K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

Bài hát Mừng tuổi mẹ

17 tháng 11 2021

Mừng tuổi mẹ nhé

Bài 1: Cho câu văn: Khi ngựa đập móng lộp cộp đầu hồi,hoa lê bật bông trắng như tuyết thì xuân sang. Xét theo đặc điểm cấu tạo.câu văn trên là câu....Bài 2:Câu nào sau đây không phải câu ghép. A Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ. b Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới. c bố đi xa về, cả nhà vui mừng. d bầu trời ĐẦY SAO NHƯNG LẶNG GIÓ.Bài 3: Câu nào là câu ghép A Mùa đông,giữa ngày...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho câu văn: Khi ngựa đập móng lộp cộp đầu hồi,hoa lê bật bông trắng như tuyết thì xuân sang. Xét theo đặc điểm cấu tạo.câu văn trên là câu....

Bài 2:Câu nào sau đây không phải câu ghép. A Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ. b Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới. c bố đi xa về, cả nhà vui mừng. d bầu trời ĐẦY SAO NHƯNG LẶNG GIÓ.

Bài 3: Câu nào là câu ghép A Mùa đông,giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng B Xuân đến, trăm hoa đua nở C Khi làng quê đã khuất hẳn, tôi vẫn đắm nhìn theo
Câu 4:Câu nào là câu ghép A Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần,càng vàng dần càng nhẹ dần B Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. C Bầu trời cũng sáng xanh lên D Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh còn trời thì trong như nước
Câu 5Câu nào là câu ghép A Xuân về,cây cối đâm chồi nảy lộc B Mỗi lần nghe thấy tiếng chim hót tôi lại nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây trắng nhẹ như bông C giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên con tàu lớn

1
15 tháng 4 2020

1. Câu ghép

2. 2. A

3. C

4. D

5. C

Mùa xuân của tôi-mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội-là mùa xuân có mưa riêu riều, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chào vọng lại từ những thôn xóm xa xa, cỏ câu hát huế tỉnh của cô gái đẹp như thơ mộng..... Mùa xuân của tôi-mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội-là mùa xuân có mưa riêu riều, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chào vọng lại từ những thôn...
Đọc tiếp

Mùa xuân của tôi-mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội-là mùa xuân có mưa riêu riều, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chào vọng lại từ những thôn xóm xa xa, cỏ câu hát huế tỉnh của cô gái đẹp như thơ mộng

..... Mùa xuân của tôi-mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội-là mùa xuân có mưa riêu riều, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chào vọng lại từ những thôn xóm xa xa, cỏ câu hát huế tỉnh của cô gái đẹp như thơ mộng l - l Đẹp quả đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thường mền, nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là khoảng sau ngày rằm tháng giềng. Tết hết mà chưa hết hắn, đào phai nhưng như văn còn phong, có không xanh tướt như cuối đông, đầu giêng, nhưng trải lại, lại nức một mùi hương man mốc, (Ngữ văn 7, tập một)
Câu 1: Đoạn trích trên trong văn bản nào? Tác giả là ai". Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2:
a. Cho biết đoạn trích trên tác giả sử dụng ngôi thứ mấy?
 b. Tác già sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn trích trên?
Câu 3: Trong câu văn: “Đảo hơi phú nhưng nhụy vẫn còn phong..”, từ "phong” có nghĩa là gi?

1
17 tháng 12 2021

1. ''Mùa xuân của tôi'' của Vũ Bằng. PTBĐ của đoạn: Biểu cảm

2. a, Ngôi thứ 1. 

b, BPTT: Điệp ngữ

3. Có nghĩa là bọc kín

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:         Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.         Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.        Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa giông. Những cơn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: 

        Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. 

        Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. 

       Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa giông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ. 

       Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù bông đã quá chật chội.  

       Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào. 

       Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua. 

       Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo. 

       Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù bông ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm: 

      - Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé Dẻ Gai rất khỏe mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé! 

       Tôi cố quẫy mình… Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hóa ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!”. 

        Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già… “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!” - tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ…  

0Câu 1. (2,0 điểm ) 

 a/ Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết đoạn trích trên là truyện đồng thoại ? Hãy chỉ ra một đặc điểm của loài vật và một đặc điểm của con người ? 

b/ Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật ?  

Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. 

Câu 2. (2,0 điểm ) 

a/ Chỉ ra một cụm động từ có trong câu: “Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ.” 

b/ Tìm các cụm danh từ trong câu sau: “Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ.” 

Câu 3. (1,0 điểm ) 

Nêu bài học cuộc sống mà em có thể rút ra từ câu chuyện của hạt dẻ gai trong đoạn trích.   

 

1
29 tháng 1 2023

Câu 3: Bài học cuộc sống em rút ra từ câu chuyện hạt dẻ gai:

- Sợ sệt sẽ không giúp ta lớn lên và trưởng thành

- Đứa con nào rồi cũng phải lớn lên phải biết mạnh mẽ, đối mặt với mọi sóng gió ngoài kia

- Cha mẹ không thể chở che, bảo vệ cho con hoài được

- Những khó khăn, chông gai, thử thách không là gì nếu như ta có lòng dũng cảm, luôn nỗ lực, phấu đấu không ngừng thì nhất định sẽ thành công.

- Con lớn cần phải khám phá thế giới bên ngoài để nhận ra những điều tuyệt đẹp của cuộc sống quanh ta.

- Ta sẽ chỉ nhỏ bé và yếu đuối mang tâm thái ỷ lại khi được cha mẹ mãi chở che, bảo vệ, và nâng niu.

- Bước ra ngoài và tập đối mặt với thế giới ngoài kia ta sẽ nhận ra cuộc sống thật khắc nghiệt, để từ đó trau dòi năng lực, sức mạnh nghị lực biết vươn lên, phấn đấu vì một tương lai tươi sáng.

CÂU CHUYỆN CỦA HẠT DẺ GAI Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa giông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát...
Đọc tiếp
CÂU CHUYỆN CỦA HẠT DẺ GAI Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa giông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ. Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù bông đã quá chật chội. Anh chị của tôi phô ra lớp da nâu bóng, khỏe khoắn dưới nắng thu vàng. Tôi nghe các anh chị cười đùa và trò chuyện với mẹ: - Mẹ ơi, bạn chim gì có bộ lông sặc sỡ thế? - Đó là bạn chim Thiên Đường con ạ. - Có ai đang bò lên tay mẹ và cứ đổi màu liên tục thế nhỉ? - À, bác tắc kè bò lên sưởi nắng đó con. Nhà bác ấy trong hốc đá. Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào. Nhưng rồi những ngày thu mơ mộng cũng trôi qua. Đông đến, gió lạnh buốt thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo. Mỗi lần có trận gió mạnh thổi qua, tôi nghe các anh chị của mình kêu lên: - Mẹ ơi! Gió to quá! Con lạnh lắm! - Các con đã lớn rồi mà. Đừng sợ gió. Gió lạnh sẽ làm các con khỏe khoắn hơn. - Mẹ ơi, gió bứt con khỏi tay mẹ rồi! Áo ấm bị tung ra! Ôi con sợ lắm! - Các con yêu quý của mẹ, hãy mạnh mẽ lên! Các con sẽ rời khỏi tay mẹ, nhưng gió sẽ gieo các con xuống tấm thảm lá của rừng già. Các con sẽ được sưởi ấm và trở thành những cây dẻ non xinh đẹp khi mùa xuân tới Tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù bông ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm: - Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé Dẻ Gai rất khỏe mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé! Tôi cố quẫy mình Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hóa ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!. Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ! - tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ (Theo Phương Thanh Trang, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12, trang 465, 2020) Thực hiện các yêu cầu sau:

1.hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật nhân hóa và điệp ngữ  được sử dụng trong văn bản

2.em hiểu như thế nào vể câu nói của mẹ Dẻ Gai :Tạm biệt....mới nhé

ai giúp mình với huhu

 

1

Câu 1: 

- Biện pháp điệp ngữ " Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ."; "Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già”. 

- Biện pháp so sánh "Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ."

