K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2021

Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Óc Eo tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam thời kỳ đồ sắt

mik người sa huỳnh nên bt :)))

6 tháng 1 2022

ok

27 tháng 1 2021

Phong trào Văn hoá Phục hưng:

- Giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma. Mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật. Trào lưu văn hóa này được gọi là phong trào Văn hoá Phục hưng.

- Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là I-ta-li-a. Từ đây, phong trào đã lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.

- Thời đại Văn hoá Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng.

- Những cá nhân tiêu biểu thời kì này được gọi là những con người “khổng lổ”. Đó là:

+ Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học;

+ Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn;

+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi vừa là hoạ sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng;

+ Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại,...

- Nội dung chính:

+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.

+ Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

- Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.

27 tháng 1 2021

Phong trào Văn hoá Phục hưng:

- Giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma. Mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật. Trào lưu văn hóa này được gọi là phong trào Văn hoá Phục hưng.

- Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là I-ta-li-a. Từ đây, phong trào đã lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.

- Thời đại Văn hoá Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng.

- Những cá nhân tiêu biểu thời kì này được gọi là những con người “khổng lổ”. Đó là:

+ Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học;

+ Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn;

+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi vừa là hoạ sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng;

+ Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại,...

- Nội dung chính:

+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.

+ Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

- Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.

25 tháng 12 2022

Câu 1:

-Các triều đại phong kiến ở Ấn Độ: Gúp ta, Hồi giáo Đê - li, Mô-gôn

*Vương triều Gúp-ta

-Người sáng lập: San đra Gúp ta

-Ra đời năm 319 vua Gúp ta I tổ chức chống lại sự xâm lấn của tộc người Trung Á

*Vương triều Hồi giáo Đê-li

-Do người Tuốc theo Hồi giáo sáng lập năm 1206, gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc và miền Bắc

-Năm 1206, vương triều kết thúc

*Vương triều Mô-gôn

-Do người Mông Cổ (theo Hồi giáo) sáng lập năm 1526 gắn liền với cuộc xâm lược của người Mông Cổ chiếm Đê-li

-Giữa thế kỉ 19, bị đế quốc Anh xâm lược và lật đổ

Thành tựu văn hóa Ấn Độ:

-Tôn giáo:Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn. Hindu Giáo là tôn giáo chính ở Ấn Độ

-Chứ viết và văn học: Chữ Phạn được hoàn thiện trở thành cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ khác như Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri,... Văn học chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo gồm nhiều thể loại như thơ, ca, kịch, truyện thần thoại

-Kiến trúc, điêu khắc: Ấn Độ có nhiều công trình, kiến trúc đặc sắc. Nổi bật là kiến trúc Phật Giáo và Hồi Giáo

Câu 2:

-Khái quát về Liên minh Châu Âu (EU):

-EU hiện nay có 27 quốc gia thành viên (Vương Quốc Anh rời khỏi EU từ ngày 31/1/2020)

-EU đã thiết lập được một thị trường chung và có hệ thống tiền tệ chung đó là đồng Ơ-rô

-Nói Liên minh Châu Âu là 1 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới vì GDP của EU chỉ đứng sau Hoa Kỳ, cao hơn Trung Quốc và Nhật Bản. 

 

3 tháng 1 2022

Dân cư cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã định cư chủ yếu dọc hai bên vùng đất thấp thuộc các con sông dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, trải dài từ Quảng Bình cho đến Phú Yên. Họ thuộc một nguồn gốcvăn minh lúa nước Đông Nam Á. Những dụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng... đã được tìm thấy ở đây. Đồ gốm lớn với hoa văn đẹp, cùng với kỹ thuật dùng bàn xoay đã làm lạc hướng các nhà khảo cổ về nguồn gốc của Vương quốc Chăm Pa những đò gốm dùng để đựng các vật dụng và sản phẩm nông nghiệp, đánh cá và cả mai táng người chết để họ có thể isekai

tham khảo nha

3 tháng 1 2022

Tham khảo vào

3 tháng 2 2016

* Những bộ phận hợp thành vùng biển nước ta :

Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km vuông. Bao gồm 

a) Nội thủy

- Là vùng nước tiếp giáp với đất liền - ở phía bên trong đường cơ sở. Đây được coi là một bộ phận lãnh thổ đất liền. Ngày 12/11/1982, Chính phủ ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven đường bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam

b) Lãnh hải

- Là vùng ven biển thuộc chủ quyền  quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m). Ranh giới của lãnh hải (tính từ đường cơ sở rộng 12 hải lí) chính là đường biên giới quốc gia trên biển.

c) Vùng biển tiếp giáp lãnh hải

- Là vùng được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Chiều rộng cũng được quy định12 hải lí. Trong khu vực này, nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư...

d) Vùng đặc quyền kinh tế

- Là vùng tiếp liên với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biền rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Ở vùng biển này, nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, cáp ngầm. Tàu thủy, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động về hàng hải, hàng không theo công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982

e) Thềm lục địa

- Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ sâu 200m hoặc hơn nữa. Nơi nào bờ ngoai của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy tính đến 200 hải lí.

- Ở khu vực này, nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo về và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam

* Trình bày khái quát về biển Đông

- Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3.477 triệu km vuông là biển lớn thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương.

- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo và quần đảo.

- Biền Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ mặn, thủy triều, hải lưu) và sinh vật biển.

-> Các đặc điểm trên của biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên đất liền và vùng biển.

14 tháng 9 2023

Khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII

- Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, cuộc khai phá được đẩy mạnh

- Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

- Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập

- Năm 1698, Phủ Gia Định (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

- Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền vùng đất Nam Bộ tương đương ngày nay

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

- Nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Quá trình di dân, khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh.

+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

+ Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.

+ Năm 1698, Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) được thành lập

+ Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan. Các chúa Nguyễn đã tổ chức đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy cai trị, lập số sách quản lí dân đinh, ruộng đất và đặt ra các loại thuế.

3 tháng 1 2022

gggggiiiiiiuuuuussssssspppppp tttttoooooowwwwwssss  vvvvoooowwwwiiiiisss

 

3 tháng 1 2022

help

help

15 tháng 1 2017

    Trình bày khái quát chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất:

    - Chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất là chu trình trao đổi các chất vô cơ (các nguyên tố C. H. O, N, S, P…) trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

    - Trong nội bộ quần xã, sinh vật sản xuất qua quá trình quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2,… tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, sinh vật trong quần xã sử dụng một phần chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo.