K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2023

Về diễn biến nhân vật thì mình có vài gợi ý nho nhỏ đó là đọc các tác phẩm của những nhà văn đương thời như: Nam Cao, Kim Lân, Ngô Tất Tố...Các ông đều là những nhà văn được đánh giá cao về mảng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật nhé. Ví dụ như trong văn bản "Làng" của Kim Lân:

Nghe ngóng một chút, không thấy chồng trả lời, bà lão lại cúi xuống lầm bầm tính. Nét mặt bà lặng đi, chịu đựng và nhẫn nhục. Bên gian bác Thứ đã ngủ từ lâu, chung quanh đều im lặng… Một vài tiếng chó nhúc nhắc sủa phía xa, và có tiếng trẻ khóc văng vẳng trong tiếng gió. Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài… Bà Hai bỗng lại cất tiếng:

- Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.

Trong đoạn trích trên có nói về tâm trạng nhẫn nhục, kiên nhẫn của vợ ông Hai; cùng với đó là cảm xúc trằn trọc, bức bối, khó chịu của ông Hai, không sao ngủ được khi ông biết tin làng Chợ Dầu theo giặc, hơn cả là ông sợ bà chủ nhà sẽ đuổi ông đi.

CHÚC EM HỌC TỐT NHAoaoa

22 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành được giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".

Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...

Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.

Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."

Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...

Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.

 

Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.

19 tháng 10 2020

Câu 1:

Sau khi gia đình xảy ra biến cố, lâm vào bước đường cùng, Kiều đành ngâm ngùi chấp nhận trao duyên lại cho em, bán thân lấy tiền để cứu cha và em trai thoát khỏi cảnh ngục tù. Hay tin này, gần đó có một bà mối thấy đây là món lợi lớn, bèn dắt mối cho Mã Giám Sinh đến để thương lượng mua Thúy Kiều về làm vợ. Hỏi ra thì được biết, Mã Giám Sinh quê vốn ở huyện Lâm Thanh, tuổi nay cũng đã ngoài bốn mươi, nhìn cách ăn vận chỉnh trang, thì xem ra cũng là người giàu có.

Nhưng cái vẻ bề ngoài chẳng thể nào che đậy được cái sự phàm tục của hắn, vừa mới bước chân vào nơi Kiều ở, đã sỗ sàng ngồi tót vào ghế, chẳng đợi ai mời mọc, không có một chút lễ độ, đúng mực nào cả. Giờ đây hắn chỉ muốn được chiêm ngưỡng nhan sắc vốn nổi danh của Kiều, bèn sốt sắng giục bà mối vào gọi Thúy Kiều ra cho hắn xem mặt, hành động vô cùng quá phận.

Thúy Kiều vốn đang đau khổ, xót thương cho thân phận hẩm hiu của bản thân, nay gặp cảnh này lại càng thêm ấm ức trong lòng, nàng đi mà chân không muốn bước, trên gương mặt vốn xinh đẹp tuyệt trần, nay lệ từng hàng tuôn rơi. Ngoài kia là người nàng sẽ gửi gắm cả cuộc đời, nhưng sao nàng có cảm giác sợ sệt, e ngại thế này, đôi mày liễu khẽ nhăn lại, gương mặt xinh đẹp hơi cúi, khẽ cắn làn môi hồng, chẳng dám nhìn thẳng Mã Giám Sinh. Đã xem mặt Kiều, nhưng họ Mã lại muốn thử cả tài, bèn ép Kiều đàn hát, đề thơ lên quạt, Kiều thiết nghĩ dù sa cơ lỡ vận nhưng cũng là con nhà gia giáo, há lại chịu cảnh nhục nhã này. Nhưng nay đã lỡ, Kiều cắn răng gảy đàn mà lòng rối như tơ, tay nàng xiết chặt cán bút đề thơ trên quạt giấy.

Thấy Kiều tài sắc vẹn toàn Mã Giám Sinh rất hài lòng nhưng lại ra chiều ép giá, hắn với bà mối kì kèo qua lại thêm thêm bớt bớt, bỏ mặc Kiều đứng chết lặng nhìn bản thân đang được ngã giá như một món hàng không hơn chẳng kém. Thôi thế đã đành, phận gái nay biết về nơi đâu?

Câu 2:

Sau bao năm tháng tủi nhục nơi lầu xanh dơ bẩn, cuối cùng ta may mắn được Từ Hải yêu mến và chuộc ra ngoài. Chàng cho ta cơ hội được trở về chỗ vợ chồng Thúc Sinh khi trước, để hoàn thành tâm nguyện đền ơn báo oán. Cảnh sắc nơi đây chẳng có gì thay đổi so với lần đầu ta đến, khung cảnh giàu có xa hoa, nhưng lại là nơi làm ta tổn thương sâu sắc.

Đang chìm trong hoài niệm, thì Thúc Sinh được người đưa vào, thấy ta chàng bất ngờ lắm, tiếc thay vật đổi sao dời, nay ta và chàng đã không còn như trước kia, nhưng ơn cứu giúp ta thoát khỏi lầu xanh và những ân tình chàng từng dành cho ta, ta chưa từng quên dù chỉ một ít. Ta với chàng ôn lại chuyện xưa cũ, nhìn bộ dáng nhu nhược, khúm núm của chàng, ta tự hỏi mình đây là người khi xưa ta từng hết mực yêu thương ư? Ta cũng không biết nữa, chỉ lẳng lặng truyền người mang vào gấm vóc, vàng bạc rồi trao cho chàng, coi như hết nợ ân tình. Nhưng cái gai trong lòng ta vẫn chưa được gỡ bỏ, nó làm ta đau đớn, nhức nhối tâm can từng ngày.

Ta nhắc về Hoạn Thư, vợ chàng, muốn xem thái độ của chàng về việc này ra sao, nhưng chàng im lặng, giống như xưa khi ta bị vợ chàng lăng nhục, chàng cũng im lặng như vậy, ta chỉ còn biết lắc đầu thở dài. Ta cho Thúc Sinh lui xuống, đã đến lúc gặp người phụ nữ kia rồi, Hoạn Thư được áp giải vào, thấy ta thì hồn lạc phách siêu, chắc chẳng ngờ nổi bản thân cũng có ngày hôm nay. Người phụ nữ này đã từng khiến ta chịu bao tủi hổ, đau đớn, đang đứng trước mặt ta, nhưng lòng ta bình tĩnh đến lạ kỳ, không nổi giận, quát mắng. Ta mỉm cười liếc mắt nhìn nàng ta mà rằng: “Tiểu thư cũng có ngày hôm nay, sao khi xưa không nghĩ đến việc chừa cho ta một đường lui? Phải biết rằng gieo nhân nào gặp quả nấy, tiểu thư cũng đừng trách ta vô tình!”. Hoạn Thư nghe ta nói vậy, thì lập tức dập đầu phân bua: “Thúy Kiều, cô hãy hiểu cho ta, đều phận đàn bà, lại gặp kiếp chồng chung, có ghen tuông ắt là điều không thể tránh khỏi. Nhưng cô nhớ xem, lúc trước ta cũng chỉ muốn cô chép kinh thư cho tâm thanh tịnh, lúc cô bỏ trốn cũng không hề đuổi theo, suy cho cùng cũng chỉ trách bản thân ta quá yêu Thúc Sinh, sợ mất chàng, mà làm điều không phải với cô. Nay phần tội lỗi này ta xin nhận hết, chỉ mong cô rộng lòng tha thứ, ta xin khấu đầu tạ tội!”, nói rồi lại dập đầu thêm lần nữa. Ta mỉm cười, quả thật thông minh, khá khen cho lý lẽ sắc bén, kín kẽ một chút gió cũng không lọt nổi, ta còn biết nói thêm lời nào nữa? Âu cũng là khi xưa vì bản thân mình mà nàng ta đau khổ, chắc gì đã sung sướng hơn ta, thật xót xa cho phận đàn bà, thôi có lẽ oán này không cần báo nữa rồi. Ta ra hiệu cho người thả Hoạn Thư ra, còn bản thân bước đến trước cửa nhìn trời xanh, nhủ thầm: “Báo ân, báo oán đều đã trọn, buông xuống thôi Thúy Kiều, từ nay về sau, quá khứ chẳng còn liên quan gì với tương lai, chỉ còn Từ Hải”.

