K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2017

- Bài thơ viết 1978 sau hòa bình ba năm. Người kháng chiến ở rừng trở về thành phố

    + Cuộc sống thời bình đầy đủ tiện nghi, con người lãng quên những ngày gian khổ trong quá khứ

- Bài thơ là lời nhắc nhở thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa

- Lời nhắc nhở với thế hệ sau cần có thái độ sống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người đi trước mang lại thành quả

14 tháng 12 2021

Tham Khảo:

- Thời điểm: tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1978 (Ba năm sau ngày giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước).

- Liên hệ với cuộc đời nhà thơ: trưởng thành trong khánh chiến chống Mỹ; hòa bình lập lại, sống và làm việc tại TP HCM => Chủ đề: Nhắc nhở về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.

- Đạo lí sống: ân nghĩa thủy chung.

13 tháng 11 2018

Bài thơ được ra đời những năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước).

Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ "Ánh trăng" như một lời nhắn nhủ, tâm tình với bản thân không được quên quá khứ đau thương đã qua. Chủ đề bài thơ có ý nghĩa như lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau không được lãng quên quá khứ, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng nguồn cội.

20 tháng 8 2017

Bài thơ được ra đời những năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước).

Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” như một lời nhắn nhủ, tâm tình với bản thân không được quên quá khứ đau thương đã qua. Chủ đề bài thơ có ý nghĩa như lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau không được lãng quên quá khứ, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng nguồn cội.

27 tháng 11 2018

Đây là một số gợi ý của mình
- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc – dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng.
- Cảm xúc “rưng rưng”: tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương. Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao.
- Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỷ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa.
Khổ thơ kết lại bài thơ bằng hai vế đối lập mà song song:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
… Đủ cho ta giật mình”
- Ở đây có sự đối lập giữa "tròn vành vạnh" và "kẻ vô tình", giữa cái im lặng của ánh trăng với sự "giật mình" thức tỉnh của con người. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh “vầng trăng tròn vành vạnh”, ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước.
- Hình ảnh "ánh trăng im phăng phắc" có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái "giật mình" ở câu thơ cuối. Cái "giật mình" là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái "giật mình" của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lý làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.

Câu 2: Xác định thể loại, đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo của bài thơ.hồi hương ngẫu thưCâu 3: Bài thơ em vừa chép có nhan đề là gì? Qua nhan đề bài thơ, em thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?Câu 4: Xác định các cặp từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa này trong bài thơ.Câu 5: Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối như thế...
Đọc tiếp

Câu 2: Xác định thể loại, đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo của bài thơ.hồi hương ngẫu thư

Câu 3: Bài thơ em vừa chép có nhan đề là gì? Qua nhan đề bài thơ, em thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?

Câu 4: Xác định các cặp từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa này trong bài thơ.

Câu 5: Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối như thế nào? Phân tích tác dụng của phép đối ấy.

Câu 6: Bài thơ rất độc đáo bởi nó còn mang yếu tố tự sự, hơn nữa yếu tố tự sự đó còn mang kịch tính. Xác định các yếu tố tự sự và kịch tính, nêu tác dụng của các yếu tố đó trong bài thơ.

Câu 7: Sự khác nhau về giọng điệu ở hai câu thơ đầu so với hai câu thơ cuối biểu hiện như thế nào?

mọi người giúp e với e đng cần gấp

 

1
2 tháng 12 2021

Chị cho bài đó đi

5 tháng 3 2023

- Không gian trong bài thơ ngày càng thu hẹp lại, cái tĩnh mịch, vắng vẻ càng bao trùm. Mây thu, trời thu, ngõ trúc đều mang nét đặc trưng riêng: thanh sơ, dịu nhẹ, yên tĩnh.

- Không gian ấy phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc, cô quạnh của tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Trãi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Chủ đề: Vẻ đẹp thiên nhiên những ngày mùa đông đến.

- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu và nỗi nhớ

- Biểu hiện:

+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: Dấu hiệu ngày mùa đông về

+ “Em ở nhà xa, em có hay”: câu hỏi như mở ra không gian, gửi một lời nhắn của anh đến với em.

7 tháng 5 2023

- Chủ đề: Không gian thiên nhiên ngày nắng hanh.

- Cảm hứng chủ đạo: nỗi nhớ trong tình yêu và nhưng rung cảm, cảm nhận trong không gian thiên nhiên.

- Biểu hiện:

+ “Nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”: những dấu hiệu của một ngày vừa nắng vừa se lạnh. Đay chính là cảm hứng của bài thơ.

+ “Em ở nhà xa, em có hay”: ở kia, liệu người đó có biết nỗi niềm. Khung cảnh nắng hanh, mây trôi như mở ra không gian, như một lời nhắn của “anh” đến với “em”.