K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2020

cái này ko phải tiếng anh nha 

còn bài trên bạn hỏi google mấy bài để tham khảo nha

chúc bạn học tốt ^^

5 tháng 4 2021

Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự

Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập). Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập, xã Tân Trào. Đây là nơi đã từng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào từ ngày 21/5/1945. Bác ở đây trước khi rời lên lán Nà Lừa. Hàng ngày Bác Hồ dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ rất quan tâm đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác mua bút, vở tặng con ông Sự, khuyến khích ông cho con đi học. Bác còn dành thời gian đi thăm đồng, tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng, với bà con, chị em phụ nữ. Đến nay, ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử Cách mạng mà còn có giá trị kiến trúc nhà sàn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

D
datcoder
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Chào mừng tất cả các bạn đến thăm quê hương tôi. Quê hương tôi có rất nhiều cảnh đẹp. Đây là cánh đồng lúa chín với những gam màu vàng ươm. Những người nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng với những tiếng nói cười vui vẻ, tiếng máy gặt, máy bừa, máy tuốt. Và họ đang làm ra những hạt ngọc trời trong mỗi bữa ăn hàng ngày cho chung ta. Bên kia là hình ảnh Thành Nhà Hồ - nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến năm 1407. Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông. Trong lịch sử, thành còn được biết đến với các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Thành được xây dưới sự chỉ đạo của Hồ Quý Ly lúc ông đương nhậm chức tể tướng dưới thời nhà Trần.  Tôi rất tự hào về điều đó. Bao quanh là những hàng cây xanh mát được người dân thay nhau vun trồng, chăm sóc. Đây là nghĩa trang liệt sĩ, nơi ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng, chiến sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc. Mỗi tuần, tôi cùng các bạn vẫn thường xuyên đến đây để dọn dẹp, giữ vệ sinh quang cảnh xung quanh. Người dân quê tôi rất hòa đồng và mến khách, chính các bạn sẽ cảm nhận được những điều đó. Tôi rất vui và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương này. Con các bạn thì sao, các bạn cảm nhận gì khi đến thăm quê hương tôi. Cùng chia sẻ cho tôi biết nhé! Và tôi cũng rất mong một ngày không xa sẽ được đến tham quan quê hương của các bạn.

31 tháng 3

BênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBênBên                                                                        

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. 

9 tháng 8 2023

2. Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội. 

29 tháng 12 2022

Sau đây là những thông tin bạn có thể đưa vào bài viết làm hướng dẫn viên du lịch nha: 

1. Nguồn gốc, xuất xứ vịnh Hạ Long

Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”.Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam.

2. Kết cấu vịnh Hạ Long

Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô.Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.Có rất nhiều đảo và cồn đá.Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía phản chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời.Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang.Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam.Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

3. Ý nghĩa vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.Nếu cảm nghĩ của bạn về Vịnh Hạ Long.

Sau đây là những thông tin chi tiết bạn có thể sử dụng: 

Sáu mươi tư tỉnh thành, mỗi tỉnh thành đều mang một nét đặc trưng riêng, một bản sắc riêng và tất nhiên sẽ có những danh lam thắng cảnh riêng. Tôi may mắn được sinh ra trên vùng đất Quảng Ninh xinh đẹp nơi có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nhưng giờ đây, Quảng Ninh lại sở hữu một địa danh có lẽ khi nhắc tới bạn bè quốc tế thì họ đều biết đó là địa danh của Việt Nam: vịnh Hạ Long.

Theo truyền thuyết xa xưa, khi thấy đất nước bị giặc ngoại xâm lăng thì Ngọc Hoàng đã sai nhà rồng xuống trần gian giúp dân đánh giặc. Tuy nhiên sau khi đánh tan giặc thì nhà rồng không trở về trời mà ở lại trần thế. Vị trí nhà rồng đáp xuống nơi đây, phun ra hàng ngàn châu ngọc và tạo thành Vịnh Hạ Long bây giờ.

Về mặt địa lý, vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ, nằm ở vũng Sõng Bắc Việt Nam. Phía Tây Nam giáp với quần đảo Cát Bà, phần giáp giáp biển dài 120 km. Tổng diện tích của vịnh khoảng 1.500 km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có gần 1.000 đảo đã được đặt tên. Tử bến cảng Hạ Long, tàu hoặc thuyền buồm của công ty du lịch sỗ đưa du khách vào cuộc hành trình ngao du sơn thuỷ.