Câu 3:

Tôi có một cô bạn rất thân, chúng tôi chơi với nhau từ thời hai đứa còn rất nhỏ. Tình bạn của tôi cứ tưởng mãi tốt đẹp như thế cho đến khi tôi lỡ bỏ quên sinh nhật nó, chỉ vì mải mê “cày” một bộ phim mới nổi. Nó không hề giận hay trách móc tôi, tuy vậy nhưng tôi thấy có lỗi nhiều lắm, cả ngày chỉ cứ nghĩ mãi đến hôm sinh nhật nó, người bạn thân nhất là tôi thế nào lại quên béng đi, không có lấy một lời chúc mừng. Để chuộc lỗi, ngay hôm sau tôi tặng bù nó món quà mà tôi thức suốt đêm để làm, chỉ hy vọng nó sẽ tha thứ cho tôi. Tôi ước rằng nó cứ giận hay trách móc tôi cũng được, chứ nó cứ dung túng cho tôi thế này tôi lại càng cảm thấy bản thân thật tệ. Nó cầm món quà của tôi, nét mặt hạnh phúc lắm, nó bảo tôi: “Mày đừng thấy áy náy nữa, thật sự tao không để tâm đâu, thấy mày cứ ủ dột như vậy, tao không muốn”. Nghe được câu nói đó của nó tôi thấy như được thoát khỏi cái gông cùm tội lỗi mấy hôm vừa qua. Cũng từ đó tôi học được cách quan tâm để ý mọi người hơn, và cũng chưa từng quên sinh nhật của những người thân thiết bao giờ.


17 tháng 10 2016

Đề 3 nha bạn!

Kỉ niệm về tình bạn của tôi với Lan rất đẹp, nó làm tôi cảm thấy hạnh phúc và may mắn vì mình có được một tình bạn đáng quý ấy. Tình bạn của chúng tôi càng lớn hơn khi tôi đã làm một chuyện có lỗi với bạn. Sau lần đó chúng tôi hiểu nhau hơn và càng gắn bó với nhau hơn trước.

Cái lần đáng nhớ ấy đối với chúng tôi đó vào ngày sinh  nhật lần thứ 15 của bạn. Trước khi buổi tiệc bắt đầu, tôi là người đến sớm nhất để giúp bạn trang hoàng tiệc. Cũng vì chúng tôi rất thân nhau, nên phòng của bạn cũng nhu phòng của tôi, nên tôi đã nên giường của bạn nằm nghỉ mà không e ngại điều gì. Nằm lên chiếc giường nhỏ nhắn của bạn, tôi đu đưa theo tiếng nhạc phát ra từ chiếc đài nhỏ, cảm giác có cái gì cộm dưới giường, tôi lôi lên hoa ra đó là cuốn nhật kí của bạn.

Tôi giở ra từng trang thích thú đọc những dòng chữ hiện ra trước mắt. Quá chăm chú đọc nên tôi không biết rằng Lan đã đứng đó từ lúc nào, gói bánh trên tay bạn rơi xuống. Nụ cười trên môi vụt tắt,đôi môi bạn mím chặt lại, mắt mở to. Khuôn mặt hồng hào của bạn giờ đây trắng bệch. Lan nói to:

-Bạn đang làm gì đó!

Bị bất ngờ, tôi cuống quýt, sự xấu hổ cùng sợ hãi hiện lên nét mặt của tôi, quyển nhật kí rơi xuống đất. Mọi thứ diễn ra quá nhanh làm tôi không thể tưởng tượng được. Tôi im lặng không noi lời nào khi thấy trên khuôn mặt bạn là hai hàng nước mắt, ánh mắt bạn dành cho tôi khác với những ngày bình thường.
-Thôi! Cậu xuống lầu nhập tiệc đi!

