K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2021

tả về ngoại hình và tính tình là chính  vì đây là tả về em trai nên nói về em trai phải nhiều vào còn tiếp theo nói lên tình cảm của hai chị em cậu nha mình cũng đang làm bài nên nói ngắn gọn thôi xin thông cảm nhé cho mình

2 tháng 12 2021

cảm ơn cậu lúc đó tớ xong rồi mãi yêu cậu và Mn hihi pặc pặc >o<

6 tháng 10 2018

Nếu có nơi nào để em dẫu đi xa đến mấy cũng nhớ về với biết bao yêu thương, mong nhớ thì đó chính là ngôi nhà thân yêu của em. Nơi đó có cha, có mẹ, có người anh trai yêu quý và có cả những cảnh trí vô cùng thân quen. Hình ảnh ngôi nhà đã in sâu vào tâm trí của em.

Ngôi nhà được ba mẹ xây dựng vào năm 1994, khi em chưa ra đời, và được hoàn thiện sau ba năm…Mẹ nói, ngôi nhà là kết quả của một quá trình lâu dài bố mẹ lao động, cố gắng. Bố mẹ đã từng đào đất làm gạch rồi xây lò nung gạch lấy nguyên liệu xây nhà. Mỗi lần nghe mẹ kể, em lại xúc động vô cùng.

Nhà em được bao quanh bởi một hàng rào cây găng. Bố em xén tìa bờ tường tự nhiên ấy rất gọn gàng, đẹp mắt. Cổng nhà cao chừng hai mét, rộng một mét rưỡi được làm bằng sắt dựng trên hai trụ xây bằng gạch. Nhà có hai tầng, mặt tiền rộng bốn mét, cao bảy mét và chiều dài của ngôi nhà là mười hai mét. Mặt tiền quay về hướng nam được sơn màu xanh da trời, trước cửa nhà có trồng một giàn hoa ti-gôn. Trên đường đi học về, từ xa nhìn lại, ngôi nhà của em rất dễ nhận biết bởi giàn ti-gôn xanh tươi và những chùm hoa màu hồng duyên dáng gần như phủ kín phía trước.

Tầng một có bốn phòng. Bước qua cánh cửa gỗ màu nâu gụ là phòng khách rộng rãi, thoải mái. Phòng có chu vi 3m*4m và cao 4mét, ngoài cửa chính còn có hai cửa sổ mở ra hướng đông đón ánh mật trời. Bộ ghế salon màu tráng sữa được đặt áp tường phía tây. Ở phía Bắc, ngăn cách phòng khách với nhà bếp là một chiếc tủ thấp chừng một mét. Trên tủ đặt ti vi và những đồ trang trí như búp bê Ma-tri-ô-ska, con lật đật,… Giữa chiếc tủ và tường phía đông có một lối đi rộng chừng mét rưỡi. Lối nhỏ ấy dẫn vào phòng bếp. Gọi là phòng bếp nhưng nơi đó kiêm luôn nhà bếp và nhà ăn. Phòng có chu vi 2,5m*4m, ở giữa đặt một chiếc bàn ăn hình tròn. Áp sát phía tày là kệ bếp ga, phía trên kệ bếp là giàn bát bằng gỗ. Liền ngay nhà ăn là cầu thang đi lên tầng hai. Kề tiếp cầu thang là nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của bố mẹ em nằm sâu trong cùng. Căn phòng khá rộng và được trang trí chủ đạo bằng màu tím – màu mẹ em rất thích – trông vô cùng dịu mát.

Cầu thang dẫn lên tầng hai rộng chừng nửa mét được lát đá ga-ni-to. Đi hết các bậc cầu thang, lên đến tầng hai, nhìn sang bên phải là phòng của anh trai em và bên trái là căn phòng đáng yêu của em. Phòng anh trai em khá gọn gàng thể hiện rất rõ tính cách của anh. Áp sát tường phía tây là bàn thờ gia tiên. Phía đông là hai cửa sổ rất rộng. Tường phía nam được trổ một cửa phụ dẫn ra ban-công đón gió nam mát mẻ mỗi khi hè đến. Căn phòng của em sặc sỡ nhất trong căn nhà yêu dấu. Nó cao tới ba mét và có chu vi là 3m*4m được trang trí bằng một màu hồng rực rỡ. Chiếc giường nhỏ sát tường phía tây được trải ga hổng. Bàn học sát tường phía nam trải khăn hồng; phía trên đó, giá sách của em cũng được bọc dán bàng giấy hồng. Những bức tranh các nhân vật hoạt hình Sakura, Tiểu Anh Đào, Đô- rê-mi,… phần lớn cũng màu hồng. Và đậc biệt, các đồ trang trí "hand­made" của em như những chú hạc, những chiếc lọ hoa, những chiếc xúc xích cũng được làm bằng giấy hồng rất đáng yêu! Tường phía đông cũng có một cửa sổ rộng mở và tường phía bắc thì có một cửa trổ ra sân phơi. Khoảng sân khá rộng thường là nơi phơi quần áo hoặc những đồ lặt vặt trong nhà.

