K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2019

Đáp án B

Sau Chiến tranh lạnh, thế giới chuyển dần sang xu thế đối thoại, hòa dịu và hợp tác phát triển. Đây chính là thời cơ Việt Nam cần nắm bắt để học hỏi thành tựu khoa học – kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí từ các nước đang phát triển và mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển. Mối quan hệ quốc tế được mở rộng đặt kinh tế Việt Nam trước thách thức to lớn của thị trường thế giới nhưng cũng mang lại muôn vàn cơ hội phát triển nếu biết tận dụng những thời cơ thuận lợi với đối sách thích hợp.

=> Như vậy, xu thế hợp tác cùng phát triển trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh Việt Nam đang vận dụng nó để phát triển kinh tế ngày nay.

23 tháng 12 2017

Đáp án B

Sau Chiến tranh lạnh, thế giới chuyển dần sang xu thế đối thoại, hòa dịu và hợp tác phát triển. Đây chính là thời cơ Việt Nam cần nắm bắt để học hỏi thành tựu khoa học – kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí từ các nước đang phát triển và mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển. Mối quan hệ quốc tế được mở rộng đặt kinh tế Việt Nam trước thách thức to lớn của thị trường thế giới nhưng cũng mang lại muôn vàn cơ hội phát triển nếu biết tận dụng những thời cơ thuận lợi với đối sách thích hợp.

=> Như vậy, xu thế hợp tác cùng phát triển trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh Việt Nam đang vận dụng nó để phát triển kinh tế ngày nay

17 tháng 2 2016

a. Hợp tác và đấu tranh.

* Hợp tác:

- Cùng phát triển KT - XH trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.

- Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia.

- Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại.

- Trao đổi KHKT và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển.

- Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải giải quyết.

* Đấu tranh:

- Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế.

- Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường Q.tế.

- Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

b. Nước ta vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh vì:

- Do xu hướng QTH, KVH nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực kinh tế của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.

- Các nước ĐNÁ có nền kinh tế phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí, vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.

- Việc khai thác tài nguyên Biển Đông, khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh căng thẳng.

- Các nước ĐNÁ có nguồn TNTN khá giống nhau, nguồn nhân lực dồi dào, đều thiếu vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài khu vực là tất yếu.

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

17 tháng 2 2016

a) Phân tích câu nói trên:

- Hợp tác tức là:

+ Cùng phát triển KT – XH trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi

+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh và hạn chế các mặt còn yếu của từng quốc gia

+ Mở rộng quan hệ trao đổi thương mại

+ Trao đổi khoa học kĩ thuật và công nghệ để tạo điều kiện cùng phát triển

+ Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cả thế giới phải cùng giải quyết: chiến tranh – hòa bình, dân số, tài nguyên, môi trường…

- Đấu tranh:

+ Chống sự can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, chống âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế.

+ Quá trình hợp tác luôn xuất hiện sự cạnh tranh để chiếm vị trí có lợi hơn trên trường quốc tế.

+ Nhằm thiết lập quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

b) Để phát triển KT, nước ta vừa phải hợp tác vừa phải ạnh tranh với các nước trong khu vực vì:

- Xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa nền KT thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, mỗi nước muốn tăng cường tiềm lực KT của mình phải mở rộng hợp tác liên kết với các nước khác.

- Các nước Đông Nam Á có nền KT phát triển cao hơn nước ta, việc hợp tác sẽ giúp nước ta đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc, thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí vận hành nền kinh tế thị trường, đi tắt đón đầu, tránh tụt hậu.

- Việc khai thác tài nguyên trên biển Đông (hải sanr, dầu khí, giao thông, du lịch); khai thác tổng hợp sông Mê Công liên quan tới quyền lợi của nhiều quốc gia trong khu vực, cần có sự hợp tác cùng có lợi, tránh sự căng thẳng.

- Các nước Đông Nam Á có nguồn TNTN khá giống nhau (khoáng sản kim loại, dầu khí, nông sản nhiệt đới, hải sản…), nguồn lao động dồi dào; các nước Đông Nam Á đều thiếu vốn và công nghệ tiên tiến nên việc cạnh tranh các mặt hàng này trên thị trường quốc tế là tất yếu.

Câu 11. Xu thế chung của thế giới ngày nay là        A. cùng tồn tại, phát triển hòa bình.            B.  hòa hoãn, hòa dịu  trong quan hệ quốc tế.        C. hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.   D. hòa nhập nhưng không hòa tan.Câu 12. Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế thế kỷ XXI, Việt Nam có thuận lợi gì?         A. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.         B. Nâng cao trình độ...
Đọc tiếp

Câu 11. Xu thế chung của thế giới ngày nay là

        A. cùng tồn tại, phát triển hòa bình.            B.  hòa hoãn, hòa dịu  trong quan hệ quốc tế.

        C. hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.   D. hòa nhập nhưng không hòa tan.

Câu 12. Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế thế kỷ XXI, Việt Nam có thuận lợi gì?

         A. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

         B. Nâng cao trình độ tập trung vốn vào lao động.

         C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khầu hàng hóa.

         D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Câu 13. Vị lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cu Ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ và từng bước tiến lên CNXH là ai ?

         A. Nen -xơn -man- đê- la                      B. Chê Ghê-va-na.

         C. Gooc-ba-chop.                                   D. Phi-đen Cax-tơ-rô.

Câu 14. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là

         A. tạo ra một khối lượng hàng hóa khổng lồ.

         B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

         C. làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động.

         D. giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.

Câu 15. Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là

         A. tạo ra vũ khí hiện đại, đặt nhân loại trước nguy cơ chiến  tranh mới.

         B. chế tạo vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh dịch.

         C. nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

         D. vấn nạn khủng bố đe dọa an ninh, hòa bình thế giới.

Câu 16. Chính sách “thực lực” và “chiến lược toàn cầu” của Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở

A. Triều Tiên.                 B. Việt Nam.                  C. Cu Ba.              D. Lào.

Câu 17.  Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?

       A.  J. Nêru         B. M. Gandi          C. Phiđen cátxtơrô          D. Nenxơn Manđêla.      

Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất?

       A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

        B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.

        C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

        D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

Câu 19. Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?

        A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam

        B. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.

        C. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.

        D. "Luồn lách" xâm nhập thị trường các nước.

Câu 20. Cộng đồng châu Âu ( EC) ra đời vào thời gian nào?

        A. Tháng 4/1951           B. Tháng 3/1957          C. Tháng 7/1967        D. Tháng 12/1991

1
24 tháng 12 2021

Câu 11:B 

Câu 12:D 

Câu 13: D 

Câu 14: c 

Câu 15: B

Câu 16: B 

Câu 17: D 

Câu 18 : D 

Câu 19 : B 

Câu 20: C

 

 

 

Câu 25 (VDC). Bài học nào Việt Nam có thể rút ra trong xây dựng đất nước hiện nay từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước bên ngoài. B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dân dụng. C. Coi trọng yếu tố con người, sức mạnh đoàn kết của nhân dân. D. Tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Câu 1 (NB). Sự...
Đọc tiếp

Câu 25 (VDC). Bài học nào Việt Nam có thể rút ra trong xây dựng đất nước hiện nay từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mở rộng hợp tác đầu tư với các nước bên ngoài. B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dân dụng. C. Coi trọng yếu tố con người, sức mạnh đoàn kết của nhân dân. D. Tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Câu 1 (NB). Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Ðồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ? A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. B. Sự ra đời của "Học thuyết Truman". C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949). Câu 2 (NB). Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh lạnh là gì? A. Sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. B. Sự đối đầu giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô. C. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta. D. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của Mĩ và Liên Xô. Câu 3 (NB). Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động chống Liên Xô là cuộc A. đối đầu căng thẳng giữa hai phe, trên hầu hết các lĩnh vực. B. chiến tranh giành thị trường quyết liệt giữa Mĩ và Liên Xô. C. xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô. D. xung đột không hồi kết về quân sự và ý thức hệ giữa Mĩ và Liên Xô.

1
26 tháng 12 2021

Câu 25. C

Câu 1. C

Câu 2 . D

Câu 3. A

5 tháng 3 2022

tham khảo :

*  Những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:

- Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.

-  Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.

- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.

*  Biểu hiện sự hợp tác của các nước ASEAN :

- Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI;

- Nước phát triển hơn giúp các nước chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu;

- Tăng cường trao đổi hảng hóa giữa các nước;

- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ qua các nước;

- Phối hợp khai thác, bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

20 tháng 9 2019

Đáp án: B