K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2020

1. Hai khổ đầu: Diễn tả khát vọng tình yêu và hạnh phúc đích thực:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

...

Bồi hồi trong ngực trẻ”

a. Khổ 1:

* Hai câu đầu:

- Tác giả tạo ra tiểu đổi để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của em bằng 4 tính từ: “Dữ dội/ dịu êm”, “Ồn ào/ lặng lẽ”. Cùng với đó, cách ngắt nhịp 2/3 và sự luân phiên các thanh bằng trắc có sự luân phiên đắc đổi đã tạo nên sự đối nghịch, nhấn mạnh những đối cực trong trạng thái của sóng.

=> Hướng tới nhấn mạnh những đối cực. Đó là những đối cực của những con sóng ngoài biển khơi.

- Điều đặc biệt, cách sử dụng liên từ “và” cho thấy những trạng thái đối cực ấy vẫn song song tồn tại, không mâu thuẫn mà đan xen, vận động và có sự chuyển hóa.

- Vị trí sắp xếp của từ ngữ: “dữ dội”, “ồn ào” được đặt lên trước, còn “dịu êm”, “lặng lẽ”. Điều đó nhấn mạnh trạng thái dịu êm, lặng lẽ mới là trạng thái thường hằng cuối cùng của sóng, cũng như tâm hồn người phụ nữ đang yêu. => Những cung bậc cảm xúc trái ngược mà thống nhất, phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu.

* Hai câu sau:

- Điều đáng nói nhất ở đây là sự chủ động của người con gái khi yêu, dứt khoát từ bỏ không gian nhỏ bé, chật hẹp để vươn tới cái rộng lớn, cao cả:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Đó quả thực là một sự táo bạo.

- Sông: không gian hữu hạn > < Bể: không gian vô hạn, lớn rộng.

- Sóng bỏ không gian hữu hạn chật hẹp, chật chội, tầm thường không xứng đáng để tìm đến bể - không gian rộng lớn, bao la, cao thượng, xứng đáng.

Cũng như hình tượng em, em từ bỏ tình yêu nhỏ bé tầm thường, nhỏ nhen để tìm đến tình yêu rộng lớn, cao thượng, giàu đức hi sinh. => Dám đi tìm tình yêu và hạnh phúc đích thực.

- Đặt trong hoàn cảnh đất nước những năm 60, 70 thì đây là hành động, quyết định quá táo bạo, mạnh mẽ.

=> XQ cũng như các nhà thơ hiện đại thì lại hoàn toàn được tự do, rất táo bạo, mạnh mẽ bộc lộc tình yêu, khẳng định chất men của tình yêu của tuổi trẻ.

* Khổ 2:

- Qua 4 câu thơ, Xuân Quỳnh đã dựng lên đối lập:

Ngày xưa > < Ngày sau

Quá khứ > < Tương lai

Thường biến > < Bất biến

=> Đan xen giữa những đối cực đó là từ “vẫn thế” => vĩnh hằng, trường tồn của ty.

- Các từ “ngày xưa”, “ngày sau” khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của sóng cũng như sự trường tồn vĩnh cửu, bất diệt của tình yêu.

- Những con sóng liên hồi như những nhịp đập trên lồng ngực của biển khơi và khát vọng tình yêu là những nhịp đập trong lồng ngực của tuổi trẻ. Hàng triệu năm qua rồi hàng triệu năm sau, khi con người tan biến vào hư vô thì con sóng vẫn thế, vẫn vỗ những nhịp đập của biển khơi. Cũng như con người, dù ngày xưa, ngày sau hay muôn đời, tuổi trẻ tình yêu vẫn luôn nồng nàn, cháy bỏng, chan chứa nhịp đập đầy yêu thương. Sau bn năm tháng thì tình yêu của tuổi trẻ không thay đổi.

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

- Từ “bồi hồi” -> Sau bao nhiêu năm khát vọng của tuổi trẻ không hề thay đổi.

=> Xuân Quỳnh đã đưa ra chân lí: Khát vọng tình yêu của con người là mãi mãi.

Chân lí này thường trở đi trở lại trong thơ Xuân Quỳnh:

“Tiếng yêu từ những ngày xưa

Trải bao năm tháng bây giờ đến ta

Tiếng yêu từ những ngày xa

Trải bao cay đắng vẫn là vẹn nguyên”.