Ngoài ngôi nhà xinh xắn, nhà em còn có một khoảng sân vườn khá rộng. Trong đó, bố em trồng rất nhiều loại cây: cây xoài, cây bưởi, cây trứng gà… Những trưa hè nóng nực, được dạo dưới bóng mát khu vườn thì vô cùng thích thú!

Ngôi nhà thân yêu của em đã bao năm rồi không hề thay đổi, nó gắn bó với em như một người bạn lớn luôn bao dung và sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ. Nhớ về căn nhà ấm áp, những kỉ niệm xúc động lại ùa về khiến em thêm yêu ngôi nhà hơn nữa…

Tả lại ngôi nhà thân yêu của em – Bài làm 6

Được sống cùng ông bà, bố mẹ và anh chị em thì thật hạnh phúc vô cùng. Ngôi nhà của gia đình em tuy không to nhưng đầy ắp tiếng cười.

Căn nhà hình hộp chữ nhật, tương đối rộng rãi với diện tích gần sáu mươi thước vuông và thêm một tầng lầu. Vị trí căn nhà rất thuận lợi và thoáng mát do nằm trong hẻm lớn có nhiều cây xanh. Từ cổng rào đòn cửa là một khoảng sân rộng đủcho ống trồng nhiều cây kiểng rất đẹp. Với chiều rộng bốn mét, tầng trệt căn nhà được chia làm bốn phòng.

Phòng khách được bố trí sắp xếp hài hòa và đẹp mắt. Nhìn thẳng vào trong sẽ thấy chiếc tủ li với dàn ti vi và đầu máy, cùng thiết bị nghe nhạc được đặt lên trên. Phía trước, chễm chệ bộ sa lông gồm hai ghế dài và ba ghế đơn. Chiếc bàn kính ở giữa luôn có lọ hoa do mẹ cắm, bên dưới để nhiều sách báo và tạp chí. Bên trái phòng khách được đặt chiếc máy may của mẹ và dàn vi tính của hai chị em. Đối diện chỉ vỏn vẹn chiếc vòng ông thường ngả lưng buổi trưa. Phòng vệ sinh được ngăn thành hai buồng, tiện cho vệ sinh cá nhân, tắm giặt. Phòng của em và chị được kể một chiếc giường to có nệm rất dày. Tủquần áo và kệ để sách vở được chị dọn dẹp mỗi ngày. Cuối nhà, phòng ăn và bếp nấu nướng được ghép chung. Trong phòng ăn có đu tiện nghi như bếp ga, lò vi ba, bồn rửa chén, tu lạnh. Giữa phòng, một bàn tròn bằng pha lê màu trà có sáu ghế xếp xung quanh. Gian bếp rất sáng sủa nhờ có giếng trời phía trên.

Tầng trên là hai phòng của ông bà và bố mẹ. Phía trước có ban công học lưới mắt cáo, nhiều vò phong lan đẹp được ông treo trên ấy.

Căn nhà thật đẹp và vô cung ấm cúng. Em thích ngôi nhàcủa mình lắm. Em thường vệ sinh nhà cửa những khi rỗi. Được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của mọi người trong gia đình, em có gắng học thật tốt.