Bữa tiệc diễn ra vẫn rất vui vẻ, Lan đã cố gắng để mọi người không nhận thấy sự khác lạ trong quan hệ của chúng tôi. Buổi tiệc tan, Lan vẫn vui vẻ tiễn tôi cùng các bạn ra về. Về nhà tôi rất day dứt về hành động của mình, tôi tự trách mình " tại sao mình lại to mò đến vậy ."Trong tôi luôn muốn nói lời xin lỗi nhưng sao khó quá! 

Tôi đã thức cả đêm suy nghĩ để tìm ra cách xin lỗi, khiến bạn mở lòng mà tha thức cho tôi. Nhưng điều khiến tôi hết sức ngạc nhiên đó là việc, trong khi tôi đang bối rối không biết nói thế nào thì bạn nhìn tôi và nói:

-Trong cuộc sống không ai không mắc lỗi lầm nhưng người biết sữa chữa và nói lời xin lỗi là người tốt và cậu đã làm được đấy thôi! Vì thế mình sẽ tha thứ cho cậu. 
Lời nói của bạn đã giúp tôi cảm nhận được một tình bạn lớn lao mà bạn dành cho tôi. Xem trộm những điều riêng tư của người khác là việc làm đáng phê phán, chúng ta đừng nên mắc sai lầm, đừng làm rạn nứt tình cảm quý giá mà không phải ai cũng có được.

16 tháng 10 2020

Câu 1 :

Gần đây có một mụ mối muốn ngỏ ý viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều.Có người vào vấn danh, ăn nói cộc lốc . Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, xưng là học trò trường Quốc Tự Giám ,quê ở huyện Lâm Thanh.Tuổi đã ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt. Lúc đi gặp Kiều thì áo quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi tưởng rãng làm vẻ thư sinh nhưng thực chất lại tố cáo sự lố bịch của mình. Mã Giám Sinh đi hỏi vợ còn đắt theo một bọn đầy tớ lao xao, ồn ào.Lúc bước vào lầu , mụ mối chưa kịp ngỏ lời mời thì hắn đã nhảy bộ lên ghế, ngồi một cách sỗ sang trông giống một lũ vô học.Mã ta thúc giục Kiều ra xem mặt.Nàng là con nhà gia giáo, nay lâm vào bước đường này, Kiều cảm thấy như da mặt dày hơn đầy nỗi nhục nhã,cứ mỗi bước đi là hai hàng lệ rơi của sự tủi nhục và xấu hổ.Kiều càng thấy khó chịu và buồn hơn trước những thái độ cử chỉ vô phép của tên họ Mã.Hắn ép nàng vén tóc, bắt tay,thử tài gảy đàn, ngâm thơ. Kiều lúc này trong ủ rũ, buồn rười rượi. Đến đây, Mã Giám Sinh đích thị trở thành con buôn chính hiệu,hắn ngả giá mua Kiều như một món hàng để tên họ Mã trao đổi chỉ ngoài 400.

Câu 2 :

Sau bao tháng ngày đau đớn, ê chề, tủi nhục chốn lầu xanh. Tôi may mắn gặp được Từ Hải, chàng đã giúp tôi thoát khỏi cuộc sống chốn nhơ bẩn, còn giúp tôi trả ơn nghĩa và trả mọi oán giận. Ngày diễn ra cảnh trả mọi ân oán đó khiến tôi không thể nào quên.

Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: "Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi.

Khi Hoạn Thư vừa được đưa ra, tôi đã chào cô ta bằng giọng điệu như trước đây khi tôi bị ép làm hoa nô phục dịch trong nhà của cô ta: Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây. Ngày xưa bà ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả, gieo gió thì gặp bão, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều. Đàn bà hạng như bà ở thế gian thật hiếm. Nghe tôi nói như vậy Hoạn Thư rụng rời phách lạc hồn xiêu. Thế nhưng vốn bản tính mưu mô và thuộc lại đàn bà lắm mồm lắm miệng ngay lập tức mụ đã lên tiếng kêu ca: “Tôi cũng chỉ là phận đàn bà thôi, mà đàn bà thì vốn dĩ hay ghen tuông, chẳng ai chịu nhường chồng mình cho người khác cả. Với lại tôi cũng rất yêu quý nàng, kính yêu nàng khi nàng trốn khỏi Quan Âm Các tôi đã không cho người đuổi theo. Nhưng dẫu sao tôi cũng là người có tội chỉ mong nàng rộng lượng bao dung mà tha thứ cho tôi”. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ như vậy, tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là điều làm phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư.

27 tháng 10 2021

Em tham khảo dàn ý:

1. Mở bài:

Ai cũng đã từng mắc sai lầm.

Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.

 

2. Thân bài:

Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.

Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).

Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?…

Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).

3. Kết bài:

Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.

Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.

27 tháng 10 2021

Chị Nguyên ơi em hỏi với ạ \: Cô Ly là bên Văn đúng ko ạ ?

11 tháng 10 2021

Tham khảo :

Trong thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. Hai mươi tư câu thơ lục bát đã vẽ nên sắc, tài, đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.

 

Với ngòi bút của một kì tài diệu bút Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung hai nàng giai nhân tuyệt thế:

 

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

 

Vân là em, Kiều là chị. Hai chị em Vân và Kiều (con đầu lòng của gia đình Vương viên ngoại) đều là những ả tố nga - những người con gái đẹp. Vẻ đẹp của hai nàng là vẻ đẹp thanh tao của mai, là sự trắng trong, tinh sạch của tuyết:

 

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

 

Bút pháp ước lệ cùng phép ẩn dụ đã gợi lên vẻ đẹp hài hoà, hoàn hảo cả về hình thức lẫn tâm hồn. Vẻ đẹp của hai nàng đều đến mức tuyệt mĩ mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại mang một vẻ riêng. Nguyễn Du đã lấy những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên để miêu tả hai chị em. Thuý Kiều và Thuý Vân đều mang vẻ đẹp lí tưởng, theo khuôn mẫu và vượt lên trên khuôn mẫu.

 

Sau những câu thơ giới thiệu về hai chị em, ngòi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn trong bức chân dung quý phái của Thuý Vân:

 

Vân xem trang trọng khác vời,

 

Hai chữ trang trọng trong câu thơ đã nói lên vẻ đẹp đài các, cao sang của Vân. Vẻ đẹp ấy của thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời:

 

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

 

Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng bồng bềnh hơn mây, làn da của nàng trắng hơn tuyết, sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi của đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quý phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu: mây thua, tuyết nhường. Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.

 

Tả Vân thật kĩ, thật cụ thể song Nguyễn Du chỉ vẽ Kiều bằng những nét phác hoạ thông thoáng bởi ông không muốn là người thợ vẽ vụng về:

 

Kiều càng sác sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

 

Sắc đẹp của Kiều được đặt trong sự so sánh với vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Vân để thấy được sự hơn hẳn của Kiều về vẻ sắc sảo của tài năng trí tuệ, bởi cái mặn mà của nhan sắc. Không tả khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười, làn da, mái tóc như Thuý Vân mà Nguyễn Du đã thật tài tình khi chọn đôi mắt Kiều để đặc tả bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ:

 

Làn thu thủy nét xuân sơn,

 

Câu thơ tả đôi mắt mà gợi lên bức tranh sơn thuỷ, diễm lệ. Bức tranh ấy có làn thu thủy - làn nước mùa thu, có nét xuân sơn - dáng núi mùa xuân. Cũng như khuôn mặt Kiều có đôi mắt trong sáng, long lanh, có đôi lông mày thanh tú mà khiến:

 

Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh.

