K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2021

"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là những nữ thanh niên xung phong quả cảm, gan góc nhưng mang một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương. Đó là hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất. Đó cũng là vẻ đẹp của anh thanh niên với lí tưởng sống cao đẹp vì nhân dân, vì đất nước. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

4 tháng 5 2021

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Qua ba nhân vật nữ thanh niên xung phong, em đã có rát nhiều suy nghĩ về thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ.

Trước hết, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ luôn mang trong mình tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, gan dạ. Khi có chiến tranh, họ sẵn sàng ra đi, xung phong nhập ngũ để gia nhập vào cách mạng, lên tiền tuyến kháng chiến để giành lại độc lập cho dân tộc.cHơn hết, khi chiến đấu, họ không quản ngại vất vả, hi sinh mà luôn gắng sức mình, chinh chiến với kẻ thù. Đối đầu trực tiếp với ngọn lửa của Thần chết. Tất cả vì mục tiêu "Độc lập, tự do, hạnh phúc". Tiêu biểu như nhân vật Phương Định, Thao, Nho, các cô gái vốn được mệnh danh là "chân yếu tay mềm" nhưng khi thực hiện nhiệm vụ cao cả, các cô luôn vững vàng, kiên định như "kiềng ba chân". Khi những quả bom rơi xuống, không một giây phút nao núng, ngần ngại nào, các chị lập tức chạy ra để đo đạc, tiến hành gỡ mìn. Sự sống chỉ trong gang tấc.

Chưa dừng lại ở đó, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ còn mang trong mình một tâm hồn trong sáng, lãng mạn. Sau những giờ phút chiến đấu căng thẳng, vất vả, họ cũng có những giây phút nghỉ ngơ để có thêm sức khỏe, có thêm động lực để ngày mai chinh chiến. Những giây phút giải lao ấy tuy có phần thiếu thốn, có phần nguy hiểm vì không biết địch sẽ ập tới bất cứ lúc nào, những anh lính cùng cô gái thanh niên xung phong ấy vẫn yêu đời, vẫn hăng say rạo rực những bản nhạc thật hay, thật đẹp. Như Phương Định luôn thích nghe những bản nhạc ca dao mộng mơ, mang một vẻ đẹp lãng mạn. Hơn hết, có những chiến sĩ còn đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của những cánh hoa rực rỡ, của vầng trăng sáng dịu hiền soi tỏ bầu trời đêm, của những ngôi sao lấp lánh vừa tượng trưng cho sự hi vọng vừa giúp bầu trời đêm thêm lung linh, huyền ảo.

Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều thanh niên không ngừng học tập, sáng tạo để cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cạnh đó vẫn còn những kẻ chỉ biết ăn không ngồi rồi, ỷ lại vào cha mẹ. Là học sinh, em đã và đang không ngừng học hỏi, chăm chỉ để góp sức phát triển vị thế của nước nhà.

Thật vậy, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là tấm gương sáng, điển hình, là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam noi theo.

Tham khảo:

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải có một lòng dũng cảm, tin bản lĩnh của mình. Có thể thấy, lòng dũng cảm có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người.

 

Lòng dũng cảm là việc dám đối đầu với mọi khó khăn, thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Tinh thần dũng cảm của ông cha ta được thể hiện rõ nhất trong thời chiến tranh, dám đứng lên đấu tranh thậm chí là hi sinh tính mạng để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.

Người có lòng dũng cảm là người dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách mà không hề sợ sệt, ngại ngùng. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống họ sẽ luôn nghĩ cách, cố gắng vươn lên. Đứng trước việc người khác dè dặt, sợ sệt không dám làm thì bản thân dám xông xáo vào làm những việc đó. Lòng dũng cảm mang đến cho con người nhiều lợi ích quý báu. Khi ta dám làm những việc mà người khác không dám làm, ta sẽ đạt được những thành quả mà người khác không thể đạt được. Dũng cảm là một đức tính tốt đẹp, người dũng cảm cũng là người có tinh thần thép, mạnh mẽ, quyết đoán và tự chủ cuộc sống của chính họ. Người dũng cảm là tấm gương sáng để con người chúng ta học tập và noi theo.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống nhút nhát, không dám làm những việc mà bản thân mình đặt ra không dám theo đuổi ước mơ, mục tiêu vì sợ thất bại. Lại có người sợ thất bại mà nản chí, lùi bước về sau,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.

Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy luôn giữ lấy lòng dũng cảm và hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

2 tháng 5 2023

Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống yêu nước. Điều đó không chỉ được thể hiện trong quá khứ, khi nhân dân ta phải chống lại kẻ thù xâm lược. Mà còn ở hiện tại, khi đất nước đã giành lại được độc lập, nhân dân được sống trong hòa bình. Thế hệ trẻ hôm nay vẫn xứng đáng với cha ông ngày trước. Điều đó được thể hiện qua ý thức học tập để nâng cao kiến thức, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. Cùng với việc tiếp thu văn minh nhân loại một cách có chọn lọc, trên cơ sở vẫn giữ gìn và phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc. Thật tự hào khi nhiều bạn trẻ đã đạt được thành tích cao trên đấu trường quốc tế, thể hiện được tinh thần của con người Việt Nam khiến cho bạn bè năm châu phải tôn trọng. Khi đất nước phải đối mặt với nguy hiểm, lòng yêu nước của thế hệ trẻ được thể hiện qua sự tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc hay cùng chung tay giúp đỡ mọi người. Tóm lại, thế hệ trẻ hãy luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân, sống sao cho thật xứng đáng.

_Kiều Trang_

2 tháng 5 2023

Viết liên hệ thực tế nghị luận văn học 1.Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được thể hiện qua các nữ thanh niên xung phong (trích "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê). Từ đó em hãy liên hệ tính thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày hôm nay. (khoảng 1 mặt giấy thi) (Nhanh giúp em ạ, cám ơn mn)

2 tháng 5 2023

Liên hệ bản thân nghị luận văn học
​Từ nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” (Nguyễn Thành Long). Em hãy cho biết tinh thần, trách nhiệm xây dựng quê hương của tuổi trẻ trong xã hội ngày hôm nay. (khoảng 1 trang giấy thi)

bạn nói thế chắc là chẳng ai dám giúp

hihi

20 tháng 4 2019

xin lỗi Nguyễn Thị Diễm Huyền, mk xin phép cho bạn 3 sai

26 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Qua ba nhân vật nữ thanh niên xung phong, em đã có rát nhiều suy nghĩ về thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ.

Trước hết, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ luôn mang trong mình tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, gan dạ. Khi có chiến tranh, họ sẵn sàng ra đi, xung phong nhập ngũ để gia nhập vào cách mạng, lên tiền tuyến kháng chiến để giành lại độc lập cho dân tộc.cHơn hết, khi chiến đấu, họ không quản ngại vất vả, hi sinh mà luôn gắng sức mình, chinh chiến với kẻ thù. Đối đầu trực tiếp với ngọn lửa của Thần chết. Tất cả vì mục tiêu "Độc lập, tự do, hạnh phúc". Tiêu biểu như nhân vật Phương Định, Thao, Nho, các cô gái vốn được mệnh danh là "chân yếu tay mềm" nhưng khi thực hiện nhiệm vụ cao cả, các cô luôn vững vàng, kiên định như "kiềng ba chân". Khi những quả bom rơi xuống, không một giây phút nao núng, ngần ngại nào, các chị lập tức chạy ra để đo đạc, tiến hành gỡ mìn. Sự sống chỉ trong gang tấc.

Chưa dừng lại ở đó, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ còn mang trong mình một tâm hồn trong sáng, lãng mạn. Sau những giờ phút chiến đấu căng thẳng, vất vả, họ cũng có những giây phút nghỉ ngơ để có thêm sức khỏe, có thêm động lực để ngày mai chinh chiến. Những giây phút giải lao ấy tuy có phần thiếu thốn, có phần nguy hiểm vì không biết địch sẽ ập tới bất cứ lúc nào, những anh lính cùng cô gái thanh niên xung phong ấy vẫn yêu đời, vẫn hăng say rạo rực những bản nhạc thật hay, thật đẹp. Như Phương Định luôn thích nghe những bản nhạc ca dao mộng mơ, mang một vẻ đẹp lãng mạn. Hơn hết, có những chiến sĩ còn đắm chìm trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là vẻ đẹp của những cánh hoa rực rỡ, của vầng trăng sáng dịu hiền soi tỏ bầu trời đêm, của những ngôi sao lấp lánh vừa tượng trưng cho sự hi vọng vừa giúp bầu trời đêm thêm lung linh, huyền ảo.

Trong cuộc sống hiện nay, có nhiều thanh niên không ngừng học tập, sáng tạo để cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cạnh đó vẫn còn những kẻ chỉ biết ăn không ngồi rồi, ỷ lại vào cha mẹ. Là học sinh, em đã và đang không ngừng học hỏi, chăm chỉ để góp sức phát triển vị thế của nước nhà.

Thật vậy, thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là tấm gương sáng, điển hình, là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam noi theo.