 

31 tháng 10 2018

Vũ Cẩm Linh chép mạng nha ae

Tham khảo:

I. Mở bài

Giới thiệu đối tượng được miêu tả

II. Thân bài

a. Khái quát về chim công

Chim công còn có tên gọi khác là khổng tước - cái tên thanh cao đúng với dáng vẻ của loài chim này.Là loài động vật chỉ sinh sống sâu trong những cánh rừng nguyên sinh, hiện nay được con người đưa về các khu sở thú và trở nên gần gũi với chúng ta hơn.Trong sở thú, những chú công được giữ ở một khu riêng, ngăn cách bằng các hàng rào chắn cao. 

b. Miêu tả con chim đực

Con chim công đực là con đẹp hơn cả.Dáng chú công mảnh và cao, diện trên mình bộ lông màu lục óng ả như tơ.Điểm thu hút em nhất chính là bộ lông đuôi. Đuôi chú chim công đực có màu ánh đồng sang trọng.Mỗi sáng, chú ta lại đi ra khỏi tổ, quét chiếc đuôi dài của mình trên sân và làm động tác kiểu ngạo là khoe ra bộ lông đuôi sặc sỡ của mình. Khi xòe ra, chiếc đuôi trong như một chiếc quạt nan khổng lồ đính những vòng tròn đồng tiền như những viên ngọc bích với những lớp màu xanh lam, đỏ đồng, vàng và nâu nối tiếp nhau theo hình những tròn đồng tâm.Các màu sắc trên lông đuôi hòa vào nhau, tạo nên một bức chỉnh thể đẹp tựa tranh của một họa sĩ kì công tạo nên tác phẩm cho cuộc đời.Không phải lúc nào đến sở thú em cũng có thể nhìn thấy cảnh tượng chim công khoe ra bộ lông đuôi, nhưng may mắn là đã có lần em đã được nhìn thấy và cảm thấy choáng ngợp bởi nét đẹp tự nhiên trời ban của loài chim hoang dã này.Nét kiêu sa của chú chim không chỉ ở bộ lông đuôi mà còn ở chiếc mào đầu. Chiếc mào đầu có hình lá rẻ quạt, trông như một chiếc vương miện xứng đáng cho ngôi vương nhan sắc của loài chim công.

c. Miêu tả con chim cái

 Cũng mang những dáng vẻ như chim đực nhưng lại không có mào đầu và bộ lông đuôi lộng lẫy.Lông đuôi chú chim công cái ngắn, có viền ngoài màu nâu.Dù không được trời ban cho nhan sắc diễm lệ như chim đực nhưng những chú chim công cái lại không phải người đi “tán tỉnh” mà chính chim đực lại luôn là người đi thu hút chim cái bằng cách khoe bộ đuôi sặc sỡ của mình.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em về đối tượng.
11 tháng 1 2018

Dàn ý bài văn tả một ca sĩ đang biểu diễn

I. Mở bài

Hôm nay em được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc, buổi biểu diễn của ca sỹ Noo Phước Thịnh một trong những nam ca sỹ được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay.

II. Thân bài

Trước buổi biểu diễn

– Không khí biểu diễn thật sôi động, những ánh đèn màu sáng lấp lánh.

– Có rất nhiều khán giả đến xem, chủ yếu là những bạn lứa tuổi thanh thiếu niên.

– Từng nhóm tụ tập lại với nhau, cũng có những gia đình đi xem.

Trong buổi biểu diễn

– Ca sỹ Noo Phước Thịnh xuất hiện thật bảnh bao và trẻ trung.

– Sự xuất hiện nhận được sự hoan nghênh nhiệt tình và nồng nhiệt từ khán giả.

– Anh ấy mặc bộ quần áo rất trẻ trung đúng với phong cách.

– Từng bài hát quen thuộc được vang lên trong sự cổ vũ từ khán giả.

Sau buổi biểu diễn

– Những bài hát kết thúc là lúc khán giả giao lưu với ca sỹ.

– Nhiều bạn trẻ xin chữ ký và chụp hình cùng thần tượng.

– Ca sỹ vui vẻ ký tặng nhiều fan hâm mộ và những người yêu mến.

– Ca sỹ rời đi trong sự tiếc nuối của nhiều người trong đó có em.

III. Kết bài

– Em là người hâm mộ và rất vui khi được xem thần tượng biểu diễn.

– Ca sỹ Noo Phước Thịnh là một trong những ngôi sao sáng của nền âm nhạc nước nhà.

– Đối với em đây là một trong những buổi xem ca nhạc rất đáng

11 tháng 1 2018

Hôm thứ 7 vừa rồi em được xem ca nhạc cùng với bố mẹ, buổi biểu diễn này có rất nhiều ca sỹ nổi tiếng trong đó có Ca sỹ Noo Phước Thịnh – một trong những ca sỹ đang được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Khung cảnh phía trước sân khấu rất sôi động, ánh đèn màu lấp lánh soi rọi những bạn trẻ đang tụ tập cùng nhau, cũng có những gia đình đi với nhau. Ca sĩ Noo Phước Thịnh xuất hiện trước sân khấu trong sự chào đón của nhiều người hâm mộ, anh ấy khoảng chừng hai mươi lăm tuổi, ăn mặc trẻ trung đúng phong cách của giới trẻ hiện nay. Khuôn mặt đầy đặn, đôi lông mày thẳng và đen nhánh. Tóc của anh gọn gàng, chải ngược lên trên với lớp keo bên ngoài sáng bóng. Hàm răng trắng sáng, lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi với khán giả.

Dưới ánh đèn chiếu sáng soi rọi anh hát rất nhiều bài nổi tiếng và liên tục, mỗi bài hát được cất lên đều được khán giả hát theo, không có gì lạ bởi đây là những bài “hit” được nhiều bạn trẻ biết đến. Mỗi bài hát đều có nhóm nhảy phụ họa và những điệu nhảy trẻ trung cũng xuất hiện, nhất là những bài hát nhạc nhanh động tác vũ đạo càng dứt khoát, mạnh mẽ. Ca sĩ Noo Phước Thịnh cũng giới thiệu đến khán giả những bài hát mới của mình, hi vọng được mọi người đón nhận trong thời gian đến.

Kết thúc buổi biểu diễn nhiều khán giả cũng nán lại để được xin chữ ký và chụp hình cùng thần tượng. Ca sỹ Noo Phước Thịnh dù mệt nhưng rất vui vẻ ký tặng, hôm đó em cũng nhận được chữ ký của ca sỹ mà mình yêu thích.

Đây là buổi biểu diễn rất đáng nhớ khi em đã xin được chữ ký của thần tượng mà mình yêu mến. Mong rằng anh luôn được khán giả và công chúng đón nhận.

9 tháng 3 2023

what the hell sao nhìu zữ zậy?

9 tháng 3 2023

mk cx k bt cô cho s thì lm z thoi ạaaaaa

 

. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .

- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.

- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.

- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.

a) Buổi sớm:

- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.

- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.

- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.

- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.

- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.

- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.

- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.

b) Buổi trưa:

- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.

- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.

c) Buổi chiều:

- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.

- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.

- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.

- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.

- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.

- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.

4 tháng 2 2018

bạn ơi mình ở vĩnh phúc chứ ko ở lào cai nên  ko giúp đc. sorry, mk muốn giúp nhưng ko đc

12 tháng 7 2019

Đây là bài văn mk cop trên mạng bn tham khảo nha

Từ lúc được cắp sách tới trường đến nay, tôi đã được học nhiều thầy cô giáo. Ai cũng thương học trò, quan tâm chăm chút dạy bảo cho học trò từng li từng tý. Nhưng có lẽ, người tôi cảm thấy ngưỡng mộ và kính trọng nhất vẫn là cô giáo Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của tôi. Bởi tôi cảm thấy, cô là một người rất gần gũi, những câu chuyện xung quanh cô đều khiến tôi kính nể. Và câu chuyện dưới đây cũng vậy:

Buổi học hôm đó, trong giờ ra chơi, Hải và một bạn lớp bên tên Hùng giành nhau một quả bóng. Hải giành được nhưng không cho Hùng chơi nên Hùng nhảy vào đánh Hải. Tự nhiên bị đấm, Hải tức quá nên cũng nhảy vào đấm Hùng chảy máu mũi bất chấp sự can ngăn của các bạn.

Đúng lúc đó, chú bảo vệ chạy tới, hai tay cầm hai tai của hai bạn rồi đưa vào phòng hiệu phó.

Sau khi kể lại câu chuyện, thầy yêu cầu Hải và Hùng gọi phụ huynh đến để xử lí. Bỗng có tiếng cô giáo Ngọc từ phía sau:

- Thưa thầy, trong hai bạn có một bạn học sinh lớp em. Thầy có thế cho em xử lí việc này được không ạ?

Thầy hiệu trưởng đồng ý và đưa hai bạn sang phòng bên xử lí.

