K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2017

   - Giống: đều là thiết bị điều khiển dòng điện xoay chiều.

   - Khác: Tirixto điều khiển dòng điện theo một chiều nhất định, còn Triac điều khiển dòng điện theo cả hai chiều.

21 tháng 5 2017

Đây là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

1. Giống nhau

a) Về quy mô

-Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta

-Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

b) Về hướng chuyên môn hóa: cá hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này

c) Về điều kiện phát triển

-Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu

-Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sơ chế biến. …

2. Khác nhau

a) Về quy mô

-Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một số sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê)

-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ lập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương)

b) Về hướng chuyên môn hóa

-Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè

-Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè

c) Về điều kiện phát triển

-Địa hình

+Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn

Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hương đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp

-Đất đai:

+Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác

-Khí hậu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp

Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km2 (năm 2006)

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sơ chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên

+Tây Nguyên: cơ sơ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

2. Giải thích

Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do

-Có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn nên thường thích hợp trồng chè theo quy mô lớn. Các cây khác có quy mô nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp của vùng

+Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, các cao nguyên có độ cao không lớn, tương đối bằng phẳng, lại được phủ đất badan màu mỡ thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm,... trên quy mô lớn và tập trung

-Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, nhất là lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất, sinh họat của nhân dân ở hai vùng này

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời

+Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng cà phê, cao su nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá

16 tháng 3 2019

a) Giống nhau

- Hình dạng lãnh thổ đều hẹp ngang, đều có đường biên giới với Lào.

- Phía đông là vùng Biển Đông rộng lớn, tất cả các tnh đều giáp với biển với đường bờ biển dài.

- Địa hình:

+ Có sự phân hóa từ tây sang đông: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo.

+ Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển bị chia cắt bởi các dãy núi ăn lan ra sát biển.

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đất đai, rừng, biển, khoáng sản,...

+ Đất đai: đất feralit ở vùng đồi núi phía tây, đất phù sa ở các đồng bằng ven biển nơi có các lưu vực sông chảy qua, đất cát ven biển.

+ Nguồn nước: có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp (thuỷ đin, hoá cht, dệt, chế biến thực phẩm,...) và sinh họat. Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt, một số nơi còn có nguồn nước khoáng.

+ Có diện tích rừng ở vùng đồi núi phía tây, trong rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị. Cả hai vùng đều có các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới.

+ Cả hai vùng đều có nguồn tài nguyên khoáng sản.

+ Khí hậu: trên nền chung của khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông; chịu nh hưởng của gió phơn Tây Nam.

+ Tài nguyên biển: cả hai vùng đều có nguồn hải sản phong phú, có các bãi tôm, bãi cá; vùng đất ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản; có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu; có nhiều bãi biển nổi tiếng, phong cảnh đẹp.

+ Có nhiều thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ biển,...

b) Khác nhau

- Bắc Trung Bộ có đường biên giới giáp với Lào dài hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Địa hình:

+ Vùng Bắc Trung Bộ có ít nhánh núi ăn lan ra sát biển và bờ biển ít khúc khuỷu hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Cũng chính vì vậy mà vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vũng, vịnh hơn,...

+ Bắc Trung Bộ có nhiều đồng bằng lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khoáng sản: Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Bắc Trung Bộ: có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Nghệ An).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ: trong vùng có một số khoáng sản như titan (Bình Định, Nha Trang,...), vàng (Quảng Nam, Bình Định), sắt (Quảng Ngãi), cát thuỷ tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa), nước khoáng (Bình Thuận), các loại khoáng sản vật liệu xây dựng (cát, đá vôi) ở một số tỉnh, ở thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Dọc bờ biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối.

- Tài nguyên rừng: Bắc Trung Bộ có tài nguyên rừng lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Bắc Trung Bộ:

· Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.

· Có các vườn quốc gia: Bến Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Qung Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu dự trữ sinh quyển thế giới: Tây Nghệ An (Nghệ An).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ:

· Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gỗ.

· Có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Khí hậu:

+ Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh vừa; có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hạ.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng quanh năm; v mùa hạ có gió phơn Tây Nam hoạt động yếu hơn; phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thương ít mưa, khô hạn kéo dài, đặc biệt Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng kinh tế biển lớn hơn, có hai quẩn đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa ln về kinh tế và quốc phòng.

1.2 Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Bếp cảm ứng từ hoạt động dựa theo nguyên lý ứng dụng dòng điện và cuộn dây. Cấu tạo của bếp từ là cuộn dây sinh từ được đặt dưới mặt bếp. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ tạo ra dòng điện Foucalt. Dòng điện này sinh ra dòng từ trường đi là là trên mặt bếp trong phạm vi vài milimet và tác dụng vào các vật dụng nấu nướng làm bằng kim loại nhiễm từ và làm cho nó tự nóng lên và nấu chín thức ăn bên trong nó.


