K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2022

Nêu những nét nổi bật về thành tựu giáo dục thời Lê sơ ?

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

⇒ Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

25 tháng 1 2022

Tham Khảo 

* Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:

- Về giáo dục, thi cử:

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. 

- Tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Về văn học:

Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Về khoa học, nghệ thuật:

+ Sử học: các bộ chính sử Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

5 tháng 3 2022

Giáo dục thi cử dưới thời Lê Sơ:

- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. 

- Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Giáo dục và thi cử phát triển là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước. Qua đó, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.

12 tháng 3 2022

Tham khảo:

 Tình hình giáo dục và khoa cử:

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

Nhận xét:

- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. 

- Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Giáo dục và thi cử phát triển là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước. Qua đó, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.

 

12 tháng 3 2022

Giáo dục và khoa cử:

Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám mở khoa thi.

Nội dung học tập,thi cử là sách của đạo nho.

Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

Khoa cử được tiến hình có quy cử.Nhà Lê tổ chức được 26 khoa thi được tuyển chọn quan lại.

Nhận xét:

Dưới thời Lê Sơ nền giáo dục phát triển rất mạnh mẽ.

Có nhiều tác phẩm đồ sộ độc đáo có giá trị trên các lĩnh vực

31 tháng 10 2019

Giáo dục Việt hiện là hình thức “giáo dục cổ”

John Dewey (1859 – 1952), nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ, trong tác phẩm “Kinh nghiệm và giáo dục” đã gọi giáo dục của Mỹ hồi thế kỷ 19 về trước là giáo dục cổ truyền. Đó là một kiểu giáo dục hướng về quá khứ, hành động giáo dục là việc thực hiện sự áp đặt những kinh nghiệm, những kiến thức của người lớn, những “chân lý vĩnh cửu” và những “giá trị vĩnh hằng” lên trẻ nhỏ.

Chương trình giáo dục được cố định, hàm chứa các kiến thức được áp đặt từ bên ngoài và bên trên lên học sinh, nó tựa như một cái kho chứa đồ cũ với những ngăn - kéo theo liều lượng dựa trên kinh nghiệm của người lớn. Người thầy chỉ việc lôi từng ngăn, và truyền lại cho học sinh một cách đồng loạt theo yêu cầu từ phía trên.

Đó cũng là hình ảnh của giáo dục Việt Nam hiện tại. Nội dung giáo dục đã được thiết kế trong sách giáo khoa (SGK) thường là những kiến thức, những giá trị đạo đức và văn hoá đã thuộc về quá khứ - mà có khi là quá khứ đã rất lâu, với quan niệm kiểu “vĩnh cửu” được áp đặt từ người lớn bên ngoài nhà trường lên học sinh.

Sự áp đặt của giáo dục Việt là đồng loạt - đó là chuyện chúng ta chỉ sử dụng một bộ SGK cho tất cả các trường trong hệ thống. Vai trò của giáo viên tựa như những “phát ngôn viên”, như những người thừa hành, những người được giao khoán từ trên. Nhiệm vụ của họ là chuyển tải cho học sinh những thứ có sẵn, đã được thiết kế theo ý người lớn, chẳng liên quan gì đến kinh nghiệm của trẻ nhỏ trong hiện tại, mà lắm khi cũng chẳng ăn nhằm gì với tương lai của các em.

Trong mô hình giáo dục này, học sinh đóng vài trò thụ động, thường là trật tự, ngay hàng thẳng lối, ngồi yên để nghe giảng, giáo viên là người trên, đứng trên bủng giảng để “dạy” các em, dạy những thứ của cấp trên của của giáo viên giao phó... Hình ảnh lớp học mà chúng ta thường thấy hằng ngày trong nước.

Giáo dục hiện đại

Ngược lại với mô hình giáo dục cổ truyền, J.Dewey gọi mô hình giáo dục trong phong trào cải cách giáo dục tại Mỹ cuối thế kỷ 19 là “giáo dục hiện đại”, “giáo dục tiến bộ”. Giáo dục hiện đại khởi đi từ kinh nghiệm hiện tại của chính người học, chứ không phải của người lớn, không phải của người thầy.

Kinh nghiệm của học sinh lại phụ thuộc vào lứa tuổi, vào môi trường xung quanh nơi các em sinh sống. Một học sinh ở thành phố sẽ có những kinh nghiệm khác với học sinh ở nông thôn, vì bối cảnh vật chất, xã hội xung quanh, những con người các em thành thị tiếp xúc thường ngày khác với những gì học sinh nông thôn thường gặp...

Nội dung chương trình giảng dạy phải được thiết kế từ những kinh nghiệm này, do vậy, nó phải là mỗi nơi phải mỗi khác, hình thức sư phạm mỗi nơi cũng phải mỗi khác. Hay nói cách khác, không thể áp đặt một chương trình quốc gia chi tiết chung cho tất cả học sinh của tất cả các nơi, không thể áp dụng một hình thức phương pháp sư phạm cho tất cả các học sinh.

Người Phần Lan thành công trong giáo dục hiện nay là nhờ áp dụng nguyên tắc này, nội dung chương trình, phương pháp sư phạm trong nhà trường, nhất là trường tiểu học không những dựa vào từng lứa tuổi, từng vùng địa lý với môi trường văn hoá xã hội khác nhau, mà thậm chí tuỳ vào thể trạng, năng khiếu của từng học sinh. Uỷ Ban Giáo dục Phần Lan có đưa ra một chương trình khung quốc gia, nhưng chỉ là những nét rất chung, quy định một cách tổng thể các mục tiêu giáo dục được in trong chưa đến chục trang giấy, còn việc bằng con đường nào để đạt được mục tiêu đó là việc của các trường, là việc của từng giáo viên đứng lớp.

Tớ ko biết làm thế có đúng ko, thông cảm nhé

Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống[1]. Từ đầu công nguyên thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc đã truyền bá chữ Nho, mở trường học tại Việt Nam, với quan niệm là công cụ đồng hóa[2]. Đến thế kỷ 10, chữ Hán đã trở thành chữ viết chính thức, nhưng số người biết chữ Nho rất ít ỏi. Các nhà sư thường là lớp trí thức quan trọng bên cạnh các viên chi hậu, viên ngoại lang.

Sang thời Lý, năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó[3].

Các bộ quốc sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục không đề cập cụ thể về hệ thống trường học tại các địa phương thời Lý. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào ghi chép của sách Tây Hồ chí khẳng định rằng trường học tư đã được mở tại kinh thành Thăng Long trước khi Quốc Tử Giám hình thành[3].

Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân - một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học[3]. Ông sống ở thôn Bái Ân, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Lý Công Ân là một học trò của sư Vạn Hạnh, cũng là một tín đồ Phật giáo như nhiều người đương thời nhưng ông vẫn mở trường dạy học truyền thụ kiến thức Nho giáo[4].

Tuy nhiên, trong những năm đầu, hệ thống trường học chưa nhiều. Có hai dạng trường lớp[5][6]:

  • Một là những người biết chữ nhưng đi thi không đỗ đạt, mở lớp dạy học để kiếm sống hoặc tầng lớp quan lại hoặc những người đã đỗ đạt, vì nhiều lý do đã về nhà (nghỉ hưu, bị sa thải, từ quan...) mở lớp dạy cho con em mình hoặc những người thân thích.
  • Hai là các trường học tồn tại trong các chùa do các nhà sư giảng dạy (không chỉ dạy Phật giáo và truyền đạt cả kiến thức Nho giáo).

Sách vở chủ yếu trong hệ thống đào tạo là Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử, Nam sử và sách của bách gia chư tử. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo, Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo[7]. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là chữ Hán[8].

Như vậy vào thời Lý dù rất coi trọng đạo Phật nhưng từ trung kỳ đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, bằng hữu...), làm ngọn cờ cho sự ổn định xã hội, để thống nhất và quản lý xã hội. Điều đó không chỉ bảo vệ cho quyền lợi của nhà Lý mà còn đặt nền móng cho sự phát triển giáo dục và khoa cử Nho học của các vương triều sau này[9].

Khoa cử[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng việc mở Quốc Tử Giám, nhà Lý quan tâm tới việc tổ chức thi cử để lựa chọn nhân tài mà các triều đại trước đó chưa thực hiện.

Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075, niên hiệu Thái Ninh thời vua Lý Nhân Tông, gọi là thi Minh kinh bác học. Lê Văn Thịnh người làng Báo Tháp xã Đông Cứu (nay thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh) đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam[10].

Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó[11]. Trong kỳ thi thứ tư, thí sinh phải viết luận về chủ đề Y quốc thiên (thiên trị nước) và thiên tử truyện (truyện đế vương).

Các khoa thi không hỏi riêng về kiến thức một lĩnh vực Nho giáo đơn thuần mà hỏi cả về Phật giáo và Đạo giáo, vì vậy đòi hỏi người ứng thí các khoa thi phải thông hiểu kiến thức cả ba đạo này mới có thể đỗ đạt[12]. Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm 1195 dưới triều vua Lý Cao Tông. Thi cử bằng cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên khá phổ biến vào thời Lý[13]. Sử gia Ngô Sĩ Liên thời Hậu Lê theo quan điểm độc tôn Nho giáo không đồng tình với việc này[14]:

Thi tam giáo là thi xét những người thông hiểu cả đạo Nho, đạo Giáo và đạo Phật thi cho đỗ. Bậc chân Nho thời xưa cũng có những người học rộng sách bách gia, tham bác Phật gia, Lão gia, nhưng sau biết Lão, Phật là mơ hồ, không có chỗ nắm được, nên lại quy về nghiên cứu Lục kinh. Lục kinh truyền đạo của Khổng Tử, có luân lý vua tôi, cha con, có dạy về quy tắc của sự vật và đạo thường của loài người, mà bản lĩnh và ý chí cốt tinh tế và chuyên nhất. Người nào đã học Nho gia mà lại học thêm Đạo gia, Phật gia thì thấy sách đạo nói: "Thiên biến vạn hóa, có đức hay không có đức, thoe việc mà cảm ứng, dấu vết không thường"; sách Phật nói: "không sinh, không diệt, không ở đâu lại, cũng không đi đâu, cũng không cân lực, cũng không tướng mạo", đều là học lộn xộn không có thuần túy, lòng hỗn tạp không chuyên nhất, dẫu cho học được sách xưa của Hiên Viên, Đế Cốc, hiểu được phép màu của Át-nan-ma-ha thì có ích gì cho thế đạo, cho nước nhà? Lấy những người đỗ để làm gì?

18 tháng 3 2022

 Tình hình giáo dục và khoa cử:

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

Nhận xét:

- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. 

- Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Giáo dục và thi cử phát triển là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước. Qua đó, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm

14 tháng 12 2016

* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.

14 tháng 12 2016

- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.

12 tháng 11 2021

Tham Khảo !

Giáo dục :

- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta.

- Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ.

- Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc Tử Giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...

=> Nhận xét : Nền giáo dục thời Lý rất phát triển trong cả nước