Vừa đi, Hải vừa suy nghĩ: Chắc cô sẽ mắng mình vì mình suốt ngày đi gây chuyện làm lớp bị trừ hết điểm thi đua.

Đang mải suy nghĩ, thì cô giáo lên tiếng:

- Các em có thể kể lại đầu đuôi câu chuyện như thế nào cho cô nghe được không?

Hùng kể lại câu chuyện và đợi cô phân xử.

Sau khi nghe câu chuyện, cô tiến lại chỗ Hùng và nói:

- Cô là cô giáo chủ nhiệm của Hả, cô cũng có lỗi trong việc này nên cô thực sự xin lỗi em.

Hùng ấp úng:

- Cô ơi, cô không cần phải xin lỗi em đâu ạ, người sai là Hải ạ!

Cô mỉm cười và nói:

- Đúng rồi, Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác nên mới xảy ra vụ đánh nhau hôm nay.

Rồi cô ngoảnh sang Hải:

- Hải, cô nghĩ em cũng nhận thấy mình đã sai rồi đúng không? Em hãy xin lỗi bạn và mong bạn tha lỗi đi em.

Hải rụt rè quay sang chỗ Hùng và nói:

- Tớ xin lỗi cậu, lần sau tớ sẽ không làm như thế nữa, mong cậu thứ lỗi cho tớ.

Cô giáo tiếp lời Hải:

- Hùng à, bạn đã biết lỗi và xin lỗi, em có thế tha lỗi cho bạn lần này được không em?

Hùng nhìn cô và đáp:

- Dạ vâng, thưa cô.

Cô mỉm cười, xoa đầu hai bạn và nói:

- Cô có thể nhờ hai bạn cầm tau nhau làm huề được không?

Cả hai mìm cười gật đầu và cầm tay nhau làm huề.

Cuối cùng, cô giáo khuyên Hải về lớp học bài để cô đưa Hùng qua phòng y tế để rửa vết thương cho bạn. Tan học, cô cũng đưa Hùng về và không quên gửi lời xin lỗi đến phụ huynh của bạn ấy về sự việc sáng nay.

Không biết, nghe xong câu chuyện, các bạn cảm thấy thế nào nhưng đối với tôi, tôi thực sự rất khâm phục cô và tâm đắc câu nói của cô: "Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác". Chính những hành động của cô đã khiến Hải tự nhận thấy mình có lỗi. Cô Ngọc quả là người biết dạy dỗ học sinh.

12 tháng 7 2019

Như thế này đc ko

Mở bài:

‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

‐ Ghi lại thái độ của bố mẹ?

‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

“Đọc là biến đi khỏi thế giới

Đọc là tìm lại được thế giới

Đọc là còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay”.

Và yêu cầu: “Qua một tác phầm văn học tâm đắc, em hãy làm rõ ý kiến trên”.

 
Bài viết của học sinh Ngọc Quỳnh. 

Bài viết của học sinh Lưu Ngọc Quỳnh, học sinh lớp 11CA3 nhận được lời phê khen ngợi của cô giáo: “Bài viết xúc động với lối viết giàu hình ảnh, chân thật đến xót xa. Nhờ đó làm sáng tỏ vấn đề một cách xuất sắc”.

Đúng như những gì nữ văn sĩ người Pháp đã viết, đọc sách là con đường hiệu quả nhất để người ta “biến đi khỏi thế giới” xô bồ, luôn vội vàng trong một khoảnh khắc để tìm lại cảm xúc, mở mang đầu óc và cả trái tim của mình.

Mỗi tác phẩm như một cánh cửa, lại mở ra cho người đọc bao điều mới lạ hay chỉ đơn giản là tìm về cảm xúc xưa cũ, hoài niệm mà người ta lỡ lạc mất trong cuộc sống bộn bề, đầy lo toan.

Bài thơ Cúc ơi của nhà thơ Yến Thanh chính là một tác phẩm như thế. Trang sách đã khép nhưng niềm day dứt, thương xót chị Cúc vẫn còn mãi trong lòng độc giả hôm nay.

Tình yêu Tổ quốc luôn là khái niệm thiêng liêng và quý báu, nhất là với lớp trẻ. Khi Việt Nam chìm trong khói lửa, tuổi trẻ Việt Nam chính là lực lượng nòng cốt bảo vệ độc lập dân tộc. Đặc biệt, trong số đó có những nữ chiến sĩ chỉ mới mười tám, đôi mươi, đang mang trong mình rất nhiều ước mơ, hoài bão.