12 tháng 1 2018

A. Mở bài :

Cách 1 :

- Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã đi qua, nhưng ánh sáng chói lọi của nó vẫn luôn tồn tại cùng với lịch sử dân tộc ta qua các tác phẩm văn học như….. Và có những con người bình dị, đã làm nên cuộc kháng chiến ấy, đó là những người lính, những cô thanh niên xung phong, những chiến sĩ vô danh…. “Những ngôi sao xa xôi” viết về những con người như vậy. Ba cô gái thanh niên họp thành một tổ trinh sát mặt đường….

Họ đã sống và chết.Giản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm nên đất nước.(Ngã ba Đồng Lộc)

Cách 2 :

- Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.

- Truyện kể lại cuộc sống của ba cô gái thanh niên xung phong làm công tác trinh sát và phá bom thông đường trên một cao điểm của Trường Sơn những năm tháng chống Mĩ. Qua đó thể hiện và ca ngợi tâm hồn và phẩm chất cao đẹp của những người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: Hồn nhiên, trong sáng trong cuộc sống, dũng cảm trong chiến đấu và luôn lạc quan trước tương lai.

- Họ đã để lại một ấn tượng rất sâu sắc, giúp người đọc nhận ra rằng trong chiến thắng vinh quang của dân tộc trước một cường quốc lớn, có những con người làm việc và hiến dâng cả tuổi xuân, cả máu của mình cho đất nước.

B. Thân bài.

1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu :

- Họ ở trong một hang dưới chân một cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, tức là ở nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt, từng ngày, từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: đường bị đánh “lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn” tưởng như sự sống bị huỷ diệt: “không có lá xanh” hai bên đường, “thân cây bị tước khô cháy”… “Những cây rễ nằm lăn lóc, ngổn ngang những hòn đá to…. Han rỉ trong lòng đất”.

⇒ Quả là một hiện thực khô khốc đầy mùi chiến tranh, nó không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy tử thần luôn rình rập.

- Công việc trinh sát, phá bom lại càng đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là một công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.

   + Không khí của chiến tranh không giống như tương lai hay quá khứ có một âm điệu riêng. Chẳng hạn như sự im lặng: “Cuộc sống ở đây đã dậy cho chúng tôi thế nào là sự im lặng. Im lặng có nghĩa là cái chết đang rình rập đâu đây, nó ập đến bất cứ lúc nào.” Chưa hết, đó mới chỉ là hiện thực lúc yên tĩnh, còn lúc có bom của địch thì sao ? “Nghe tiếng bom đầu tiên, có đứa chết giấc, nằm dán xuống đất”, rồi “Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy hai con mắt lấp lánh, hàm răng loá lên khi cười, khuôn mặt thì lem luốc.”

2. Vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong và cũng là của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

a. Những nét chung: Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục

- Họ đều thuộc thế hệ những cô gái thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn rất trẻ (như Phương Định vốn là một cô học sinh thành phố), có lí tưởng, đã tạm xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà cái sự mất còn chỉ diễn ra trong nháy mắt, một cách vô tư, hồn nhiên, cống hiến tuổi thanh xuân. Họ thực sự là những anh hùng không tự biết. Nét chung này không chỉ có ở đây mà còn được nói đến ở nhiều tác phẩm khác như “Gửi em, cô thanh niên xung phong” của Phạm Tiến Duật, “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ và truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu… Tạo thành biểu tượng gương mặt đẹp và đáng yêu của những cô gái mở đường thời kháng chiến chống Mĩ.

- Qua thực tế chiến đấu, cả ba cô gái đều có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó. Có lệnh là lên đường, bất kể trong tình huống nào, nguy hiểm không từ nan dù phải đối mặt với máy bay và bom đạn quân thù, và đã lên đường là hoàn thành nhiệm vụ ( dẫn chứng – sgk).

   + Nghe Phương Định kể lại một lần phá bom : “tôi một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới cái chân hầm ba-ri-e cũ. Cảnh tượng chiến trường trở nên vắng lặng đến phát sợ”. Đến với toạ độ chết, đến với quả bom cần phải phá nổ (mà không biết nó sẽ nổ vào lúc nào, sự cầu viện tâm linh của cô gái (nhân vật tôi) giống như một ảo ảnh : “Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không ? Mặc dù quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần nhưng cái hồi hộp dường như không hề thay đổi. Như cái cảm giác chờ bom phát nổ : tất cả đều đứng im, cả gió, cả nhịp tim trong lồng ngực. Chỉ có chiếc đồng hồ: Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng đè lên những con số vĩnh cửu…. . Quả bom có hai vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Thần chết đang đợi chờ. Vỏ quả bom nóng. Định dùng lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Có lúc Định rùng mình vì cảm thấy tại sao mình lại làm quá chậm thế ! ... Hai mươi phút đã trôi qua. Tiếng còi chị Thao rúc lên, Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn. … tiếng không khí. Đất rơi lộp bộp. Bom nổ váng óc, ngực đau nhói, đôi mắt cay mãi mới mở ra được. Mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng. Nguy hiểm, căng thẳng không thể nào kể xiết… Chị Thao vấp ngã, Nho bị thương. Bom nổ, hầm sập, chị Thao và Định phải moi đất bế Nho lên. Máu túa ra, ngấm vào đất …Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc, pha sữa cho Nho, chị Thao nghẹn ngào….”

