K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2017

Nhôm bị một số axit ăn mòn nên để bảo quản nhôm và hợp kim của nhôm ta nên để ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với axit.

2 tháng 1 2023

Cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm là: Những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm phải rửa sạch,để nơi khô ráo. Khi bưng phải nhẹ nhàng vì chúng dễ cong, méo.Tránh tiếp xúc với a-xít.Không chứa muối , chất chua lâu ngày.

 

3 tháng 10 2018

Do thủy tinh dễ vỡ nên khi sử dụng, lau chùi cần nhẹ tay. Nên để thủy tinh ở nơi có vị trí thấp hoặc khó bị đổ gây vỡ thủy tinh.

2 tháng 1 2018

Tính chất của nhôm: trắng bạc, nhẹ hơn sắt và đồng, có thể kéo thành sợi, dễ dát mỏng, không bị gỉ, nhôm dẫn điện và nhiệt.

30 tháng 11 2021

+ Các đồ dùng làm bằng đồng, hợp kim của đồng có thể bị xỉn màu vì vậy thỉnh thoảng cần dùng thuốc lau chùi, giúp chúng sáng bóng trở lại.

+ Dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại.

HT~~~

30 tháng 1 2018

- Đồ dùng bằng nhôm và gang: Nồi đun, thìa, đũa, chảo,…

- Cách sử dụng và bảo quản:

Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo;

Không để ẩm ướt;

Không đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng đồ chùi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén, bát;

Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, chất muối, axit,… lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc gang.

23 tháng 11 2017

Trong tự nhiên thì sắt có trong các thiên thạch và có trong quặng sắt.

Trong tự nhiênsắt có trong các thiên thạch (là khối chất rắn từ ngoài Trái Đất rơi xuống) và có trong các quặng sắt.

26 tháng 12 2021

giúp mình với mình cảm ơn rất nhiều

26 tháng 12 2021

Tk:

 

- Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong nhà bạn. Trả lời: Những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm phải rửa sạch, để nơi khô ráo. Khi bưng bê các đồ dùng bằng nhôm phải nhẹ nhàng vì chúng mềm và rất dễ bị cong, vênh, méo  
7 tháng 12 2019

Thủy tinh chất lượng cao thường được sử dụng để làm những vật dụng bằng thủy tinh có yêu cầu về chất lượng và độ bền cao như: Đồ dùng y tế, chai lọ trong các phòng thí nghiệm, kính chịu lực, kính xây dựng, kính của máy ảnh,…

17 tháng 1 2018

 - Để bảo quản đồ dùng mây, tre:

   + Khi mới mua về ta phơi 1 – 2 nắng để đồ khô và diệt khuẩn.

   + Phun khử trùng trước khi sử dụng để diệt mốc, mọt trong sản phẩm.

   + Tránh để sản phẩm tiếp xúc với nước và hóa chất.

   + Sau hơn một năm sử dụng ta nên sơn bóng lại một lần.

27 tháng 11 2021

Tre, mây, song là vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của các vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.
chúc bạn học tốt

19 tháng 9 2018

- Đồ gỗ:

      + Không ngâm nước.

      + Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát thật sạch và phơi gió cho khô, tránh phơi ngoài nắng hoặc trực tiếp trên lửa.

- Đồ nhựa:

      + Không để gần lửa

      + Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và những thức ăn đang nóng, sôi.

      + Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng) thật sạch và phơi cho khô ráo.

- Đồ thủy tinh, tráng men:

      + Nên cẩn thận trong khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men;

      + Chỉ nên đun lửa nhỏ.

      + Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa (muỗng) bằng gỗ để xào nấu thức ăn, tránh dùng thìa nhôm;

      + Sử dụng xong, phải rửa thật sạch bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng) và để khô ráo.

      + Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men.

- Đồ nhôm, gang

      + Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo.

      + Không để ẩm ướt.

      + Không đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng đổ chủi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng);

      + Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, chất muối, axit,… lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc bằng gang.

- Đồ sắt không gỉ (inox)

      + Không đun lửa to vì dễ bị ố;

      + Tránh va chạm với những đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt. Chỉ nên dùng đữa hoặc đồ dùng bằng gỗ để xào nấu thức ăn;

      + Không lau chùi bằng đồ nhám vì dễ gây trầy xước, mất vẻ bóng láng;

      + Không chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit,… lầu ngày trong đồ dùng bằng sắt không gỉ, thức ăn dễ bị nhiễm mùi sắt và làm mòn, hỏng đồ dùng.

- Đồ dùng điện

      + Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.

      + Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

      + Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.