Vậy mà những cô gái ấy với tình yêu đất nước bao la đã biến những ước mơ thành ý chí sắt đá để có thể bảo vệ tổ quốc khi kẻ thù xâm lược. Điển hình là mười nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sự hy sinh của các chị đã đi vào lịch sử dân tộc, tên của các chị đã hóa thành tên chung “Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc”.

Khi các chị hy sinh, thi thể của Tiểu đội phó Hồ Thị Cúc được tìm thấy cuối cùng sau ba ngày ròng rã. Chính trong những ngày đen tối ấy, với niềm xót thương người em, người đồng đội, tác giả Yến Thanh đã viết bài thơ Cúc ơinghẹn ngào, da diết.

Nhà thơ Yến Thanh tên thật Nguyễn Thanh Bình, khi đó là cán bộ kỹ thuật ngành giao thông, trực tiếp làm việc tại núi bom Đồng Lộc. Đặc biệt, nhà thơ còn là người anh, người đồng đội rất thân thiết với chị Hồ Thị Cúc.

Trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm hết sức ác liệt, hố bom chồng lên hố bom, không còn một cành cây, ngọn cỏ. Một ngày tháng 7 năm 1968, mười cô gái Tiểu đội Bốn do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng được lệnh ra mặt đường để lấp hố bom do máy bay Mỹ vừa trút xuống. Đó là nhiệm vụ quen thuộc của các chị, vì ở đây không biết mấy trăm lần, ban ngày quân địch phá tan đường, cuối ngày thanh niên  xung phong lại nối liền đường để đoàn xe lăn bánh vào Nam. Thế nhưng vào cái ngày định mệnh ấy, những trận bom của giặc Mỹ đã đồng bộ đổ xuống khi các chị đang làm nhiệm vụ, vùi lấp mười cô gái.

Sau một thời gian, thi thể chín người đã được tìm thấy duy chỉ một người cuối cùng là chị Hồ Thị Cúc vẫn bặt vô âm tín.

Đau đớn xót xa tận cùng, bốn câu thơ đầu như lời gọi của nhà thơ dành cho chị Cúc:

“Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang

Cúc ơi! Em ở đâu không về tập hợp

Chín bạn đã quây quần đủ mặt

Nhỏ - Xuân – Hà – Hường – Hợi – Rạng – Xuân – Xanh”.

 

Ngọc Quỳnh (đeo kính hàng đầu tiên

 ) là tác giả của bài văn xúc động. Ảnh: NVCC.

Hẳn là đau đớn lắm, xót xa lắm nên Yến Thanh mới nhớ mãi cảnh chị Tần điểm danh đồng đội mà cho đến khi thi thể các chị xếp cạnh nhau, tác giả vẫn tưởng họ đang tập hợp. Yến Thanh đã nhắc tới một câu thành ngữ quen thuộc nhưng lại khẳng định câu thành ngữ ấy không thể dùng trong hoàn cảnh này “Chín bỏ làm mười”, là thành ngữ chỉ sự phiên phiến, làm tròn. Nhưng ở đây, mười cô gái hy sinh mới tìm được chín thi thể, không thể “phiên phiến” được. Tiếng khóc quặn thắt, buốt nghẹn, nức nở.

“Bọn anh đã bới tìm vẹt quốc

Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần

Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng”.

Những câu thơ mộc mạc mà cứa lòng, cứa da độc giả. Đáng lẽ khi chưa tìm được chị Cúc, các đồng đội phải nôn nóng, nhát cuốc càng nhanh, càng mạnh. Thế nhưng ở đây, các anh chỉ “bới tìm vẹt cuốc” vì sợ chị Cúc đau, sợ em xương tan thịt nát. Thế mới thấy tình đồng đội là bài ca đẹp nhất, còn mãi giá trị qua thời gian.

“Cúc ơi em ở đâu?

Đất nâu lạnh lắm

Da em thì xanh

Áo em thì mỏng

Cúc ơi em ở đâu?

Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố

Ăn quýt đỏ Sơn Bằng

Ở đâu hỡi Cúc

Đồng đội tìm em

Đũa găm cơm úp

Gọi em

Gào em

Khản cả cổ rồi

Cúc ơi”.

