K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2017

Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tủi nhục từ nhỏ.

Đáp án cần chọn là: B

15 tháng 3 2017

Điền từ ngữ nói giảm nói tránh sau vào chỗ trống.

a, Đi nghỉ

b, Chia tay nhau

c, Khiếm thị

d, Có tuổi

e, Đi bước nữa

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. Người anh tham lam chiếm hết cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân.Một hôm, có...
Đọc tiếp

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. Người anh tham lam chiếm hết cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân.

Một hôm, có con chim Phượng Hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế, người em vác gậy đuổi chim và nói. “Này chim! Ta chỉ có duy nhất một cây khế này, và ta đã khó nhọc chăm sóc đến ngày hái quả. Nay nếu chim ăn hết ta chẳng có gì để bán đi mua gạo. Vậy nếu chim muốn ăn hãy mang trả ta vật gì có giá trị”. Chim vừa ăn vừa đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng may túi ba gang, mang theo mà đựng“. Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để chim ăn. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong chim bảo người em lấy túi ba gang đi lấy vàng. Người em chạy vào nhà lấy chiếc túi ba gang đã may sẵn rồi leo lên lưng chim.

Bay mãi, bay mãi qua biết bao nhiêu làng mạc, núi đồi, sông suối rồi đến một hoang đảo xa xôi. Chim hạ cánh bảo người em xuống lấy vàng bạc, châu báu mang về. Người em vô cùng kinh ngạc vì chưa bao giờ được nhìn thấy nhiều vàng bạc, châu báu như vậy. mãi ngắm nhìn, người em quên cả việc lấy vàng mang về, mãi đến khi chim giục, người em mới vội vàng lấy mỗi thứ một ít cho vào túi rồi lên lưng Phượng hoàng ra về. Chim thấy vậy bảo người em lấy thêm nhưng người em cũng không lấy vì sợ đường về xa chim sẽ bị mệt. Thế rồi người em cùng chim lên đường trở về nhà.

Từ đó, người em trở nên giàu có và mang tiền của chim chia cho những người nghèo khổ.

                                               (Trích “Cây khế”)

Câu 1: Cho biết đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào mà em đã học?

Câu 2:  Nêu nội dung đoạn trích trên?

Câu 3: Tìm một thành ngữ  phù hợp với  người em trong đoạn trích trên và đặt câu với thành ngữ đó?

Câu 4:  Đoạn trích trên kể theo ngôi thứ mấy?

3
6 tháng 1 2022

phụ mình với

 

6 tháng 1 2022

Câu1:

6 tháng 5 2022

Câu 1: Cho biết thể loại của bài thơ ?       Lục bát

Câu2: Phương thức biểu đạt của bài thơ ?       Biểu cảm

Câu 3: Nội dung của bài thơ ?   

    Bài thơ nói lên công ơn của người cha dành cho con và những việc làm của con để phụng dưỡng cha mẹ

Câu 4: Tìm từ hán việt trong bài thơ       

Đó là từ " hiếu nhân "

Câu 5: Em suy nghĩ gì về tình cảm cha con trong bài thơ ?    

Tình cảm cha con trong bài thơ là tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng hơn bao giờ hết

Câu 6: Em sẽ làm gì để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ ?

Chăm ngoan, nghe lời cha mẹ, hiếu thảo, giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức

- Cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ

24 tháng 12 2017

Đáp án: D

13 tháng 4 2022

a) Theo em, Tuấn không được hưởng quyền sống hạnh phúc, được yêu thương,chăm sóc và giáo dục. Nếu những điều quyền này mà Tuấn được hưởng thì sẽ không có chuyện là Tuấn lao vào băng nhốm bụi đời.

b) Nhà nước và xã hội sẽ giúp Tuấn :

- Bảo vệ Tuấn khỏi mẹ kế.

- Nói chuyện và khuyên ngăn Tuấn không nên làm vậy và để nhà nước và xã hội cùng nhau bàn bạc với gia đình là bố của Tuấn về việc của Tuấn.

- Tìm đủ lời khai của Tuấn về hành vi của mẹ kế .

- Bảo với bố Tuấn, giáo dục và yêu thương ,... Tuấn, như vậy Tuấn mới trưởng thành hơn và hiểu được điều đúng, lẽ phải.

13 tháng 4 2022

a) Theo em tuấn không được hưởng quyền 

+ Được chăm sóc

+ Được thương yêu

+ Được giáo dục

=> Mà thay vào đó Tuấn bị mẹ kế đối xử tàn nhẫn bất nhân.

b) Nhà nước và xã hội sẽ giúp Tuấn: có thể cho tuần vào cô nhi diện, chu cấp tiền hàn thán cho Tuấn cho Tuấn đi học đến nơi đến chốn.