Cấu tạo bếp từ

Bếp từ rất tiết kiệm điện năng, năng lượng không truyền trực tiếp từ bếp sang nồi mà tự bản thân nồi nóng lên và nấu chín thức ăn, nên gần như không có hao phí vì không mất nhiệt để làm nóng bếp. Chính vì thế, người dùng có thể chạm tay vào mặt bếp mà không bị bỏng, sau khi đun nấu có thể vệ sinh bếp ngay lập tức, vừa an toàn vừa sạch sẽ. Bên cạnh đó nhiệt lượng không thất thoát ra ngoài nên người dùng không hề cảm thấy hơi nóng của ngọn lửa, giúp việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn trong những ngày hè oi bức.


Vùng nấu của bếp từ

1.3 Cách phân biệt bếp từ với các loại bếp khác

Dấu hiệu để nhận biết bếp từ chủ yếu là những kí hiệu được in trên bề mặt kính. Quý khách có thể dễ dàng nhận bếp từ của một số hãng bếp thông qua kí hiệu IH bên trong vùng nấu, đây là kí hiệu viết tắt của “Induction Heating” – của bếp sử dụng nguyên lý từ trường để làm nóng. Hoặc có 1 số bếp có ghi hẳn chữ Induction, Induction Booster,…- đều có nghĩa là cảm ứng điện. Ngoài ra một số bếp lại ký hiệu bếp từ với chữ P hoặc hình ảnh minh họa một cuộn dây xoắn. Đây là hình ảnh minh họa cho cuộn dây sinh từ trường của bếp. Một số dòng bếp từ bên trong vùng nấu không có bất cứ kí hiệu gì, chúng ta đều ngầm hiểu đó là bếp từ.


Hình ảnh bếp từ Lorca cao cấp

2. Phân biệt bếp hồng ngoại với các loại bếp khác2.1 Bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại (hay còn gọi là bếp điện) là loại bếp sử dụng nguyên lý đốt nóng mặt kính, khiến mặt kính nóng lên mà truyền nhiệt tới nồi chảo. Chính vì vậy mà bếp hồng ngoại rất thích hợp với những loại nồi như sành, sứ, thủy tinh, inox… Tuy nhiên, với nguyên lí hoạt động này bếp hồng ngoại sẽ gây thất thoát nhiệt và thời gian đun nấu chậm hơn do bếp phải mất thời gian đun nóng mặt kính. Thường thì hiệu suất hoạt động của bếp hồng ngoại đạt 50-65%, thấp hơn bếp từ và cao hơn bếp gas.


Hình ảnh minh họa bếp hồng ngoại

2.2 Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại có cấu tạo sử dụng những bóng đèn halogen đặt dưới tấm kính để sinh ra nhiệt lượng. Những bóng đèn halogen phát ra nhiệt độ cao hơn bóng đèn quang bình thường rất nhiều , thường là 250-600°C , đủ nấu chín thực phẩm. Nhiệt lượng này được phát ra dựa theo nguyên lý bức xạ nhiệt. Bên trên mặt bếp sử dụng 1 loại kính chuyên dụng với thấu kính hội tụ sẽ ngăn nhiệt thất thoát ra bên ngoài vùng đun nấu.

Các bóng đèn halogen tạo ra nhiệt lượng và nhiệt được truyền đến nồi nấu, nấu chín thức ăn. Ngày nay, các bếp hồng ngoại nhập khẩu cao cấp còn được cải tiến, bếp hồng ngoại không sử dụng bóng đèn halogen như trước nữa mà thay bằng các dây Carbon và dây Vonfram siêu bền. Do đó tuổi thọ của bếp được kéo dài hơn so với bếp sử dụng bóng halogen gấp nhiều lần . Và các loại bếp hồng ngoại nhập khẩu sử dụng linh kiện nhiệt điện EGO hi-light 2 vòng tự động ngắt nhiệt. Bếp có các chức năng như tự động tắt khi có sự cố điện sẽ bảo vệ mạng lưới và các thiết bị điện trong gia đình.

 

1.2 Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Bếp cảm ứng từ hoạt động dựa theo nguyên lý ứng dụng dòng điện và cuộn dây. Cấu tạo của bếp từ là cuộn dây sinh từ được đặt dưới mặt bếp. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ tạo ra dòng điện Foucalt. Dòng điện này sinh ra dòng từ trường đi là là trên mặt bếp trong phạm vi vài milimet và tác dụng vào các vật dụng nấu nướng làm bằng kim loại nhiễm từ và làm cho nó tự nóng lên và nấu chín thức ăn bên trong nó.