Câu 2: 

Câu nói "Tạm biệt... mới nhé" của mẹ Dẻ Gai chính là lời động viên của người mẹ dành cho đứa con khi đứa con bắt đầu một hành trình mới. Rồi một lúc nào đó những đứa con bé bỏng cũng sẽ phải lớn lên và rời xa vòng tay mẹ, người mẹ ấy thật sự mong muốn dù có chuyện gì xảy ra con vẫn sẽ đón nhận cuộc sống mới của mình. Qua đó ta thấy được tình mẫu tử cao đẹp của người mẹ Dẻ già dành cho đứa con của mình.

 

Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng...
Đọc tiếp

Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.

Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.

Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.

Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội.

Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào.

Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua.

Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.

Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm:

- Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!

Tôi cố quẫy mình.. Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hóa ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: "Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!"

Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già.. "Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!" - tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ..

(Theo Phương Thanh Trang, trích Câu chuyện của hạt dẻ gai, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (465), 2020)
CÂU HỎI: Theo em, hành động "cố quẫy mình.... tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra" của bé gai chứng tỏ điều gì?

1
29 tháng 1 2023

Chứng tỏ:

- Bé gai đã đến thời khắc thay đổi bản thân, thay đổi cuộc đời mình.

- Sự trưởng thành, lớn lên của bé gai trong sự cố gắng của bản thân.

Chuyện của hạt dẻ gai Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho...
Đọc tiếp

Chuyện của hạt dẻ gai

Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.

Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.

Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.

Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội.

Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào.

Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua.

Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.

Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm:

- Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!

Tôi cố quẫy mình... Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hoá ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!

Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già... Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!- tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ...[1]

Câu hỏi:

Vì sao Bé Út không dám rời khỏi mẹ? Qua nhân vật này khiến em liên tưởng đến ai? Vì sao?

Các bạn ơi, giúp mình với!!!

0
2 tháng 12 2017

Đã bao nhiêu năm rồi, cây bàng ấy vẫn hiên ngang, trải qua bao tháng năm vất vả, qua bao thăng trầm lịch sử để giờ vươn cao vững trên đất mẹ , là nơi gợi tâm tình sâu sắc cho mỗi người con quê. Mỗi ngày trôi đi, là từng ngày mà cây bàng ấy tràn ngập hạnh phúc. Được ngắm nhìn sự thay đổi của xã hội dần dần khác, bàng ấy không tiếc những ngày tháng của một đời mình. Nhưng nó đã già. Có lẽ chẳng bao lâu nó sẽ lìa xa cuộc đời trong một mùa đông giá rét.

Khẽ rung những chiếc lá đỏ còn sót lại trên những cành cây khẳng khiu một ít sự sống, bàng trầm tư. Đất mẹ âu yếm cây bàng. Trong vòng tay âu yếm ấy, những cái rễ khô cắm chặt và sâu, dần héo mòn. Giờ đang là hoàng hôn. Màu đỏ của nó tỏa khắp trời, gợi nên cái gì đó man mác trong lòng mỗi ai có dịp ngắm. Một lão già đi tới.

- Tuổi đời chẳng có là bao, ta với mi, rồi sẽ có ngày đi thôi. Nhìn đi, những ngày cuối cùng của chúng ta, hãy sống trọn nó thật tốt, ngắm trọn những gì của cuộc đời đi _ Lão nói vô tư.

Cây im lặng. Nó muốn đung đưa cành lá, nhưng chẳng thể. Lão ta làm nó buồn, nó không muốn rời xa nơi này, nơi gắn bó với nó.

- Sao, mi cũng chẳng có ý kiến sao? Ha..ha, cuộc đời đúng là khổ. Sinh ra, cố tìm cách để tồn tại rồi lại chết. CỨ như cuộc đời vừa rồi là vô ích vậy. -Dẫu biết cái cây không nói với mình, nhưng lão cứ nói vậy, rồi bỏ đi.

Đời người cứ như cái cây vậy à? Bàng khẽ khóc.

- Tôi sắp rời xa nơi này rồi, liệu tôi có thực như vậy?

Đất mẹ không nói gì.