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".Chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Bố mẹ mất sớm nên Tích Chu ở với bà. Bà rất thương Tích Chu. Hằng ngày, bà làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cậu bé. Có món gì ngon, bà cũng dành cho Tích Chu. Thế nhưng Tích Chu lại chẳng thương bà. Suốt ngày, cậu bé chỉ mải rong chơi.Lần đó, bà sốt cao, khát...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

Chuyện kể về cậu bé Tích Chu. Bố mẹ mất sớm nên Tích Chu ở với bà. Bà rất thương Tích Chu. Hằng ngày, bà làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cậu bé. Có món gì ngon, bà cũng dành cho Tích Chu. Thế nhưng Tích Chu lại chẳng thương bà. Suốt ngày, cậu bé chỉ mải rong chơi.

Lần đó, bà sốt cao, khát nước quá, liền gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

Bà gọi mãi mà không thấy Tích Chu đáp lại nên biến thành chim.

Còn Tích Chu mải chơi, đến khi thấy đói mới về. Về đến nhà, cậu bé hốt hoảng khi biết bà đã biến thành chim. Cậu bé theo hướng chim bay để tìm bà.

Đi được một đoạn. Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Cậu bé tha thiết gọi nhưng chim vẫn vỗ cánh bay đi.

Buồn quá, Tích Chu oà khóc. Một bà tiên hiện ra, bảo

– Nếu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước ở suối tiên cho bà uống.

Nghe bà tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng. Cậu bé hỏi đường đến suối tiên, rồi vội vàng đi ngay.

Trải qua nhiều ngày đêm băng rừng, lội suối, cuối cùng, Tích Chu đã lấy được nước suối tiên mang về.

Được uống nước suối tiên, bà trở lại thành người. Tích Chu vui sướng ôm lấy bà. Từ đấy, Tích Chu luôn ở bên bà và hết lòng yêu thương, chăm sóc bà.

Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

                                                                                                   Nam Khánh

a. Tìm trong bài văn:

– Phần giới thiệu câu chuyện.

– Phần kể lại nội dung của câu chuyện.

• Mở đầu câu chuyện.

• Diễn biến câu chuyện.

• Kết thúc câu chuyện.

– Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

b. Xác định các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện và kết quả của các sự việc ấy.

c. Các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện được kể theo trình tự nào?

1
NG
13 tháng 10 2023

a. 

- Phần giới thiệu câu chuyện: Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện "Tích Chu".

- Phần kể lại nội dung câu chuyện:

+ Mở đầu câu chuyện: "Chuyện kể rằng" ... "cậu bé chỉ mải rong chơi".

+ Diễn biến câu chuyện: "Lần đó, bà sốt cao".... "rồi vội vàng đi ngay".

+ Kết thúc câu chuyện: "Trải qua nhiều ngày đêm" .... "yêu thương, chăm sóc bà"

- Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.

b. 

- Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc.

Kết quả: Bà biến thành chim.

- Sự việc 2: Tích Chu đi tìm và tha thiết gọi chim.

Kết quả: Chim vẫn vỗ cánh bay đi.

- Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên.

Kết quả: Tích Chu được dạy cách để bà trở lại thành người.

- Sự việc 4: Tích Chu Tìm lên đường tìm nước suối tiên cứu bà.

Kết quả: Bà trở lại thành người.

c. Các sự việc ở phần diễn biến được kể theo trình tự thời gian, không gian

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa."

a) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b) Hãy xác định phép lập luận mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn là gì?

c) Phương pháp lập luận chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?

đ) Thông qua đoạn văn trên, tác giả muốn chuyển đến  người đọc nội dung gì?

Mn giúp mk vs, mk đg cần gấp! Ai lm nhanh nhất mk sẽ tik cho 3 tik! Mơn mn trc!

1
5 tháng 4 2019

Mn giúp mk vs!

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa."

a) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b) Hãy xác định phép lập luận mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn là gì?

c) Phương pháp lập luận chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?

đ) Thông qua đoạn văn trên, tác giả muốn chuyển đến  người đọc nội dung gì?

Mn giúp mk vs, mk đg cần gấp! Ai lm nhanh nhất mk sẽ tik cho 3 tik! Mơn mn trc!

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
9 tháng 4 2019

a. Đoạn văn sử dụng phương thức nghị luận (có kết hợp biểu cảm)

b. Phép lập luận được sử dụng là phân tích.

c. Phương pháp lập luận: Tác giả dùng lí lẽ và đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực để tạo nên sự lay động trong tâm thức người đọc.

d. Thông điệp mà người viết muốn gửi đến người đọc là: Hãy hiếu thảo với cha mẹ.

8 tháng 3 2018

đoạn văn này ý tưởng tốt, diễn đạt cũng khá nhưng cách sắp xếp và diễn đạt của bạn còn chưa mạch lạc lắm, cần chỉnh sửa 1 số chỗ, nó sẽ giúp đoạn văn của bạn diễn tả ý trọn vẹn và sâu sắc hơn.

Đó chì là ý kiến riêng của mình.

cần chỉnh chỗ nào bạn nói luôn nhe