K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2018

Cần phải bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta vì:

Rừng có vai trò to lớn về mặt kinh tế, sinh thái.

rừng nguyên sinh ở Việt Nam hiện còn rất ít, phổ biến là kiểu rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảng cỏ khô cằn. Có tới mười triệu ha đất trống đồi trọc di bị mất rừng.

Tỉ lệ che phủ rừng rất thất, hiện nay chỉ đạt 35 – 38% diện tích đất tự nhiên.

Chất lượng rừng giảm sút. Những loài cây to, gỗ tốt như: đinh, lim, sến, táu, lát hoa, sao, trắc, mun, gụ, giáng hương,…đã cạn kiệt.

19 tháng 3 2021

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi  dưới đất. ... Nước thấm xuống đất rừng vừa  nguồn dự trữ nuôi cây  các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán  lũ lụt.

20 tháng 1 2018

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long là do trong những năm gần đây, diện tích rừng bị giảm sút và rừng là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái.

22 tháng 4 2018

Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng vì các lí do sau

-Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên

+Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước, chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước

+Rừng Tây Nguyên có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...)

+Rừng Tây Nguyên là môi trường sống của động vật hoang dã

+Rừng Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước

-Tài nguyên rừng đang bị suy giảm

+Sản lượng gỗ khai thác hằng năm không ngừng giảm, từ 600 - 700 nghìn m 3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn  m 3  /năm

+Nguyên nhân: cháy rừng; nạn phá rừng gia tăng

+Hậu quả: làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô

5 tháng 2 2016

Tài nguyên rừng:

– Rừng của nước ta đang được phục hồi.

   + Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)

   + Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm 0,18 triệu ha.

   + Năm 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%)àhiện nay có xu hướng tăng trở lại.

– Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).

– Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

 Các biện pháp bảo vệ:

  – Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

  – Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

  – Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

  – Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.

18 tháng 12 2022

Để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam, Nhà nước cần áp dụng các chính sách sau:

• Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

• Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên.

• Khai thác hợp lý rừng sản xuất, hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp, hạn chế di dân tự do.

• Ðóng cửa rừng tự nhiên.

13 tháng 5 2019

Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

Phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên 45 – 50%, vùng núi dốc phải đạt 70 – 80%.

Thực hiện những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

31 tháng 3 2017

Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và báo vệ vốn rừng vì các lí do sau:

- Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên:

+ Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước, chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

+ Rừng Tây Nguyên có nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

+ Rừng Tây Nguyên là môi trường sống của động vật hoang dã.

+ Rừng Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước.

- Tài nguyên rừng đang bị suy giảm:

+ Sản lượng gỗ khai thác hằng năm không ngừng giảm, từ 600 - 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m3/năm.

+ Nguyên nhân: cháy rừng; nạn phá rừng gia tăng.

+ Hậu quả: làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.


31 tháng 3 2017

Tại sao trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?

Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng: + Làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, + Đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, + Làm tiếp tục hạ mực nước ngầm về mùa khô. Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến. Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu. Do vậy, vấn đề đặt ra là: + Phải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. + Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh. + Cần đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. Vì vậy, trong khai thác rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng.