K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2019

Đáp án C

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” do cùng một lúc gặp phải rất nhiều khó khăn như: chính quyền cách mạng non trẻ; kinh tế- tài chính kiệt quệ; văn hóa lạc hậu; các thế lực ngoại xâm và nội phản âm mưu thủ tiêu nền độc lập dân tộc…

17 tháng 12 2023

Vì Việt Nam phải cùng lúc đối phó với khó khăn trên mọi nền lĩnh vực.

15 tháng 11 2019

Đáp án C

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” do cùng một lúc gặp phải rất nhiều khó khăn như: chính quyền cách mạng non trẻ; kinh tế- tài chính kiệt quệ; văn hóa lạc hậu; các thế lực ngoại xâm và nội phản âm mưu thủ tiêu nền độc lập dân tộc…

1.Nội dung nào sau đây phản ánh bức tranh toàn cảnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?(2.5 Points)A. Việt Nam trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.B. Thuận lợi là chủ yếu, khó khăn cũng đan xen.C. Khó khăn nhiều vô kể, thuận lợi không đáng kể.D. Thuận lợi là cơ bản, khó khăn luôn chồng chất.2.Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, để giải...
Đọc tiếp

1.Nội dung nào sau đây phản ánh bức tranh toàn cảnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

(2.5 Points)

A. Việt Nam trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

B. Thuận lợi là chủ yếu, khó khăn cũng đan xen.

C. Khó khăn nhiều vô kể, thuận lợi không đáng kể.

D. Thuận lợi là cơ bản, khó khăn luôn chồng chất.

2.Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, để giải quyết nạm mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào?

(2.5 Points)

Thi đua “Dạy tốt, học tốt”.

Bổ túc văn hóa.

Bình dân học vụ.

Cải cách giáo dục.

3.Tháng 9-1951, Mĩ kí với Chính phủ Bảo Đại văn bản nào dưới đây?

(2.5 Points)

Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ.

Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Hiệp ước tương trợ lẫn nhau.

Hiệp định kinh tế Việt-Mĩ.

4.Theo kế hoạch Nava, từ thu-đông 1954 thực dân Pháp tiến công chiến lược ở Bắc Bộ (Việt Nam) nhằm giành thắng lợi quyết định về

(2.5 Points)

dân vận và ngoại giao.

chính trị.

quân sự.

chính trị và ngoại giao.

5.Nội dung nào sau đây thể hiện quan hệ giữa Việt Nam với Pháp từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946?

(2.5 Points)

Hòa hoãn, tránh xung đột trực tiếp.

Thương lượng để chấm dứt xung đột.

Kết hợp vừa đánh vừa đàm.

Đối đầu trực tiếp về quân sự.

6.Nội dung nào là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương ?

(2.5 Points)

Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ các lực lượng hòa bình.

Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp.

Toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

7.Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19-12-1946) là do

(2.5 Points)

Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam.

Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.

Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.

8.Một trong những thuận lợi của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì ?

(2.5 Points)

Quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật.

Chính phủ Việt Nam đang nắm giữ được Ngân hàng Đông Dương.

Quân Anh vào miền Nam giải giáp quân Nhật thay cho quân Mỹ.

Nhân dân Việt Nam đang thực hiện các quyền làm chủ vận mệnh.

9.Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về thế và lực của Nhân dân Việt Nam trước thực dân Pháp trong những năm 1945 – 1947 của cuộc kháng chiến ?

(2.5 Points)

Chủ động phòng ngự tích cực.

Chủ động tiến công tích cực.

Luôn trong tình thế bị động.

Luôn ở thế hòa hoãn với Pháp.

10.Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (9 – 1945), các thế lực ngoại xâm và nội phản đều có chung âm mưu nào sau đây ?

Immersive Reader

(2.5 Points)

Tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam.

Biến Việt Nam thành thuộc địa kiều mới.

Mở đường cho quân Mĩ xâm lược Việt Nam.

Giúp Trung Hoa Dân quốc chiến Việt Nam.

3
27 tháng 1 2022

1.C

2.D

3.D

4.B

5.C

6.B

7.D

8.C

9.D

1.C

2.D

3.D

4.B

5.C

6.B

7.D

8.C

9.D

Nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:

* Giặc Ngoại xâm và nội phản:

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.

- Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.

⟹ Như vậy, cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.

* Tình hình trong nước:

- Về chính trị:

+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố.

+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.

+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.

- Về kinh tế:

+ Chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

+ Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.

- Về tài chính:

+ Ngân sách nhà nước trống rỗng.

+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hàng Đông Dương.

+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Hơn 90% dân số không biết chữ.

+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.

⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.

29 tháng 2 2016

        Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách.

     Quân đội các nước Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta.

Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo theo các tổ chức phản động (Việt Quốc) và (Việt Cách) nhằm cướp chính quyền của ta. 

          Từ  vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn một vạn quân đội Anh vào chiếm đóng, ra sức mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

          Lúc này ở nước ta còn khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.

          Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới ra đời, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu.

      Kinh tế nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục. Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng, kho bạc chỉ còn hơn 1,2  triệu đồng. Quân Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền của Trung Quốc đã mất giá, làm cho tài chính nước ta càng thêm rối loạn.

    văn hoá chế độ thực dân phong kiến để lại hậu quả hết sức nặng nềi,  hơn 90% dân ta không biết chữ.

          Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám là rất lớn, đã đặt nước ta vào tình thế hiểm nghèo "Ngàn cân treo sợi tóc".

          

4 tháng 1 2017

Vì nước ta phải chống lại 3 loại giặc: giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm