K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2016

- Sự phát triển :

   + Từ năm 1952-1960 kinh tế phát triển nhanh.

   + Từ năm 1960-1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.

   + Tăng trưởng kinh tế cao, năm 1960-1969 tăng trưởng 10,8% năm . Từ năm 1970 - 1973, tăng trưởng 7.8% năm. Từ một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (thứ 2 sau Mĩ)

   + Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển :

   + Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu.

   + Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.

   + Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba "kho báu thiêng liêng" làm cho các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

   + Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

   + Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp.

   + Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

- Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

   +  Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

   + Đầu tư thích ứng cho nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.

   + Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài.

   + Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời, phù hợp.

  

 

19 tháng 9 2018

Đáp án D

Nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh là nhân tố con người. Do đó các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có thể vận dụng bài học này, tập trung đầu tư phát triển giáo dục con người, áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu để tạo ra nguồn lực vững chắc cho công cuộc đổi mới hiện nay.

Câu 25 (VDC). Bài học nào Việt Nam có thể rút ra trong xây dựng đất nước hiện nay từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước bên ngoài. B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dân dụng. C. Coi trọng yếu tố con người, sức mạnh đoàn kết của nhân dân. D. Tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Câu 1 (NB). Sự...
Đọc tiếp

Câu 25 (VDC). Bài học nào Việt Nam có thể rút ra trong xây dựng đất nước hiện nay từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước bên ngoài. B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dân dụng. C. Coi trọng yếu tố con người, sức mạnh đoàn kết của nhân dân. D. Tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Câu 1 (NB). Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Ðồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ? A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. B. Sự ra đời của "Học thuyết Truman". C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949). Câu 2 (NB). Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh lạnh là gì? A. Sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. B. Sự đối đầu giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô. C. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta. D. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của Mĩ và Liên Xô. Câu 3 (NB). Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động chống Liên Xô là cuộc A. đối đầu căng thẳng giữa hai phe, trên hầu hết các lĩnh vực. B. chiến tranh giành thị trường quyết liệt giữa Mĩ và Liên Xô. C. xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô. D. xung đột không hồi kết về quân sự và ý thức hệ giữa Mĩ và Liên Xô.

1
26 tháng 12 2021

Câu 25. C

Câu 1. C

Câu 2 . D

Câu 3. A

9 tháng 12 2017

Đáp án D

23 tháng 12 2017

ĐÁP ÁN D

11 tháng 11 2019

Đáp án: D

3 tháng 2 2019

Đáp án B

Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa là ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại để năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý. Việt Nam có thể vận dụng bài học này để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1 tháng 1 2020

Đáp án A

8 tháng 8 2019

* Sự phát triển “thần kì” của kinh tế.

- Từ một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới II, Nhật đã tập trung phát triển kinh tế và đạt nhiều thành tựu to lớn, được thế giới đánh giá là “thần kì” .

+Từ 1952 – 1973, kinh tế Nhật có tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (10,8%)

+ Từ những năm 70, Nhật vươn lên là cường quốc kinh tế, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

- Nhật rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật với việc tập trung sản xuất dân dụng hàng tiêu dùng (ti vi, tủ lạnh, ô tô), tàu chở dầu, cầu, đường

29 tháng 2 2016

Sau khi  phục hồi, từ năm 1952-1960  kinh tế Nhật có sự phát triển nhanh nhất là từ năm 1960 đến năm 1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.Tốc độ tăng trưởng bình quân  là 10,8%/năm. Năm 1968, Nhật đã vượt các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).

 Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới.

 Về khoa học - kĩ thuật, Nhật Bản luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng việc mua các bằng phát minh sáng chế, tập trung vào sản xuất ứng dụng dân dụng và đạt nhiều thành tựu to lớn, với những sản phẩm nổi tiếng như ti vi, tủ lạnh, tàu biển, ô tô, tàu hoả, xây dựng chiếc cầu đường bộ nối liền đảo Hônsu với Sicôcư, đường ngầm nối đảo Hônsu và Hốccaiđô …

Nguyên nhân của sự phát triển đó là do các yếu tố sau:

Con người Nhật Bản có tự lực tự cường, được đào có trình độ học vấn cao là yếu tố hàng đầu.

Vai trò lãnh đạo, quản lý của Nhà nước có hiệu quả.

Các công ty Nhật Bản năng động có tầm nhìn xa, quản lý tốt có tiềm lực và cạnh tranh cao.

Nhật Bản biết ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng…

Chi phí hành chính và quốc phòng thấp, tập trung vốn vào kinh tế.

Nhật Bản biết lợi dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ Mĩ, hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương, được ví như những ngọn gió thần đối với nền kinh tế Nhật.

18 tháng 1 2018

Đáp án A

Việc tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm không phải quốc gia nào cũng có thể áp dụng được. Hơn nữa, với trình độ đang phát triển như Việt Nam thì trước tiên cần học hỏi trình độ khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động trước. Xuất khẩu phần mềm được còn là một quá trình lâu dài nữa. Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam giàu có nhưng chưa được khai thác và sử dụng hợp lí, nhiều tài nguyên còn xuất khẩu thô, Vì vậy, yêu cầu đặc ra là cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để làm cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế.