K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2018

Bài thơ được ra đời những năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước).

Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ "Ánh trăng" như một lời nhắn nhủ, tâm tình với bản thân không được quên quá khứ đau thương đã qua. Chủ đề bài thơ có ý nghĩa như lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau không được lãng quên quá khứ, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng nguồn cội.

20 tháng 8 2017

Bài thơ được ra đời những năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước).

Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” như một lời nhắn nhủ, tâm tình với bản thân không được quên quá khứ đau thương đã qua. Chủ đề bài thơ có ý nghĩa như lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau không được lãng quên quá khứ, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng nguồn cội.

14 tháng 12 2021

Tham Khảo:

- Thời điểm: tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1978 (Ba năm sau ngày giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước).

- Liên hệ với cuộc đời nhà thơ: trưởng thành trong khánh chiến chống Mỹ; hòa bình lập lại, sống và làm việc tại TP HCM => Chủ đề: Nhắc nhở về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

- Đạo lí sống: ân nghĩa thủy chung.

21 tháng 8 2017

- Bài thơ viết 1978 sau hòa bình ba năm. Người kháng chiến ở rừng trở về thành phố

    + Cuộc sống thời bình đầy đủ tiện nghi, con người lãng quên những ngày gian khổ trong quá khứ

- Bài thơ là lời nhắc nhở thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa

- Lời nhắc nhở với thế hệ sau cần có thái độ sống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người đi trước mang lại thành quả

Bài 2.Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là...
Đọc tiếp

Bài 2.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.

Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?

Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?

Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là những kỉ niệm nào?

Câu 5: Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, người cháu rất nhớ câu nói của bà: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kề này, kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!...” Câu nói đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu nói đó giúp em hiểu thêm nét đẹp nào của người bà?

Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích)

0
5 tháng 3 2018

Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước được độc lập thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, tác giả ra miền Bắc, đây là lần đầu tác giả ra viếng lăng Bác.

Như vậy mọi cảm xúc chân thành, tha thiết nhất của nhà thơ được thể hiện xúc động trong bài thơ.

8 tháng 2 2022

Bài thơ "Viếng lăng Bác" được nhà thơ Viễn Phương viết năm 1976. Lúc ấy là sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, nhà thơ cùng đồng bào miền Nam ra viếng lăng Bác Hồ. Bài thơ được in trong tập thơ "Như mây mùa xuân" (1978).

16 tháng 7 2018

Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước được độc lập thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, tác giả ra miền Bắc, đây là lần đầu tác giả ra viếng lăng Bác.

Như vậy mọi cảm xúc chân thành, tha thiết nhất của nhà thơ được thể hiện xúc động trong bài thơ.

8 tháng 2 2022

Bài thơ "Viếng lăng Bác" được nhà thơ Viễn Phương viết năm 1976. Lúc đó là sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nước ta đã giành được thắng lợi, đất nước được thống nhất và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đồng bào miền Nam ra viếng lăng Bác. Bài thơ là kết tinh của tất cả tấm lòng chân thành, tha thiết của nhà thơ cũng như của dân tộc, đất nước ta với Bác Hồ.

18 tháng 8 2023

Sửa lỗi kiến thức của câu văn trên:

Bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu trích từ tập thơ "Đầu súng trăng treo" và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

18 tháng 8 2023

nghe bạn nói mình ngáo luôn

16 tháng 8 2018

a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

   - Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngàygiải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy.

   - In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)

b. Chép lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

   Mai về miền Nam thương trào nước mắt

   Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

   Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

   Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.

   + Dù vẫn ở trong lăng nhưng tác giả đã hình dung cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nổi xúc động mà “thương trào nước mắt”.

   + Ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Tác giả ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.

10 tháng 12 2019

 - Hoàn cảnh sáng tác: giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ của Huy Cận mới thực sự nảy nở và dồi dào trở lại khi có nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước, lao động cũng như cuộc sống mới.

    - Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, không gian chuyến ra khơi của đoàn thuyền cho tới khi đoàn thuyền trở về, tất cả đều mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động, đổi mới.