K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2017

Bài thơ được ra đời những năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước).

Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” như một lời nhắn nhủ, tâm tình với bản thân không được quên quá khứ đau thương đã qua. Chủ đề bài thơ có ý nghĩa như lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau không được lãng quên quá khứ, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng nguồn cội.

13 tháng 11 2018

Bài thơ được ra đời những năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước).

Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ "Ánh trăng" như một lời nhắn nhủ, tâm tình với bản thân không được quên quá khứ đau thương đã qua. Chủ đề bài thơ có ý nghĩa như lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau không được lãng quên quá khứ, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng nguồn cội.

14 tháng 12 2021

Tham Khảo:

- Thời điểm: tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1978 (Ba năm sau ngày giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước).

- Liên hệ với cuộc đời nhà thơ: trưởng thành trong khánh chiến chống Mỹ; hòa bình lập lại, sống và làm việc tại TP HCM => Chủ đề: Nhắc nhở về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

- Đạo lí sống: ân nghĩa thủy chung.

21 tháng 8 2017

- Bài thơ viết 1978 sau hòa bình ba năm. Người kháng chiến ở rừng trở về thành phố

    + Cuộc sống thời bình đầy đủ tiện nghi, con người lãng quên những ngày gian khổ trong quá khứ

- Bài thơ là lời nhắc nhở thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa

- Lời nhắc nhở với thế hệ sau cần có thái độ sống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người đi trước mang lại thành quả

15 tháng 4 2020

1.

''Cảnh Khuya''

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

''Rằm tháng giêng''

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

2.

-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.

-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.

-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :

+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng

+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng

3.

-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.

-Điệp từ : ''Lồng''

+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.

-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động

4.

Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh

23 tháng 11 2020
Dài quá à,tick động viên chị milk nhé!
12 tháng 5 2021

- Bài học đường đời đầu tiên:

+ Tên tác giả: Tô Hoài

+ Tác phẩm: Dế mèn phiêu lưu kí 

+ Thể loại: Truyện

+ Hoàn cảnh sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám 1945

+ Phương thức biểu đạt: tự sự

12 tháng 5 2021

bài học đường đời đầu tiên 

tác giả ; Tô Hoài

tác phẩm : DẾ mèn phiêu lưu kí

hoàn cảnh sáng tác : cách mạng tháng tám 1945

phương thức biểu đạt : Tự sự , Miêu tả

thể loại : Truyện dài

16 tháng 7 2018

Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước được độc lập thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, tác giả ra miền Bắc, đây là lần đầu tác giả ra viếng lăng Bác.

Như vậy mọi cảm xúc chân thành, tha thiết nhất của nhà thơ được thể hiện xúc động trong bài thơ.

8 tháng 2 2022

Bài thơ "Viếng lăng Bác" được nhà thơ Viễn Phương viết năm 1976. Lúc đó là sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nước ta đã giành được thắng lợi, đất nước được thống nhất và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đồng bào miền Nam ra viếng lăng Bác. Bài thơ là kết tinh của tất cả tấm lòng chân thành, tha thiết của nhà thơ cũng như của dân tộc, đất nước ta với Bác Hồ.

31 tháng 10 2021

Tham khảo!

Câu 1:

- Năm sinh - năm mất: 701 - 762

- Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, được mệnh danh là Thi Tiên

- Quê quán: ở Tam Cúc

- Cuộc đời:

Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.Quanh ông luôn có rất nhiều giai thoại, những nổi tiếng nhất chính là giai thoại về cái chết vì muốn vớt ánh trăng vàng của ông.

- Đặc điểm thơ Lí Bạch:

Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóngHình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩNgôn ngữ tự nhiên mà điêu luyệnÔng thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn

Câu 2:Xuất xứ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Tương Như dịch, in trong cuốn Thơ Đường, tập II, xuất bản năm 1987 bởi Nhà xuất bản văn học.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Cuộc đời Lí Bạch là những năm tháng phiêu bạc giang hồ, đi khắp nơi trong thiên hạ để thảo chí thăm thú. Tuy vậy, không lúc nào trong ông quên đi quê hương mình. Trong một đếm trăng sáng, nhìn khung cảnh trong đêm, nhà thơ tức cảnh sinh tình mà sáng tác bài thơ Tĩnh dạ tứ.

Câu 3:

Thể thơ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Bài thơ Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh được viết bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.

Khác với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư)Đây là thể thơ ra đời trước thời Đường - có trước các thể thơ đường luậtKhông gò bó, bắt buộc tuân thủ theo các niệm luật và phép đối như thơ đườngSố chữ của 1 câu là 5 nhưng số câu thì không hạn định

Câu 4:Bố cục bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Gồm 2 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 12 câu thơ đầuCảnh đêm trăng sáng và tâm trạng của tác giả
Phần 22 câu thơ cuốiNỗi nhớ quê hương của tác giả
Bài 2.Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là...
Đọc tiếp

Bài 2.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.

Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?

Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?

Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là những kỉ niệm nào?

Câu 5: Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, người cháu rất nhớ câu nói của bà: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kề này, kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!...” Câu nói đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu nói đó giúp em hiểu thêm nét đẹp nào của người bà?

Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích)

0