Cấu tạo bếp từ

Bếp từ rất tiết kiệm điện năng, năng lượng không truyền trực tiếp từ bếp sang nồi mà tự bản thân nồi nóng lên và nấu chín thức ăn, nên gần như không có hao phí vì không mất nhiệt để làm nóng bếp. Chính vì thế, người dùng có thể chạm tay vào mặt bếp mà không bị bỏng, sau khi đun nấu có thể vệ sinh bếp ngay lập tức, vừa an toàn vừa sạch sẽ. Bên cạnh đó nhiệt lượng không thất thoát ra ngoài nên người dùng không hề cảm thấy hơi nóng của ngọn lửa, giúp việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn trong những ngày hè oi bức.


Vùng nấu của bếp từ

1.3 Cách phân biệt bếp từ với các loại bếp khác

Dấu hiệu để nhận biết bếp từ chủ yếu là những kí hiệu được in trên bề mặt kính. Quý khách có thể dễ dàng nhận bếp từ của một số hãng bếp thông qua kí hiệu IH bên trong vùng nấu, đây là kí hiệu viết tắt của “Induction Heating” – của bếp sử dụng nguyên lý từ trường để làm nóng. Hoặc có 1 số bếp có ghi hẳn chữ Induction, Induction Booster,…- đều có nghĩa là cảm ứng điện. Ngoài ra một số bếp lại ký hiệu bếp từ với chữ P hoặc hình ảnh minh họa một cuộn dây xoắn. Đây là hình ảnh minh họa cho cuộn dây sinh từ trường của bếp. Một số dòng bếp từ bên trong vùng nấu không có bất cứ kí hiệu gì, chúng ta đều ngầm hiểu đó là bếp từ.


Hình ảnh bếp từ Lorca cao cấp

2. Phân biệt bếp hồng ngoại với các loại bếp khác2.1 Bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại (hay còn gọi là bếp điện) là loại bếp sử dụng nguyên lý đốt nóng mặt kính, khiến mặt kính nóng lên mà truyền nhiệt tới nồi chảo. Chính vì vậy mà bếp hồng ngoại rất thích hợp với những loại nồi như sành, sứ, thủy tinh, inox… Tuy nhiên, với nguyên lí hoạt động này bếp hồng ngoại sẽ gây thất thoát nhiệt và thời gian đun nấu chậm hơn do bếp phải mất thời gian đun nóng mặt kính. Thường thì hiệu suất hoạt động của bếp hồng ngoại đạt 50-65%, thấp hơn bếp từ và cao hơn bếp gas.


Hình ảnh minh họa bếp hồng ngoại

2.2 Nguyên lý hoạt động của bếp hồng ngoại

Bếp hồng ngoại có cấu tạo sử dụng những bóng đèn halogen đặt dưới tấm kính để sinh ra nhiệt lượng. Những bóng đèn halogen phát ra nhiệt độ cao hơn bóng đèn quang bình thường rất nhiều , thường là 250-600°C , đủ nấu chín thực phẩm. Nhiệt lượng này được phát ra dựa theo nguyên lý bức xạ nhiệt. Bên trên mặt bếp sử dụng 1 loại kính chuyên dụng với thấu kính hội tụ sẽ ngăn nhiệt thất thoát ra bên ngoài vùng đun nấu.

Các bóng đèn halogen tạo ra nhiệt lượng và nhiệt được truyền đến nồi nấu, nấu chín thức ăn. Ngày nay, các bếp hồng ngoại nhập khẩu cao cấp còn được cải tiến, bếp hồng ngoại không sử dụng bóng đèn halogen như trước nữa mà thay bằng các dây Carbon và dây Vonfram siêu bền. Do đó tuổi thọ của bếp được kéo dài hơn so với bếp sử dụng bóng halogen gấp nhiều lần . Và các loại bếp hồng ngoại nhập khẩu sử dụng linh kiện nhiệt điện EGO hi-light 2 vòng tự động ngắt nhiệt. Bếp có các chức năng như tự động tắt khi có sự cố điện sẽ bảo vệ mạng lưới và các thiết bị điện trong gia đình.

 

22 tháng 3 2018

- Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật.

- Giống nhau:

+ Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kĩ cương.

+ Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra.

- Khác nhau:

+ Trách nhiệm đạo đức:

Bằng tác động của dư luận - xã hội tự giác thực hiện;

Lương tâm cắn rứt

+ Trách nhiệm pháp lí:

Bắt buộc thực hiện;

Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
7 tháng 1 2021

- Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật.

- Giống nhau:

+ Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kĩ cương.

+ Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra.

- Khác nhau:

+ Trách nhiệm đạo đức: Bằng tác động của dư luận - xã hội tự giác thực hiện; Lương tâm cắn rứt.

+ Trách nhiệm pháp lí: Bắt buộc thực hiện; Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4