K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2016

- Sự phát triển :

   + Từ năm 1952-1960 kinh tế phát triển nhanh.

   + Từ năm 1960-1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.

   + Tăng trưởng kinh tế cao, năm 1960-1969 tăng trưởng 10,8% năm . Từ năm 1970 - 1973, tăng trưởng 7.8% năm. Từ một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (thứ 2 sau Mĩ)

   + Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển :

   + Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu.

   + Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.

   + Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba "kho báu thiêng liêng" làm cho các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

   + Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

   + Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp.

   + Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

- Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

   +  Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

   + Đầu tư thích ứng cho nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.

   + Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài.

   + Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời, phù hợp.

  

 

23 tháng 12 2019

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới, các nước phát triển, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trong đó có Mĩ đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất giúp tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Sau 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành những trung tâm kinh tế tài - chính lớn nhất thế giới. Chính vì thế, để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, lấy đó làm nhân tố nòng cốt tạo nên sự tăng trưởng nhanh về kinh tế.

Chọn: C

22 tháng 12 2018

D

Đáp án D

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản phát triển mạnh mẽ: Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Sự phát triển này tác đông bởi những nhân tố khác nhau nhưng chung nhất là áp dụng thành tựu Khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm từ sự phát triển này của các nước tư bản ứng dụng thanh tựu Khoa học - kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hiện đại hóa đất nước

22 tháng 7 2017

Đáp án D

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản phát triển mạnh mẽ: Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Sự phát triển này tác đông bởi những nhân tố khác nhau nhưng chung nhất là áp dụng thành tựu Khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Việt Nam có thể rút kinh nghiệm từ sự phát triển này của các nước tư bản ứng dụng thanh tựu Khoa học - kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hiện đại hóa đất nước.

12 tháng 11 2018

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới, các nước phát triển, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trong đó có Mĩ đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất giúp tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Sau 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành những trung tâm kinh tế tài - chính lớn nhất thế giới. Chính vì thế, để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, lấy đó làm nhân tố nòng cốt tạo nên sự tăng trưởng nhanh về kinh tế.

Chọn: C

31 tháng 7 2019

Đáp án C
Sau Chiến tranh thế giới, các nước phát triển, đặc biệt là các nước tư bản chủ nghĩa trong đó có Mĩ đã ứng dụng nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất giúp tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Sau 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành những trung tâm kinh tế tài - chính lớn nhất thế giới. Chính vì thế, để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, lấy đó làm nhân tố nòng cốt tạo nên sự tăng trưởng nhanh về kinh tế.

2 tháng 10 2018

- Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

- Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

- Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

2 tháng 6 2021

Tham khảo ạ:

Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

* Biểu hiện:

- Công nghiệp:

+ Trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%

+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Tài chính: Trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

* Hạn chế:

- Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp.

- Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng,…

2 tháng 6 2021

Tham khảo ạ

Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

* Biểu hiện:

- Công nghiệp:

+ Trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%

+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Tài chính: Trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.