K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2018

a, Theo sự diễn đạt này, các câu vi phạm liên kết nội dung: không cùng chung một chủ đề

- Sửa: Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh, ở phía bãi bồi nên một dòng sông. Anh nhớ lại hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào trận cuối.

16 tháng 7 2019

b, Câu này vi phạm liên kết nội dung: trình tự sự việc trong các câu không hợp lí.

Sửa: Năm 19 tuổi chỉ đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liên hai năm rồi chết. Suốt thời gian đó, chị chị làm quần quật phụng dưỡng… vô cùng.

29 tháng 8 2018

b, Lỗi dùng từ không thống nhất, từ hội trường và văn phòng không đồng nghĩa, không thể thế cho nhau.

Sửa: bỏ từ hội trường trong câu 2 hoặc thay từ này bằng từ văn phòng.

Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung hoặc hình thức trong các phần trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.

Cau là loại cây thân gỗ, có rễ chùm. Hoa cau nhỏ li ti màu vàng nhạt và mọc thành cuống ở mỗi tàu lá. Thân cau có màu xanh lục hình tròn, thẳng đứng như cái cột nhà. Quả cau không to, hình thuôn, thân quả chừng ba xăng ti mét, có màu xanh biếc, có vỏ cứng; bên trong có cùi trắng, nếm thấy cay cay ở đầu lưỡi. Hoa cau có hương thơm thoang thoảng khiến người ta có cảm giác bình yên. Lá cau dài, nhọn, mảnh, xếp trên sống lá, trông xa như mái tóc dài của người con gái

=> Lỗi liên kết nội dung. sửa :

Cau là loại cây thân gỗ, có rễ chùm.Thân cau có màu xanh lục hình tròn, thẳng đứng như cái cột nhà. Lá cau dài, nhọn, mảnh, xếp trên sống lá, trông xa như mái tóc dài của người con gái. Quả cau không to, hình thuôn, thân quả chừng ba xăng ti mét, có màu xanh biếc, có vỏ cứng; bên trong có cùi trắng, nếm thấy cay cay ở đầu lưỡi. Hoa cau nhỏ li ti màu vàng nhạt và mọc thành cuống ở mỗi tàu lá, nó có hương thơm thoang thoảng khiến người ta có cảm giác bình yên.

a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể...
Đọc tiếp

a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.

Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể sửa đoạn văn như sau:

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.

b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:

- Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?

- Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?

1
8 tháng 7 2018

a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:

+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố

+ Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu

b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau

- Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba

c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí.

Chỉ ra lỗi liên kết văn bản trong các đoạn trích sau và sửa lại cho hợp lí: a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động ủng hộ đồng bào bị thiên tai. b. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm...
Đọc tiếp

Chỉ ra lỗi liên kết văn bản trong các đoạn trích sau và sửa lại cho hợp lí:

a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

b. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Lá cờ nhỏ trên cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm.

c. Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Nhưng Thúy Kiều là chị còn Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc.

105
8 tháng 5 2021

a. Đoạn văn mắc lỗi liên kết nội dung, chủ đề. 

Câu (1) đang có ý phê phán cách ăn mặc thiếu giản dị lành mạnh.

Câu (2), (3) lại nói về cách ăn mặc thô kệch, không chịu thay đổi

Câu (4) lại nói về phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

=> Giữa các câu văn không có liên kết về chủ đề với nhau.

b. Đoạn văn mắc lỗi liên kết về chủ đề.

Câu (1) nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

Các câu còn lại lại miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Giữa các câu không có sự liên kết với nhau.

c. Đoạn văn mắc lỗi liên kết:

- Sử dụng phép liên kết trái nghĩa giữa câu (1) và (2) không hợp lí. Bởi câu (2) đưa ra ý kiến trái chiều ("Nhưng"), còn ở câu (1) không nêu lên nội dung nào hàm ý trái nghĩa cả.

=> Sử dụng sai phép liên kết khiến các câu văn trong đoạn trở nên thiếu logic.

10 tháng 5 2021

a. Đoạn văn mắc lỗi liên kết nội dung, chủ đề. 

Câu (1) đang có ý phê phán cách ăn mặc thiếu giản dị lành mạnh.

Câu (2), (3) lại nói về cách ăn mặc thô kệch, không chịu thay đổi

Câu (4) lại nói về phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

=> Giữa các câu văn không có liên kết về chủ đề với nhau.

b. Đoạn văn mắc lỗi liên kết về chủ đề.

Câu (1) nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

Các câu còn lại lại miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Giữa các câu không có sự liên kết với nhau.

c. Đoạn văn mắc lỗi liên kết:

- Sử dụng phép liên kết trái nghĩa giữa câu (1) và (2) không hợp lí. Bởi câu (2) đưa ra ý kiến trái chiều ("Nhưng"), còn ở câu (1) không nêu lên nội dung nào hàm ý trái nghĩa cả.

=> Sử dụng sai phép liên kết khiến các câu văn trong đoạn trở nên thiếu logic.

Bài 1: Vì sao các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức ?Bài 2: Về nội dung, hình thức có những phép liên kết nào ?Bài 3:Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích sau ?Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có...
Đọc tiếp

Bài 1: Vì sao các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức ?

Bài 2: Về nội dung, hình thức có những phép liên kết nào ?

Bài 3:

Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích sau ?

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.

Bài 4. Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây:

 

a. Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống lâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.

 

b. Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.

2
27 tháng 2 2022

Bài 1 : Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức vì như vậy sẽ khiến cho các câu văn trong đoạn văn mạch lạc, không rời rạc và liền mạch hơn về cấu trục.

Bài 2: * Liên kết về nội dung có 2 phép liên kết là :

`-` Liên kết chủ đề : các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản.

`-` Liên kết lô - gic : các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

* Liên kết hình thức có 4 phép liên kết là :

`-` Phép lặp

`-` Phép nối

`-` Phép thế

`-` Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

Bài 3 : 

`-` Phép thế : "Bản chất trời phú ấy" thay thế cho "thông minh, nhạy bén với cái mới".

`-` Phép nối : Nhưng

Bài 4 : 

a, `-` Lỗi thay thế : nó (từ nó này không thể thay thế cho loài nhện)

`-` Sửa : nó `->` chúng

b,

`-` Lỗi : dùng từ không thống nhất, mạch lạc, hội trường và văn phòng là hai danh từ có nghĩa khác nhau hoàn toàn, không thể thay thế cho nhau.

`-` Sửa : hội trường `->` văn phòng.

 

27 tháng 2 2022

cảm ơn bro nhé! Tks! <3

2 tháng 8 2023

a/ Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
Sửa lỗi: Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ haiku Nhật Bản.

b/ Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.
Sửa lỗi: Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ haiku rất đa dạng, khác nhau.

c/ Bài thơ ''Thu hứng'' là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
Sửa lỗi: Bài thơ ''Thu hứng'' là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.

d/ Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Sửa lỗi: Nhà thơ đã sử dụng trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.

e/ Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.
Sửa lỗi: Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.