K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2017

Truyện ngắn “Nhưng ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

Đáp án cần chọn là: B

1 tháng 3 2022

B

1 tháng 3 2022

A

19 tháng 7 2017

Đáp án D

8 tháng 4 2021

"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là những nữ thanh niên xung phong quả cảm, gan góc nhưng mang một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương. Đó là hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất. Đó cũng là vẻ đẹp của anh thanh niên với lí tưởng sống cao đẹp vì nhân dân, vì đất nước. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

4 tháng 5 2021

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Qua ba nhân vật nữ thanh niên xung phong, em đã có rát nhiều suy nghĩ về thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ.

Trước hết, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ luôn mang trong mình tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, gan dạ. Khi có chiến tranh, họ sẵn sàng ra đi, xung phong nhập ngũ để gia nhập vào cách mạng, lên tiền tuyến kháng chiến để giành lại độc lập cho dân tộc.cHơn hết, khi chiến đấu, họ không quản ngại vất vả, hi sinh mà luôn gắng sức mình, chinh chiến với kẻ thù. Đối đầu trực tiếp với ngọn lửa của Thần chết. Tất cả vì mục tiêu "Độc lập, tự do, hạnh phúc". Tiêu biểu như nhân vật Phương Định, Thao, Nho, các cô gái vốn được mệnh danh là "chân yếu tay mềm" nhưng khi thực hiện nhiệm vụ cao cả, các cô luôn vững vàng, kiên định như "kiềng ba chân". Khi những quả bom rơi xuống, không một giây phút nao núng, ngần ngại nào, các chị lập tức chạy ra để đo đạc, tiến hành gỡ mìn. Sự sống chỉ trong gang tấc.

Chưa dừng lại ở đó, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ còn mang trong mình một tâm hồn trong sáng, lãng mạn. Sau những giờ phút chiến đấu căng thẳng, vất vả, họ cũng có những giây phút nghỉ ngơ để có thêm sức khỏe, có thêm động lực để ngày mai chinh chiến. Những giây phút giải lao ấy tuy có phần thiếu thốn, có phần nguy hiểm vì không biết địch sẽ ập tới bất cứ lúc nào, những anh lính cùng cô gái thanh niên xung phong ấy vẫn yêu đời, vẫn hăng say rạo rực những bản nhạc thật hay, thật đẹp. Như Phương Định luôn thích nghe những bản nhạc ca dao mộng mơ, mang một vẻ đẹp lãng mạn. Hơn hết, có những chiến sĩ còn đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của những cánh hoa rực rỡ, của vầng trăng sáng dịu hiền soi tỏ bầu trời đêm, của những ngôi sao lấp lánh vừa tượng trưng cho sự hi vọng vừa giúp bầu trời đêm thêm lung linh, huyền ảo.

Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều thanh niên không ngừng học tập, sáng tạo để cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cạnh đó vẫn còn những kẻ chỉ biết ăn không ngồi rồi, ỷ lại vào cha mẹ. Là học sinh, em đã và đang không ngừng học hỏi, chăm chỉ để góp sức phát triển vị thế của nước nhà.

Thật vậy, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là tấm gương sáng, điển hình, là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam noi theo.

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

* Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.

* Thủ đoạn:

- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.

* Hành động xâm lược:

- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.

- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.

- Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.

- Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.

Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883)

* Nguyên nhân:

- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

* Thủ đoạn:

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

* Hành động xâm lược

- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.

Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến

- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.

- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:

+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.

+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e.

* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.



 

23 tháng 3 2021

 Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến:

+ Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.

+ Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.

- Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt:

+ Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, tạo ra các đội dân dũng,…

+ Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy,... để cản giặc.

+ Ngày 19-5-1883, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.

14 tháng 3 2018

Các cột mốc thời gian 
- Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( 1858 - trước 1945 ) 
do hậu quả dẫn tới việc Pháp đô hộ Việt Nam trong một thời kỳ khá dài nên còn gọi là thời kỳ Pháp thuộc đối với Việt Nam.Sau khi người Pháp xâm chiếm thành công Đông Dương (trong đó có Việt Nam), Pháp đã chia Việt Nam ra làm 3 xứ riêng lẻ là Bắc Kỳ (dưới chế độ bảo hộ - protectorat), Trung Kỳ (bảo hộ) và Nam Kỳ (dưới chế độ thuộc địa - colonie); cùng với 2 xứ bảo hộ Ai Lao (Lào) và Cao Miên (Campuchia), vùng đất này đã trở thành Liên bang Đông Dương (Union Indochinoise) hay còn được gọi với tên "Đông Dương thuộc Pháp" (Indochine française). 

- Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1945-1954) , kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử chấn động địa cầu, lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương, các khu vực thuộc địa ở Châu Phi của Pháp và buộc nước này rút ra khỏi Đông Dương. Đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả quyền độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp. 

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (7/1954 - 4/1975), kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc vẻ vang sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân, toàn quân ta, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của đất nước - kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

14 tháng 3 2018

pháp trước

10 tháng 11 2021

D

10 tháng 11 2021

D

- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873):

+ Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, thực dân Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

+ Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc

+ Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Sau đó, quân Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

- Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874):

+ Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng).

+ Tại các tính đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định…

+ Ngày 21-12-1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.

Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874), Pháp rút quân khỏi Bắc Kì, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

_____________________

P/S: có gì không đúng thì nhắn mình nhé bạn :))