sự nguy hiểm của bạo lực học đường

+ Các bạn học sinh khi chứng kiến các hành vi bạo lực hãy dũng cảm lên tiếng bảo vệ cho các bạn. Biết đâu hành động ấy sẽ cứu rỗi được cuộc đời của một người khác. 

+ Tự bản thân các em học sinh cũng phải học cách kiềm chế cái tôi. Bạo lực sẽ không giải quyết được mọi vấn đề...

13 tháng 6 2023

Một số ý chínnh:

- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay.

+ Phạm vi bao quanh trường học.

+ Nguyên nhân: xuất phát từ cái tôi, lòng tự trọng cao của các cô cậu học sinh thích thể hiện "oai" cho người khác thấy nhưng không có cách nào khác ngoài việc xúc phạm đến các bạn học sinh khác.

->  Những trẻ em bị áp lực quá mức từ gia đình, ví dụ như bị đòi hỏi phải đạt thành tích cao hoặc bị đối xử khắc nghiệt có thể trở nên căng thẳng và dễ dàng bạo lực.

-> Các bạn học sinh không được giáo dục về cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả có thể dẫn đến sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

-> Truyền thông có thể tạo ra hình ảnh sai lệch về bạo lực, khiến các bạn học sinh bị ảnh hưởng và học hỏi các hành vi bạo lực.

-> Một số bạn học sinh sống trong môi trường xã hội khó khăn, nơi mà bạo lực được coi là phổ biến và chấp nhận, dẫn đến họ trở nên bạo lực.

- Biểu hiện của bạo lực học đường:

+ Lăng mạ người khác, chế giễu, xúc phạm, làm nhục bạn bè.

+ Gây gỗ đánh nhau trong nhà trường.

+ Dùng lời nói hoặc hành động để đe dọa, ép buộc hòng kiểm soát người khác để bạo lực.

- Tác hại:

+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em. 

+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.

=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.

- Dẫn chứng:

+ Các trang mạng hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp bạo lực học đường được quay lại và chia sẻ trên mạng, gây ra sự quan tâm của cộng đồng và xã hội.

+ ....

- Biện pháp:

+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.

+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.

+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.

+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.

+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.

- Kết luận:

+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.

+ Việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường là rất cần thiết để đảm bảo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh.

+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh.

28 tháng 4 2021

Trong thời đại công nghệ 4.0 khi công nghệ phát triển, con người chủ yếu giao tiếp với nhau qua thiết bị điện tử, mạng xã hội và ứng dụng trực tuyến thì hiện tượng sống ảo trở nên phổ biến trong toàn xã hội, nhất là giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề đặt nhiều mối quan tâm và lo ngại cho con người ngày nay.

Các bạn đều truyền tai nhau cụm từ “sống ảo” nhưng có số đông vẫn không biết “Sống ảo là gì?” và “Vì sao có nhiều người đam mê nó đến vậy?”. Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi qua ứng dụng chat trực tiếp hay mạng xã hội Zalo, Facebook, Twitter…Thực tế hiện nay, có 10 người đang trong độ tuổi vị thành niên thì có đến 9 người sử dụng mạng xã hội và một người sử dụng ứng dụng giao tiếp trực tiếp. Không chỉ giới trẻ mà có cả người lớn và trẻ em. Và nó đã trở nên quá phổ biến trong xã hội loài người vì sự hiện đại và thông dụng của nó. Ngày xưa chúng ta sử dụng thư viết tay để truyền nhau những lời nhắn nhủ, những tình cảm tha thiết và để bày tỏ sự chân thành. Bây giờ tất cả những điều đó đã được thay thế bởi những ứng dụng công nghệ cao có thể gửi nhanh qua mạng internet nên mọi người đều đắm chìm trong đó quá nhiều và quá lâu.

 

Từ một thói quen sử dụng mạng xã hội đã trở thành xu hướng chuộng “sống ảo” đều có nguyên nhân cả. Có thể hiểu theo nhiều cách nhưng có lẽ cách hiểu đơn giản và chính xác nhất là xuất phát từ tâm lí: đa số bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn hay chỉ đơn giản là để bắt kịp “trend” và theo kịp thời đại. Mọi người đều có một hình ảnh “ảo” mà bản thân mình không bao giờ có thể hoàn hảo được như thế nên suy cho cùng, sống "ảo" là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.

Thực tế đã chứng minh “sống ảo” đem đến cho thế hệ trẻ chúng ta nhiều cách nghĩ phụ thuộc, tiêu cực, hình thành tập tính bầy đàn. Đơn giản khi trên mạng xã hội xuất hiện một vấn đề nóng hổi, đang là đề tài “hot” thì lập tức có những “anh hùng bàn phím” xuất hiện. Không cần biết rằng nhân vật chính trong câu chuyện đúng hay sai, điều đầu tiên họ làm là theo đám đông a dua, cười đùa thậm chí chửi rủa họ. Những lời lẽ trên mạng xã hội chính là con dao hai lưỡi đã giết chết bao nhiêu sinh mạng, nhất là những người sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội. Theo số liệu của ComScore - một trong những công ty dẫn đầu thế giới về đo lường và đánh giá hiệu quả các giải pháp marketing trực tuyến đã từng công bố báo cáo về thị trường trực tuyến tại Việt Nam và châu Á, trong hơn 30 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, có khoảng 87,5% đã và đang sử dụng các mạng xã hội, đa số là những người trẻ tuổi, nằm trong độ tuổi 15-34 (khoảng 71%). Và có đến hơn phân nửa thời gian các bạn dành cho việc lướt web, nói chuyện với bạn bè, bình luận trên các trang mạng xã hội…. Đó không phải một con số nhỏ khi hầu hết thanh thiếu niên Việt Nam đang trong tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào cuộc sống ảo trên mạng. Đã có rất nhiều vụ bắt cóc, giết người hay mâu thuẫn xảy ra trong quá trình giao tiếp trên mạng. Chúng ta không thể xacs định đối phương là ai, tốt hay xấu, thật hay giả… Tỉ lệ an toàn dành cho mỗi chúng ta khi quyết định từ một mối quan hệ mạng là không cao.