Các đảo trong vịnh có hai loại chính là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở hai vùng chính là vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long, có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu thì khoảng nửa tỷ năm về trước, một phần rìa lục địa châu Á bị sụp xuống, nước biển tràn vào thành vịnh. Những núi đá vôi bị nước biển nhấn chìm biến thành đảo đá. Thời gian, nước biển cùng với mưa gió đã bào mòn núi đá, tạo ra nhiều hang động.

Cách thành phố Hạ Long khoảng 8km là đảo Vạn Cảnh hay còn gọi là đảo Canh Độc. Đảo Vạn cảnh cao 189 mét, hình dáng giống như một chiếc ngai vua. Đảo có hai hang động tuyệt đẹp là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cung kì bí cách nhau khoảng 100m và ăn thông với nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn. Du khách vào thăm động Thiên Cung sẽ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp lộng lẫy và đa dạng của những kiệt tác chỉ có thể được làm ra từ bàn tay Tạo hoá.

Từ trên vòm động, vô vàn nhũ đá rủ xuống và trên vách động có nhiều hình thù kỳ lạ. Có những nhũ đá trông giống như hai vị thần Nam Tào, Bắc Đẩu hoặc Tiên nữ đang múa hát. Có khối mang hình người, hình chim, hoa, muông thú rất sống động... Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước sang hang Đầu Gỗ hay còn gọi là hang Dấu Gỗ. Đây là chứng tích ghi lại chiến công năm xưa của vị tướng tài ba Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân sĩ chôn cọc gỗ lim dưới lòng sông Bạch Đằng, đảm thùng đoàn thuyền tiếp viện lương thực của quân Mông - Nguyên. Cửa hang ở lưng chừng núi, bên trong hang có nhiều trụ đá lởm chởm với nhiều hình dạng. Vách hang thẳng đứng, lòng hang tối mờ, sâu thẳm, bất chợt có khoảng sáng hiếm hoi rọi qua giếng trời trên, trần động, cảnh vật hiện ra mờ mờ ảo ảo. Đứng trước cửa hang Đầu Gỗ, du khách phóng tầm mắt nhìn xuống bến thuyền, tha hổ ngắm nhìn trời mây, non nước. Những con thuyền dập dềnh soi bóng trên mặt biển trong xanh. Tất cả tạo thành bản tình ca bất tuyệt của thiên nhiên với đủ cung bậc bâng khuâng, trữ tình. Ngoài hai hang động trèn, du khách còn được tham quan các hang động khác cũng đẹp và quyến rũ không kém như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Mê Cung, Hoa Cương...

Thú vị vô cùng là lúc con thuyền lướt sóng đưa du khách thăm rừng đảo đá. Gió từ biển Đông thổi vào hoà quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá đưa mùi hương thơm ngát của các loài hoa đang nở rộ. Không khí thật trong lành và dễ chịu. Thoạt nhìn, tưởng chừng rừng đảo đá âm u, đơn điệu sẽ làm cho khách tham quan e ngại, nhưng càng đến gần, vẻ đẹp của từng hòn đảo càng hiện ra rõ nét. Một thế giới của các loài vật hoá đá với những tên gọi: hòn Đại Bàng, hòn Rồng, hòn Con Chó Gác Biển, hòn Yên Ngựa, hòn Con Cóc, hòn Con Mối... Rời đảo Đầu Người, đảo ông Lã Vọng... Có đảo chạy dài nhấp nhô như bức tường thành chắn sông.

Bàn tay điêu khắc kỳ tài của tạo hoá đã làm cho cảnh sắc Hạ Long không chỉ đẹp đẽ mà còn phong phú và đa dạng. Sự kì vĩ của núi đá nối liền với sự dịu dàng, mát mẻ của sóng nước tạo ra vẻ đẹp sâu lắng, trầm mặc, cuốn hút hồn người.

Vịnh Hạ Long còn làm say mê các nhà nghiên cứu sinh vật học, vì nơi đây tập trung nhiều hệ sinh thái như rừng ngập mặn, rừng cây nhiệt đới với hàng ngàn loài động vật trên rừng, dưới biển. Đến thăm Hạ Long, du khách Không chỉ ngắm nhìn vẻ đẹp của rừng, của biển mà còn suy ngẫm về một truyền thống lịch sử rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Trên vùng biển Đông Bắc nước ta, vịnh Hạ Long như một viên ngọc bích khổng lồ phản ánh vẻ đẹp kì diệu và vĩnh hằng của thiên nhiên.

Và vào ngày 17-12-1994, tại Thái Lan, Hội đồng Di sản Thiên nhiên Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên của toàn nhân loại.