K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, em nghĩ rằng 3 vấn đề cần có trong tình yêu là “hiểu”, “biết”, “gặp”.

+ Hiểu là sự thấu hiểu của con người trong tình yêu.

+ Biết là sự hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh.

+ Gặp là sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người mình yêu.

⇒ Ba yếu tố trên là cách để ta duy trì mối quan hệ tình yêu được tốt đẹp, bền vững theo thời gian.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

- Tìm đọc: Tình thuyền và biển (Hoàng Minh Tuấn).

- Viết đoạn văn.

Tình yêu vốn là thứ tình cảm khó nói, vì vậy trong thơ ca xưa để nói về tình yêu đôi lứa tác giả đã mượn những hình ảnh: thuyền, bến, sóng, biển… Đặc biệt hình ảnh thuyền và biển là những hình ảnh ta dễ dàng bắt gặp nhất trong các bài thơ, ca dao… Trong đó bài thơ “Thuyền và biển” của tác giả Hoàng Minh Tuấn cũng đã mượn hai hình ảnh này để làm rõ nét và sâu sắc sự đa dạng những cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Cái đẹp của tình yêu chính là sự đa dạng khi dồn dập mãnh liệt khi lại dịu êm, buồn tủi… tình yêu là thứ tình cảm luôn vận hành, biến đổi khi chúng ta biết thấu hiểu và sẻ chia. Tình yêu là sự nâng niu, hòa quyện và quấn quýt, cũng như thuyền và biển song hành và tiến bước cùng nhau trong một lộ trình. Thông qua hình ảnh thuyền và biển ta cũng thấy được hiện thân của tình yêu – những người yêu nhau luôn mãnh liệt, luôn khát khao trong từng cảm xúc, từng hoàn cảnh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng được đặt trong tương quan: giữa người con trai và con gái.

- Những cung bậc tình cảm đã được “người kể” soi rọi, khám phá là:

+ Sự thủy chung, lãng mạn của hai người yêu nhau.

+ Sự thấu hiểu chỉ những người yêu nhau

+ …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Gợi lên thái độ, tình cảm của con người vùng biển đối với biển cả. Con người mang ơn biển cả vì biển cả đem đến nguồn lợi tài nguyên, nguồn sống cho con người; nhưng biển cả cũng gây ra những tai ương bất ngờ cho các chuyến đi biển. Người còn sống luôn xem người đã khuất vẫn tồn tại đâu đây chung quanh họ và biển cả là nơi chứa đựng tất cả về đời sống vật chất và tinh thần của con người miền biển.

27 tháng 11 2017

1. Mở bài: Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

2. Thân bài:

- Khổ 1

   + Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.

   + Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

- Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.

- Nghệ thuật:

   + Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).

   + Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

3. Kết bài: Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.

- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.

Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xaCó thể còn những điều con quênNhưng có điều này con phải nhớRằng biển quê mìnhDẫu còn lắm phong ba bão tốBao đợt sóng chồm lên như hổ dữNhững cơn bão có tên và không tênNhưng như phép mầu của đức tinNgười dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lênVẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộngĐất quê cằn, nhọc nhằn gió cátPhải bắt đầu từ biển, đi lên từ biểnÔng cha...
Đọc tiếp

Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa

Có thể còn những điều con quên

Nhưng có điều này con phải nhớ

Rằng biển quê mình

Dẫu còn lắm phong ba bão tố

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Những cơn bão có tên và không tên

Nhưng như phép mầu của đức tin

Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lên

Vẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộng

Đất quê cằn, nhọc nhằn gió cát

Phải bắt đầu từ biển, đi lên từ biển

Ông cha nghìn đời

Bắp tay cuộn dưới mặt trời

Da nhuộm hồng nước biển

Lẽ nào cháu con quên lưới vây, lưới cản 

Lẽ nào bỏ nghề đi lộng đi khơi

Bão giông là việc của Trời 

Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Lạy trời cho cả gió nồm

Ghe ra biển lớn mươi hôm ghe về

(Trích Vọng Hải Đài, Bùi Công Minh, baodanang.vn,

Chủ nhật, 22/04/2021,21:27{GMT+7})

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:

Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ

Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh con người trước biển?

Bão giông là việc của Trời

Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão

Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm

Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với biển cả quê hương được thể hiện trong đoạn trích?

mn giúp vs ạ

0
2 tháng 7 2019

1. Mở Bài :

Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

2. Thân Bài :

- Khổ 1

   + Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.

   + Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

- Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.

- Nghệ thuật:

   + Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).

   + Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

3. Kết bài:

“Tràng giang” của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.

- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Một số bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu:

+ Bài thơ “Biển” – Xuân Diệu

… Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…

 

+ Bài thơ Biển nhớ - Minh Lý

Em một mình trên biển
Khung trời của riêng anh
Tình em như con sóng
Cuồn cuộn mỗi chiều hè.

 

Em muốn gửi cho anh
Tình muôn đời thắm mãi
Như bến bờ hoang dại
Yêu mãi biển trong xanh.

 

Em chờ anh về nhé
Biển mãi gọi tên anh
Gió buồn ru khe khẽ
Lời riêng em ngọt lành.

 

Về biển khơi anh nhé
Tình nồng bên biển xanh
Con sóng hiền vỗ mãi
Em vẫn hoài chờ anh.

 

- Qua các bài thơ nói mượn hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu, ta càng thấy rõ nét được những sáng tạo đặc sắc của Nhà thơ Xuân Quỳnh khi viết bài thơ Sóng: âm điệu tự nó tạo thành một hình tượng sóng, phù hợp với nhịp điệu tâm trạng của người con gái đang yêu; hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu.

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới dây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.a)Trèo lên cây bưởi hái hoa,Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,Em đã có chổng anh tiếc lắm thay!(Ca dao)b)Thuyền ơi có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.(Ca dao)c)Yêu trẻ, trẻ đến nhà;...
Đọc tiếp

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới dây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

a)

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chổng anh tiếc lắm thay!

(Ca dao)

b)

Thuyền ơi có nhớ bến chăng, 

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(Ca dao)

c)

Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

(Tục ngữ)

d)

Con đem con cá bống (1) ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống (2)... Nói xong, Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống (3) xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống (4) . Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống (5) lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống (6) ngày một lớn lên trông thấy.

(Tấm Cám)

1
14 tháng 7 2019

Hiện tượng không biến đổi hình thái của từ:

- Nụ tầm xuân (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động hái

- Nụ tầm xuân (2): chủ ngữ của động từ mở

- Bến (1): phụ ngữ cụm động từ nhớ

- Bến (2): chủ ngữ động từ đợi

- Trẻ (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng

- Trẻ (2): chủ ngữ của động từ đến

- Bống (1): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem

- Bống (2): bổ ngữ cho động từ thả

- Bống (3): Bổ ngữ động từ thả

- Bống (4) bổ ngữ động từ giấu

- Bống (5) chủ ngữ hành động ngoi lên

- Bống (6): chủ ngữ của câu