 

Thế nhưng bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận những điều tốt mà mạng xã hội mang lại cho con người. Nó trở thành nơi mở rộng quan hệ, chia sẻ thông tin, quan điểm, là nơi con người thoải mái thư giãn, thể hiện phần mà bản thân mình không dám lộ ra ngoài thực tế… Tất cả sẽ thành tác dụng khi chúng ta biết sử dụng mạng xã hội đúng cách, không lâm vào tình trạng sống “ảo”, sống phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội.

Sống “ảo” không còn là một hiện tượng xa lạ trong xã hội, thậm chí nó đã trở nên vô cùng phổ biến và đang lan truyền rộng rãi trong xã hội công nghệ hiện nay. Giới trẻ chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn và kịp thời về mức độ nguy hiểm của căn bệnh xã hội này. Trường học cần mở lớp học ngoại khóa tuyên truyền và giảng dạy cho các em học sinh, sinh viên về vấn đề sử dụng mạng xã hội, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc sát sao con cái hơn nữa để ngăn các em khỏi tình trạng sống phụ thuộc vào mạng xã hội.Chúng ta phải chung tay vì một thế hệ trẻ Việt Nam tươi sáng.

Hãy sống thật với chính mình ngay từ hôm nay, hãy đem tất cả những gì vốn có của nó trả lại vị trí ban đầu. Hãy hành động vì chính bản thân các bạn. Cuộc sống là hiện thực, bạn phải học cách sống thật với chính bản thân mình.

tk nha bn

24 tháng 1 2022

Tai nạn giao thông, tai nạn giao thông không chừa bất kì một ai. Nó đang là một vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội. Mỗi người phải tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông. Còn tôi, tôi tự bảo vệ mình bằng cách thực hiện nghiêm túc luật lệ giao thông mà Nhà nước đề ra. Tất cả chúng ta ai cũng phải biết làm theo hiệu lệnh của cảnh sát, của luật giao thông để sẽ không còn ai chết vì tai nạn giao thông nữa nhé!

khởi ngữ:tai nạn giao thông,còn tôi

29 tháng 8 2023

Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.

Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.

4 tháng 3 2023

Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.

Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt v

2 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường.vì sao phải giữ cho môi trường luôn sạch sẽ? môi trường được sạch sẽ coi như chúng là màn bảo vệ thầm kín giúp ta ko bị bệnh bảo vệ sức khỏe của ta. khi học tập và làm việc ta rất cần có một môi trường tốt để làm học, làm. môi trường mang lại cho ta nhiều lại ích vậy mà bây h hiện nay ô nhiễm môi trường,rác thải bừa bãi ở những con sông,........... nghiêm trọng hơn màn odon bị nứt do tác động của con người gây nên. mỗi lần mở kênh thời sự họ lại nói về việc ô nhiêm môi trường đang rình rập các mọi nơi trên thế giới. nó bắt nguồn từ sự vô ý thức của mỗi người. thế nên mới có hiện tượng cá chết hàng loạt, các con song thì nổi bọt trắng xóa,.... nguyên nhân luôn được xác minh do các chủ nhà máy, công ty hóa chất,...........họ thải ra ko biết dc hậu q1uar của việc đấy. vậy nên hãy suy nghĩ trước mọi việc mình làm để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tất cả mọi người, bảo vệ ngay chính con cháu sau này của ta. có câu:Muốn cho cuộc sống bình an.

2 tháng 12 2021

TK

Ngày nay, túi nilon đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến.Chỉ cần một hành động nhỏ như thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Điều cần thiết hơn chính là việc phải tăng cường tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính hành động: Nói không với túi lon.

31 tháng 1 2023

nhớ cho tui tick á nha:

Traffic nowaday is getting more complicated.There are more accidents that happend everyday.At my place,accidents happened is not very often but very dangerous.The street has holes on it.It is also bumpy so it make the drivers,motorists... have trouble while driiving their vichiles.Also,some guys also race on the street without right purpose.The roads are marrow,bumpy and it isn't straight,(like a snake).There are no lights here so it is very dangerous to go out in the night.So,it is very dangerous to go out in the rain.The water will flood the holes,make them disappear into the water so we may run into them and fall.So,becareful while you are going.You might don't want to get into a traffic accident cause I thimk you won't want meet the doctors or Yama.

31 tháng 1 2023

đc hum.Xong r thì cho mi 1 cái tick ik.