K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2017

Đây là câu nói của Bi-xmac (đại diện cho tầng lớp quý tộc quân phiệt phổ)

“Vấn đề lớn của thời đại” mà ông nói đến ở đây là vấn đề thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng chia cắt thành các vương quốc nhỏ.

24 tháng 8 2017

Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ sĩ. Đây là một yếu tố của chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc...
Đọc tiếp

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.
- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.
- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.
b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.
c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

1
14 tháng 12 2017

Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”:

- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc

- Khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề

- Gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn

b, Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép

c, Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK - tr.44 và trả lời các câu hỏi:a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới...
Đọc tiếp

Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK - tr.44 và trả lời các câu hỏi:

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?

Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới những câu văn đó.

c) Tên (nhân đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:

-  Tuệ Tĩnh và hai người bệnh

-  Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh

-  Y đức của Tuệ Tĩnh

d) Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn thực hiện những yêu cầu gì của bài vàn tự sự.

1
2 tháng 11 2019

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đât nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc, thủ đô có ý nghĩa rất lớn, việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào tới sự phát triển tương lai đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đât nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc, thủ đô có ý nghĩa rất lớn, việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào tới sự phát triển tương lai đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp mà là nơi “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
Câu 1:  Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào? Cho biết tác giả và hoàn cảnh sáng tác của của tác phẩm đó?
Câu 2:  Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ?
Câu 3. Tác phẩm em nêu tên được viết theo thể loại nào? Trình bày đặc điểm của thể loại đó?
Câu 4:  
a) Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của hai câu sau:
(1) Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (2) Các khanh nghĩ thế nào?
b) Mỗi câu trên thực hiện hành động nói nào?
c) Kết thúc văn bản bằng hai câu như vậy có tác dụng gì?
Câu 4:  Vì sao nói văn bản phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?
Câu 5: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu phân tích những hạn chế của hai triều đại Đinh, Lê khi không thay đổi nơi đóng đô và những lợi thế của thành Đại La để thấy sự anh minh, sáng suốt của Lí Thái Tổ - một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt (Trong đoạn có sử dụng 1 câu cảm thán, 1 câu nghi vấn)
Câu 6: Chứng minh văn bản có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình.

1
7 tháng 4 2022

Câu 1:  Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào? Cho biết tác giả và hoàn cảnh sáng tác của của tác phẩm đó?

văn bản : Chiếu dời đô

tác giả : Lý Công Uẩn

hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó : năm 1010 , Lý Công Uẩn viết bài chiếu tỏ ý dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
Câu 2:  Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ?

Có ý nghĩa : Phản ánh khát vọng của n/d về 1 đất nước độc lập , thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự lực , tự cường của dân tộc.
Câu 3. Tác phẩm em nêu tên được viết theo thể loại nào? Trình bày đặc điểm của thể loại đó?

thể loại : Chiếu

đặc điểm : là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.

+ được viết bằng văn vần , văn biền ngẫu hoặc văn xuôi.

+ được công bố và đón nhận 1 cách trang trọng.
Câu 4:  
a) Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của hai câu sau:
(1) Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.

=> Câu cảm thán 

(2) Các khanh nghĩ thế nào?

=> Câu nghi vấn ( hỏi ý kiến của các quan )
b) Mỗi câu trên thực hiện hành động nói nào?

(1) hành động trình bày 

(2) hành động hỏi
c) Kết thúc văn bản bằng hai câu như vậy có tác dụng gì?

=> tác dụng : kết thúc văn bản một cách nhẹ nhàng , thể hiện sự cởi mở của Lý Công Uẩn và mang tính dân chủ .
Câu 4:  Vì sao nói văn bản phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?

Vì văn bản thể hiện khát vọng , sự mong muốn của Lý Công Uẩn cho một đất nước phát triển và giàu mạnh . Văn bản đã nêu lên điều mà nhà vua muốn làm đó là : dời đô , việc này có rất nhiều lợi ích cho đất nước , cải thiện đất nước Việt Nam ta hơn.
Câu 5 và Câu 6 em tự làm nhe.

7 tháng 4 2022

thank bạn

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi...”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.

(Nguồn: Internet)

Câu 1: Đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó?

Câu 2: Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ?

Câu 3: a. Xác định kiểu câu của hai câu sau: (1)“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.(2) Các khanh nghĩ thế nào?”. 

   b. Hãy cho biết mỗi câu văn trên thực hiện hành động nói nào?

     Câu 4 : Viết đoạn văn (khoảng 12 câu, theo phép lập luận T-P-H) trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là“một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”.

1
20 tháng 4 2022

C1: Văn bản Chiếu Dời Đô

Của tác giả : Lý Công Uẩn 

hoàn cảnh ra đời của văn bản : năm 1010 , Lý Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý muốn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

C2: Có ý nghĩa : phản ánh khát vọng của nhân dân về 1 đất nước độc lập , thống nhất , đồng thời phản ánh ý chí tự lực , tự cường của dân tộc.

C3: a.

(1) : Câu trần thuật

(2) : Câu nghi vấn

b. (1) hành động nói : trình bày

(2) hành động nói : hỏi

C4: bạn tự làm nha.

 

 

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.

ĐỀ 11: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1( 0,5đ) Đoạn văn trên trích từ...
Đọc tiếp

ĐỀ 11: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1( 0,5đ) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2 ( 0,5đ) Phương thức biểu đạt chính đc sử trong đoạn văn trên. Câu 3 ( 1đ) Nêu nội dung của đoạn văn. Câu 4 ( 1đ) Chỉ ra 2 phép liên kết đc sử dụng trong đoạn văn. Câu 5 (1đ) Em hiểu ý nghĩa “lời nhắn nhủ” trong đoạn văn trên như thế nào? Từ ý hiểu đó, em hãy chỉ ra “lời nhắn nhủ “ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mà Thanh Hải muốn gửi tới chúng ta.

0
Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền. 
                   ( Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách, dẫn theo Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 3)
1.1. Chủ đề của đoạn văn là gì?
1.2. Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn trên.
Câu 2. Vận dụng kiến thức về liên kết câu, hãy viết một đoạn văn (không quá mười lăm dòng)với chủ đề sau: Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu.

 

1
24 tháng 4 2020
1.1. Chủ đề của đoạn văn là "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn."
16 tháng 8 2019

 - Các câu nghi vấn này có dấu hỏi chấm kết thúc câu. Sử dụng từ hay để nối tạo ra mối quan hệ lựa chọn câu nghi vấn.

   - Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc", câu sẽ sai lo-gic, sai ngữ pháp và có nghĩa khác hẳn với mục đích câu hỏi đề ra.