Đúng hơn là bà không biết làm thế nào để an ủi đứa con của mình. Đất mẹ là vĩnh cửu, là mãi mãi, sống mãi nên không hiểu suy nghĩ của một linh hồn sẵn sàng chuẩn bị cho một chuyến đi xa xôi như thế nào, nên chẳng dám an ủi con. Chẳng nhẽ mọi chuyện cứ thế trôi đi? Sống hàng trăm, hàng triệu năm cuộc đời, trải qua nhiều điều nhất, chẳng nhẽ không có một lời nào cho đứa con thân yêu? - Không, không được, không thể cứ để cây bàng cứ tiếp tục như vậy được.

-Vậy chẳng nhẽ con sẽ chết, và cả đời này cứ trôi như vô ích vậy sao?

- Đừng buồn. Ta biết, có một ngày con sẽ xa rời nơi đây thật, ta rất buồn. Khi đã đi một chuyến đi xa xôi rồi, con đừng quên, sự sống của con vẫn tiếp tục. Đừng quên những đứa con của con - những quả nhỏ đang dần vươn mầm lên, để rồi chúng nó sẽ tiếp tục sự sống của con, còn con sẽ thấm vào ta, thấm vào đất, giúp ích cho đời, duy trì sự sống mạnh mẽ của những cái ây nhỏ ấy. - Đất mẹ an ủi.

Cây bàng thấy lòng nhẹ nhõm.

Lại trải qua một thời gian dài, đã đến xuân sang. Cây bàng kia càng lạc quan hơn. Nó vui vẻ vô cùng, nhưng rồi một ngày nó lại buồn. Đất Mẹ chỉ có thể dùng lời an ủi.

- Hãy mạnh mẽ lên, hãy để cho mùa xuân sắp tới là mùa xuân đẹp nhất trong đời con. Khi đó con sẽ nhận ra cuộc đời không hề vô dụng.

Bà là người mẹ mà cây bàng tin tưởng nhất, và nó cứ tiếp tục sống. Hôm nay là giao thừa. Một tia ánh kim tỏa sáng, nhỏ li ti, nhưng đất mẹ và cây bàng có thể nhìn thấy và cảm nhận được. Một cô gái nhỏ xíu hiện ra từ tia sáng ấy. Có lẽ con người bình thường sẽ chẳng thể thấy được. Xuân nào cũng vậy, cô gái ấy - nàng tiên mùa xuân lại xuất hiện, tạo nên những chồi non nhỏ xinh cho các loài cây. Chạm đôi tay mềm mại xinh xắn vào đâu chồi nở ra đến đấy. CỨ thế cho đến khuya, nàng ta biến mất, cây bàng nọ khắp nơi đều là những chồi non xanh mướt. Khoảng khắc ấy là một khoảnh khắc đáng nhớ nhất, có lẽ là của cây bàng. Nó tin rằng nó sống không vô ích, nó đã từng là nơi mà lũ trẻ vui đùa, từng là người bạn tri kỷ của những đứa con xa quê, từng là bóng mát cho mỗi người nông dân đi làm về,... Sẽ chẳng ai quên nó đâu! Đất mẹ thầm mừng.

Chuông đánh 12 giờ đêm, khi nhà nhà tưng bừng đón năm mới. Nó khẽ cười. Một nụ cười buồn man mác. Nhắm đôi mắt trầm tư lại, những cành cây rủ xuống. Cây bàng đi rồi. Nó đi sang thế giới bên kia rồi. Sáng hôm sau, người ta thấy một cây bàng với bao chồi non nhưng rủ xuống. Trên cây bàng, những dòng nhựa đã khô. Ít ai biết đó là những giọt nước mắt âm thầm của nó. Họ chỉ biết rằng nó thật đẹp với bao chồi non, tiếc là nó đã chết. Trên đất mẹ, một cái cây đứng vững còn nở nụ cười, sẽ là một nụ cười không bao giờ tan biến, một nụ cười hạnh phúc nhất, tuyệt vời nhất!

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng......Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

...Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.''

Câu 1: Giải thích nghĩa của từ "phong" trong câu : "đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong"

Câu 2: Nên nội dung của đoạn văn trên

36

TL:

Câu 1: Từ "phong" trong câu :"Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong" có nghĩa là bọc kín (gói, bọc)

Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội

Bạn ơi bạn có thể nêu rõ hơn về ND đc k ạ :(