 

Vẻ đẹp của Kiều không chỉ như thiên nhiên mà còn vượt trội hơn cả thiên nhiên khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Thiên nhiên không còn thua, nhường mà cau mày, bặm môi tức giận, mà đố kị hờn ghen. Nếu vẻ đẹp của Vân là những gì tinh khôi, trong trắng nhất của đất trời thì Kiều lại mang vẻ đẹp của nước non, của không gian mênh mông, của thời gian vô tận. Cái đẹp ấy làm cho nghiêng nước, đổ thành:

 

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

 

Nguyễn Du đã sử dụng những điển tích để cực tả Kiều với vẻ đẹp của trang giai nhân tuyệt thế. Và cũng chính vẻ đẹp không ai sánh bằng ấy như tiềm ẩn những phẩm chất bên trong cao quí là tài và tình rất đặc biệt:

 

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

 

Kiều có cả tài cầm - kì - thi - hoạ của những bậc văn nhân quân tử và tài nào cũng đến mức điêu luyện. Nàng giỏi về âm luật đến mức làu bậc. Cây đàn nàng chơi là cây hồ cẩm, tiếng đàn của nàng ăn đứt bất cứ nghệ sĩ nào và đã trở thành nghề riêng. Để cực tả cái tài của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt các từ ngữ ở mức độ tuyệt đối: vốn sẵn, pha nghề, làu bậc và đủ mùi. Không những giỏi ca hát, chơi đàn mà Kiều còn sáng tác nhạc nữa. Cung đàn nàng sáng tác là một thiên Bạc mệnh. Bản đàn ấy đã ghi lại tiếng lòng của một tâm hồn đa sầu đa cảm. Nguyễn Du cực tả tài năng của Kiều chính là ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Tài năng của Kiều vượt lên trên tất cả và là biểu hiện của những phẩm chất cao đẹp, trái tim trung hậu, nồng nhiệt, nghĩa tình, vị tha. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc - tài - tình và đạt đến mức siêu phàm, lí tưởng. Nhưng nhan sắc đến mức hoa ghen, liễu hờn để tạo hóa phải hờn ghen đố kị và tài hoa trí tuệ thiên bẩm làu bậc, đủ mùi cái tâm hồn đa sầu, đa cảm như tự dưng mà có của nàng khó tránh khỏi sự nghiệt ngã của định mệnh. Chính bởi Kiều quá toàn mĩ, hoàn thiện nên trong xã hội phong kiến kia khó có một chỗ đứng cho nàng. Và cung đàn Bạc mệnh nàng tự sáng tác như dự báo một cuộc đời hồng nhan bạc mệnh khó tránh khỏi của Kiều. Cuộc đời nàng rồi sẽ sóng gió, nổi chìm, truân chuyên. Cũng giống như bức chân dung Thúy Vân, bức chân dung Kiều là bức chân dung mang tính cách số phận.

 

Nguyễn Du hết lời ca ngợi Vân và Kiều mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười nhưng ngòi bút tác giả lại đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Vân chủ yếu đẹp ở ngoại hình còn Kiều là cái đẹp cả về tài năng, nhan sắc lẫn tâm hồn. Điều đó tạo nên vẻ đẹp khác nhau của hai người thiếu nữ và hé mở hai tính cách, dự báo hai cuộc đời khác nhau đang đón chờ hai ả tố nga. Hai bức vẽ chân dung của chị em Thuý Vân và Thuý Kiều đã cho thấy sự tài tình trong ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du.

 

Kết thúc đoạn thợ là bốn câu lục bát miêu tả cuộc sống phong lưu khuôn phép, mẫu mực của hai chị em Kiều:

 

Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

 

Hai người con gái họ Vương không chỉ có sắc - tài - tình mà còn có đức hạnh. Sống phong lưu đến mực hồng quần. Cả hai đều đã tới tuần cập kê - tới tuổi búi tóc, cài trâm nhưng vẫn sống trong cảnh:

 

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

 

Hai câu thơ như che chở, bao bọc cho hai chị em, hai bông hoa vẫn còn phong nhụy trong cảnh êm đềm chưa một lần hương toả vì ai. Nguyễn Du đã buông mành, gạt tất cả mọi vẩn đục cho cuộc đời khỏi cuộc sống phong lưu của hai chị em để đề cao hơn đức hạnh của hai nàng.

 

Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mĩ lệ nhất. Hai bức tranh mĩ nhân bằng thơ đã thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng và các biện pháp tu từ trong ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.