Cúc chỉ mười tám, đôi mươi nhưng để tìm chị, đồng đội phải dùng đến “đũa găm, cơm úp”. Hình ảnh ấy như dấu chấm hết cho một kiếp người dang dở, bao khát khao chưa thành hiện thực. Gọi em chưa đủ, nỗi thê lương đã hóa thành tiếng “Gào em”, mong muốn Cúc hãy nghe thấy và trở về.

Bài thơ với câu chữ bình dị, mộc mạc nhưng làm độc giả lay động vì tình cảm tác giả dành cho chị Cúc cùng các chị thanh niên xung phong tròn đầy trong từng câu, từng chữ.

Cái sống – cái chết mong manh là vậy nhưng các nữ chiến sĩ vẫn lạc quan sống, thương yêu Tổ quốc, chiến đấu vì độc lập dân tộc, trở thành những bông hoa đẹp nhất, khắc trên trang sử vàng của đất nước ta.

Cúc ơi đã cho ta “biến đi khỏi thế giới” với hàng trăm ngàn mặt người mệt mỏi, lo toan, để ta “tìm lại được thế giới” sâu trong tâm tư mình. Đọc về những cô gái thanh niên xung phong ngày hôm qua để tìm thấy đam mê, nhiệt huyết của mình ngày hôm nay, nhận thức rõ nhiệm vụ của mình với quê hương, đất nước. Mỗi lần đọc sách là một lần ta có cơ hội “còn lại một mình với cả thế giới trong lòng bàn tay”.

Tóm lại, Cúc ơi với giọng thơ nghẹn ngào đã thể hiện niềm thương xót của tác giả nói riêng, của đồng bào ta nói chung đối với sự hy sinh của những cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là chị Hồ Thị Cúc.

Để ngày hôm nay, nhìn lại ta càng cố gắng phấn đấu, viết tiếp bản trường ca của các chị, xây dựng đất nước thịnh vượng, giữ gìn hòa bình trên mảnh đất Việt Nam với tâm thế vững vàng.

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc nếu ta cần chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.

11 tháng 3 2018

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

11 tháng 3 2018

Ngày nào cũng vậy, tôi đi học trên con đường thân thiết này. Từng gốc cây, từng số nhà, từng ngõ ngách đã in đậm trong tâm trí tôi lúc nào mà tôi chẳng hay biết. Con đường phố tôi nhỏ và không đẹp, tuy nhiên nó trở nên gợi cảm hơn trong những ngày đầu đông này.

Hà Nội trong những ngày đầu đông se se lạnh tuy không rét căm căm, lạnh thấu tận xương nhưng cũng làm mọi người phải áo khoác, mũ len. Khu phố tôi thì không như vậy. Mặc cho gió bão, mưa dông, quanh năm ngày tháng, những ngôi nhà trên phố chỉ mặc một màu áo mà thôi. Con đường, nhìn từ xa như một dài lụa mềm mại uốn lượn dọc dãy phố. Nhà hai bên đường chẳng cái nào giống cái nào, cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái rộng, cái hẹp thật vui mắt. Vì đất chật người đông nên phố tôi chẳng có cái cây nào gọi là to vì mưa bão dễ đổ, dễ vướng vào dây điện. Cho nên, mỗi năm, tôi cứ lớn hẳn lên mà các cây trong phố tôi vẫn nhỏ bé, xinh xắn thế thôi. Trên cao có cả một khoảng trời rộng mở như cái ô nhiều màu sắc. Những ngày mưa gió bão bùng thì khoảng trời trên phố tôi đen kịt mây, sấm chớp ì ùng, sét rạch ngang trời. Khi ấy, những vũng bùn xuất hiện mà tôi thì chẳng thích đi lên bùn một chút nào cả.

Phố tôi lúc nào cũng tấp nập tàu xe. Mới sáng sớm đã bắt đầu ngày mới bằng tiếng bin bin của ô tô, tin tin của xe máy và tu tu của tàu hoả vọng lại từ đầu phố. Lại cả tiếng gọi í ới, cười đùa, mời mọc ầm ĩ cả một góc phố của học sinh trường Văn Chương trong cái ngõ đối diện nhà tôi. Bởi vậy, cứ khoảng bảy giờ sáng là tôi bị đánh thức bởi những tiếng ồn ã bên ngoài, mặc dù đã cố tình đóng hết các ô cửa sổ. Đôi khi, lúc học sinh đã vào lớp, tiếng ồn ào giảm bớt, tôi cố nằm lì chưa được bao lâu thì lại bị phá bởi tiếng chạy thình thịch của các "chàng" và "nường" đi học muộn. Những ngày đầu mới về ở đây, tôi tức muốn xịt khói lỗ tai. Lâu dần rồi cũng thành quen, tôi bắt đầu cảm thấy dễ chịu và thân thuộc với con đường này. Vỉa hè phố tôi bị các nhà dân lấn chiếm nên rất hẹp. Vỉa hè chỗ thụt vào, chỗ nhô ra trông chẳng đẹp chút nào! Mặt đường nhựa thì sứt sẹo, lồi lên, lõm xuống, nhấp nha nhấp nhô. Ai mà vừa đi vừa mải nhìn trời, nhìn mây thì thế nào cũng bị ngã vì các chỗ lồi lõm khó ưa ấy. Tôi cũng vì nó mà mấy lần bị ngã xuống cạnh đường, mấy vết sẹo đó cũng như là vết kỉ niệm của tôi. Mỗi lần đi qua chỗ này, tôi cũng lại quay nhìn xem nó ở đâu để mà tránh. Mặt đường nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau, sau vài lần được sửa, đường trông như chiếc áo vá chằng vá đụp. Phố tôi bao nhiêu là ổ gà. Vừa qua được một ổ gà, đi một quãng lại ổ gà khác! Và nó chính là đặc trưng của phố Khâm Thiên giai đoạn này. Nhà hai bên đường cũng rất đa dạng, có cái cao ba bốn tầng sơn nửa xanh nửa trắng rồi cái vàng, cái xanh, cái trắng,... Hàng quán bên đường là chỗ tụ họp ăn uống của lũ học trò nhất quỳ nhì ma. Mỗi sáng dậy nào là mùi phở thơm ngào ngạt, thoang thoảng trong gió mùi trứng vịt lộn, bún riêu cua, mùi xôi và các thức ăn khác. Các cửa hàng vãn phòng phẩm, quần áo,... cũng chẳng chịu lép vế. Thế là bao nhiêu áo quần, tất, khăn,... được tung ra bày ngoài cửa lung lẳng... Phố tôi còn giữ được một số ngòi nhà có kiến trúc từ thời nào chẳng rõ. Trên mái và cửa của những ngôi nhà ấy có khác những con rồng màu sắc sặc sỡ nhưng vì cổ quá rồi nên sơn vôi đã bạc và phai màu. Vì bị lao vào vòng xoáy của công việc nên người dân phố tôi rất ít khi nói chuyện với nhau. Những ngôi nhà cổ mang lại vẻ đẹp cổ kính cho phố tôi, trông nhà nghiêm thế nhưng tiếng cười đùa vẫn vọng ra. Phố tôi có một di tích lịch sử. Đó là đài tưởng niệm Khâm Thiên được xây dựng sau khi cả phố bị Mĩ ném bom B52 tiêu huỷ. Bao nhiêu ngôi nhà bị sập, bao nhiêu người dân phải bỏ mạng trong đợt B52 ấy. Đài tưởng niệm được xây dựng với mục đích tưởng nhớ những con người đã ra đi trong đợt Mĩ thả bom ấy. Hình tượng người đàn bà bế đứa con bé bỏng đã chết là biểu tượng cho nỗi đau khổ và căm hờn.

Con đường từ lâu đã là người bạn thân thiết, gần gũi, chia sẻ với tôi mọi nỗi vui buồn. Những ngày tôi bị điểm kém, con đường dỗ dành tôi. Nhiều lần, vì tức tối, tôi co cẳng đá bay hòn sỏi trên đường. Lúc ấy, nó vẫn không nói gì, chỉ an ủi bàn chân tôi. Những ngày tôi được điểm cao, là học sinh giỏi, nó cũng chúc mừng tôi.

Con đường đã gắn bó với tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Bày giờ, tôi đã lớn khôn, nhà tôi sắp chuyển đi nơi khác. Tuy sẽ không còn ở nơi đây nữa nhưng tôi vẫn mãi mãi nhớ con đường này – con đường ngày nào cũng bị tắc đường mà tôi đã quen.