   + Cuộc sống và chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, nguy hiểm và luôn căng thẳng nhưng họ vẫn bình tĩnh, chủ động, luôn lạc quan yêu đời. Phương Định cho biết : “Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể….”.

⇒ Phải nói rằng trong đoạn văn trả cảnh phá bom trên cao điểm, Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực để tái hiện lại cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng nên một tượng đài về khí phách anh hùng lẫm liệt của tổ trinh sát mặt đường từ những con người bằng xương bằng thịt. Chị Thao, Nho, Định như những ngôi sao xa xôi sáng ngời lên những sắc xanh trong khói lửa đạn bom. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người như những nữ anh hùng ngã ba Đồng Lộc :

“Đất nước mình nhân hậuCó nước trời xoa dịu vết thương đauEm nằm dưới đất sâuNhư khoảng trời đã nằm yên trong đấtĐêm đêm, tâm hồn em toả sángNhững vì sao ngời chói, lung linh…”(Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)

- Họ đều là những cô gái trẻ với cuộc sống nội tâm phong phú đáng yêu : dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui, dễ buồn. Họ thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt. Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát… Cả ba đều chưa có người yêu, đều sống hồn nhiên tươi trẻ. Không lúc nào họ không nhớ về Hà Nội. Một trận mưa đá bất ngờ trở thành nỗi nhớ : “mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố”. Nỗi nhớ ấy chính là sự nối dài, quá khứ, hôm nay và khát vọng mai sau.

- Những kỉ niệm sống dậy như những khoảng sáng trong tâm hồn trong trẻo, ngây thơ, dịu dàng. Những xúc cảm hồn nhiên như nguồn sống, điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng, sức mạnh vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. “Khoảng trời xanh” trong thơ Phạm Tiến Duật và khoảng trời xanh của kí ức như có sức mạnh vô hình đặc biệt là trong tâm hồn những trí thức trên đường ra trận.

⇒ Quả thực, đó là những cô gái mang trong mình những tính cách tưởng như không thể cùng tồn tại : vô cùng gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà vẫn hồn nhiên, vô tư trong cuộc sống. Những người như họ thật đáng trân trọng biết bao !

b. Nét riêng:

- Mỗi người thể hiện cái chung đó theo cách riêng của mình.

   + Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có từng trải hơn, mơ ước và dự tính về tương lai có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu nhưng khát khao và rung động của tuổi trẻ. “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm.” Nhưng trong công việc, ai cũng gờm chị về tính cương quyết, táo bạo. Đặc biệt là sự “bình tĩnh đến phát bực” : máy bay địch đến nhưng chị vẫn “móc bánh quy trong túi, thong thả nhai”. Có ai ngờ con người dày dạn trước sự sống và cái chết hàng ngày như thế lại sợ máu, sợ vắt: “thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”.Và không ai có thể quên được chị hát : nhạc sai bét, giọng thì chua, chị chăm chép bài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua, chị không hát trôi chảy được bài nào nhưng chị lại có ba quyển sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài hát.

   + Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn, “trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng”, có “cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn” rất dễ thương khiến Phương Định “muốn bế nó lên tay”. Nho rất thích tắm suối ngay cả khi khúc suối đó đang chứa bom nổ chậm và rất hồn nhiên – cái hồn nhiên của trẻ thơ : “vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo”. Hồn nhiên là thế nhưng cô lại bình thản vô cùng khi bị thương : “Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng”. Ngay cả lúc đau đớn như vậy nhưng gặp mưa đá, Nho vẫn nhổm dậy, môi hé mở xoè tay xin mấy viên đá mưa: “Nào, mày cho tao mấy viên nữa”. Đặc biệt, khi máy bay giặc đến thì chiến đấu rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn : “Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi, Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu” … Và trong một lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người. Có lẽ với những người con gái ấy, sự sống luôn cao hơn cái chết.

   + Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Phương Định cũng trẻ trung như Nho là một cô học sinh thành phố xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội. Cô rất nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô từ về gia đình và về thành phố của mình. (dẫn chứng). Ở đoạn cuối truyện, sau khi trận mưa đá tạnh, là cả một dòng thác kỉ niệm về gia đình, về thành phố trào lên và xoáy mạnh như sóng trong tâm trí cô gái. Có thể nói đây là những nét riêng của các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu.

→ Những nét riêng đó đã làm cho các nhân vật sống hơn và cũng đáng yêu hơn. Trái tim đỏ rực của họ là “Những ngôi sao xa xôi” mãi mãi lung linh, toả sáng.

C. Kết luận.

- Chiến tranh đã qua đi, sau hơn ba mươi năm, nhưng đọc truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Nhà văn khiến lòng ta sống lại hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Định, của Nho, của Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của họ mãi mãi là một bài ca bất tử.

5 tháng 5 2020

Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tuyến đường Trường Sơn đầy bom rơi đạn nổ đã trở thành con đường huyền thoại. Bởi nơi đây đã có những câu chuyện thần kì với những anh bộ đội hiên ngang anh dũng, những anh chiến sĩ lái xe ngang tang mà lẫm liệt mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đã bơn một lần ca ngời trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Câu chuyện thần kì đó còm là chuyện về những cô gái thanh niên xung phong vừa kiên cường dũng cảm trong chiến đấu vừa hồn nhiên, mơ mộng thật đáng yêu, đáng quý. Lấy cảm hứng từ đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã sáng tác thành truyện ngắn đặc sắc “Những ngôi sao xa xôi”

Truyện được viết 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện Những ngôi sao xa xôi phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa qua.

Điều ta cảm nhận đầu tiên là hoàn cảnh sống và chiến đấu của họ. Họ là một tổ trinh sát mặt đường gồm ba người, hai cô gái rất trẻ là Phương Định và Nho. Còn chị Thao là tổ trưởng thì lớn tuổi hơn một chút. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Ở đó, máy bay Mỹ thường hay đánh phá dữ dội. Đường bị đánh “lỡ loét, màu đất đỏm trắng lẫn lộn”. Sự sống ở đây gần như bị hủy diệt “hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”… Công việc của họ lại càng đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trong điểm “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đến bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Đó là công việc mạo hiểm luôn phải đối mặt với cái chết, “thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ở lẩn trong ruột những quả bom”. Nhưng với ba cô gái này, thì những công việc ấy đã trở thành công việc hằng ngày.

Cả ba cô gái cô nào cũng đáng mến, đáng phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Phương Định là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, thường sống với những kỉ niệm về Hà Nội. Là một cô gái Hà Nội, cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên nnguwoifmej trong nhwunxg ngày thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm tuổi học trò luôn sống đậy trong lòng cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng , khốc liệt. Cô vào chiến tranh ba năm. Đã quen với những thử thách và nguy hiểm , giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như những đồng đội, không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng với những ước mơ về tương lai
Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định hay quan tâm đến hình thức của mình. Cô đánh giá:”Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá…”. Đặc biệt cô có cặp mắt đẹp nên cô thích ngắm mắt mình trong gương. Cô biết mình được nhiều nhiều nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. điều đó làm cô tự hào nhưng chưa từng có tình cảm riêng với một ai cả. nhạy cảm, nhưng cô không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như là kiêu kì.

Cô có tính đồng đội sâu sắc, gắn bó. Cô yêu mến thân thiết với hai đồng đội trong tổ trinh sát. Cùng vui đùa ca hát, chia sẻ ngọt bùi, cùng chịu đựng nhiều nguy hiểm, bom đạn. Khi chị Thao vấp ngã cô đỡ chị. Khi chị Nho bị thương, cô “rửa cho Nho bằng nước đun sôi…”. Đặc biệt cô dành tình yêu thương và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ của tôi những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.

Nhưng có lẽ điều đáng khâm phục nhất ở cô đó là lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Cô phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trờ thành bình thường: ”Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang”.

Thế giới tâm hồn của Phương Định thật phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp. Không thấy những băn khoăn, day dứt. trăn trở trong ý nghĩ và tình cảm của cô gái khi phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đặc khốc liệt, hiểm nguy, mà vẫn tươi vui, hồn nhiên, lạc quan yêu đời.Truyện đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng , mơ mộng , tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thười kì kháng chiến chống Mĩ.

Tóm lại, truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sông lại trong lòng ta những hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Thao, Phương Đinh, Nho , của hàng vạn nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. Chiến tranh đã qua đi, nhưng đọc truyện này ta như sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước, những ngôi sao Phương Định. Thao, Nho vẫn tỉa sáng trong ta với bao khâm phục và ngượng mộ.