=> Con người không thể sống mà không yêu, con người vẫn sẽ yêu chừng nào còn tồn tại.

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ Đón gặp người bạn quí của con   Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực Dưới những làn mây xốp đồng quê   Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn Và con bò đứng nhìn theo tha...
Đọc tiếp
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ Đón gặp người bạn quí của con   Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực Dưới những làn mây xốp đồng quê   Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường   Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà Người ta bảo con sắp thành thi sĩ Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga   Con sẽ hát về mẹ và về bạn Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò Và thơ con có một dòng sữa chảy Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta. Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng) Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:  Và thơ con có một dòng sữa chảy   Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.  Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó? Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)
0
17 tháng 10 2019

d, Nêu lí lẽ, dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận

Sóng bắt nguồn và đi về đâu, Xuân Quỳnh như hóa thân vào con sóng để bộc lộ tình yêu, khát vọng tuổi trẻ của mình.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:Thuyền và biểnEm sẽ kể anh ngheChuyện con thuyền và biển:“Từ ngày nào chẳng biếtThuyền nghe lời biển khơiCánh hải âu, sóng biếcĐưa thuyền đi muôn nơiLòng thuyền nhiều khát vọngVà tình biển bao laThuyền đi hoài không mỏiBiển vẫn xa... còn xaNhững đêm trăng hiền từBiển như cô gái nhỏThầm thì gửi tâm tưQuanh mạn thuyền sóng vỗCũng có khi vô cớBiển ào ạt xô thuyền(Vì...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Thuyền và biển

Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:

“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi

Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa

Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”

Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố

(Xuân Quỳnh)

1. Câu chuyện được kể như thế nào trong ba khổ đầu?

2. Qua hình ảnh thuyền và biển tác giả muốn nói lên điều gì?

3. Em hãy chia sẻ về tình yêu của giới trẻ ngày nay.

0
31 tháng 8 2023

Khổ thơ "Biển" của Xuân Diệu được phân tích như sau:

Bốn câu thơ của "Biển" được khép lại nhưng hồn thơ lại mở ra những khát vọng mãnh liệt, muốn vươn tới cái tận cùng của tình yêu tuổi trẻ. Điều này thể hiện qua việc tác giả sử dụng hình ảnh biển để tượng trưng cho tình yêu. Biển là biểu tượng của sự mênh mông, bao la và bất tận, tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt và không biên giới.

Tác giả chúc cho những ai đã yêu, đang yêu và những ai đang tìm kiếm tình, yêu sớm tìm được bến đỗ của đời mình. Điều này thể hiện sự mong muốn của tác giả rằng mọi người đều có thể tìm thấy tình yêu và hạnh phúc trong cuộc sống của mình. Cuối cùng, tác giả khuyến khích mọi người yêu chân thành, đằm thắm, say mê và mãnh liệt như chàng trai đa tình trong bài thơ "Biển". Điều này cho thấy tác giả đánh giá cao tình yêu chân thành và sự đam mê trong tình yêu.

Tóm lại, khổ thơ "Biển" của Xuân Diệu thể hiện sự khao khát và mong muốn vươn tới tình yêu mãnh liệt và không biên giới, cũng như hy vọng mọi người tìm thấy hạnh phúc trong tình yêu và yêu thương chân thành.

ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm...
Đọc tiếp
ĐẺ THI THỬ SỐ 03 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xin cảm ơm những ngày gian khổ. Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều. Xin cám ơn những ngày gian khổ Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh. (Trích Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ, Dương Hương Ly, NXB Giải phóng, 1975, tr. 59) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chi ra 03 từ diễn tả trạng thái, cảm xúc trong những dòng thơ sau: Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa Những ngày đau ta lại thấy nụ cười Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui. Câu 3. Theo anh/chị, câu thơ: Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh có thể hiểu như thế nào? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với điều mà tác giả bày tỏ: Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình không?
1
13 tháng 10 2021

.-. u la troi @@

30 tháng 9 2018

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của con sóng: Dữ dội >< dịu êm; Ồn ào >< lặng lẽ.

=> Đây chính là hình ảnh thật của những con sóng ngoài biển khơi, cũng chính là trạng thái của người con gái trong tình yêu. Tình yêu có lúc dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng có những lúc cuồng nhiệt, mạnh mẽ.

Đáp án cần chọn là: C