K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
31 tháng 10 2023

Thuận lợi:

- Dân số trẻ: Việt Nam có một dân số trẻ đông đảo, điều này có thể là một nguồn lao động tiềm năng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Những người trẻ này thường có khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.

- Lao động giá rẻ: Lao động ở Việt Nam thường có mức lương thấp so với nhiều quốc gia phát triển, điều này có thể làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các công ty nước ngoài đầu tư và sản xuất.

- Đào tạo và học vấn: Nhiều người Việt Nam có trình độ học vấn tốt và đã được đào tạo trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm kỹ thuật, khoa học, và quản lý.

Khó khăn:

- Sự thiếu hụt nhân công chất lượng cao: Mặc dù có nhiều lao động trẻ, nhưng một số người có thể thiếu kỹ năng cần thiết để làm việc trong các ngành công nghiệp và lĩnh vực mới.

- Làm việc trong môi trường không an toàn: Một số ngành công nghiệp ở Việt Nam, như xây dựng và nông nghiệp, có môi trường làm việc không an toàn và có nguy cơ thương tích.

- Cạnh tranh trong việc làm: Sự cạnh tranh trong việc làm có thể là một thách thức đối với người lao động, đặc biệt là trong bối cảnh của sự phát triển công nghiệp và kỹ thuật số hóa.

Hướng giải quyết:

- Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân công: Chính phủ và các tổ chức có thể đầu tư vào đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động, giúp họ thích nghi với các ngành công nghiệp mới và nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tạo môi trường làm việc an toàn: Tăng cường an toàn lao động và bảo vệ cho người lao động trong các ngành công nghiệp nguy hiểm là quan trọng.

- Khuyến khích đổi mới và sáng tạo: Hỗ trợ và khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong doanh nghiệp và ngành công nghiệp có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động.

- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với quốc tế trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng có thể giúp nâng cao trình độ của lao động và tạo ra cơ hội việc làm nước ngoài.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Ứng dụng các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giúp tạo ra nhiều việc làm mới.

NG
31 tháng 10 2023

Thuận lợi:

- Dân số trẻ: Nguồn lao động trẻ tuổi năng động, sẵn lòng học hỏi và thích nghi với công nghệ mới.

- Chi phí nhân công: Mức lương trung bình ở nước ta thấp so với một số nước phát triển, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
- Trình độ ngày càng được nâng cao, các vấn đề y tế và phúc lợi ngày một được chú trọng.

Khó khăn:

- Trình độ lao động: Nhiều lao động chưa qua đào tạo chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn.

- Cơ sở hạ tầng: Một số khu vực vẫn chưa có cơ sở hạ tầng tốt, ảnh hưởng đến việc di chuyển và làm việc của nguồn lao động.

- Y tế và phúc lợi: Hệ thống y tế và phúc lợi còn nhiều hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu của nguồn lao động.

Hướng giải quyết:

- Đào tạo và nâng cao kỹ năng: Tập trung vào việc đào tạo nguồn lao động, cung cấp các khoá học và chương trình nâng cao kỹ năng.

- Thu hút đầu tư: Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghiệp hỗ trợ.

- Phát triển hệ thống y tế: Tăng cường đầu tư vào hệ thống y tế, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và phúc lợi cho người lao động.

- Đổi mới chính sách: Cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo việc làm.

29 tháng 1 2016

*ở các nước Đông Nam á hiện nay là:
- Các nước Đông Nam á đều có thuận lợi chung là:

+Đều có tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản đất rừng rất phong phú có thể khai thác chế biến và xuất khẩu với quy mô
lớn.

+Các nước đều có nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề được nâng cao

* Những khó khăn trong tăng trưởng kinh tế
-Thiếu vốn đặc biệt là các vốn ngoại tệ.

- Các nước Đông Nam á đều có kỹ thuật công nghệ còn rất lạc hậu,cho nên từ trước đến nay các nguồn khai thác tài nguyên
đều phải dựa vào nước ngoài rất tốn kém và hiệu quả thấp .

- Trong tình hình kinh tế quốc tế ngày nay thì giá xuất khẩu nguyên liệu ngày càng rẻ mạt, cho nên việc xuất khẩu khoáng
sản ở các nước Đông Nam á trước đây được coi là quyền lợi thì hiện nay lại trở thành thế yếu.

-Do công nghệ của thế giới ngày càng phát triển hiện đại thì nhu cầu về lao động ngày càng giảm đi . Đặc biệt, là lao động
thô sơ cho nên thế mạnh trong xuất khẩu lao động của các nước Đông nam á tạo thành thế yếu cho nên trong tăng trưởng Kinh tế
xã hội ở các nước ĐNA hiện nay, nhiều khó khăn hơn là thuận lợi, vì thế trong quá trình tăng trưởng kinh tế các nước này đã tập
trung vào những hướng chính sau đây để khắc phục:
 

*Biện pháp khắc phục:

- Các nước ĐNA vẫn coi trọng sản xuất mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu, đặc biết hướng nhiều vào sản xuất các mặt
hàng công nghệ chế biến XK để giải quyết việc làm tại chỗ cho nguươì lao động với xuất khẩu hiệu quả cao.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành du lịch, dịch vụ như du lịch giao thông , thông tin liên lạc gia công xuất khẩu là để thu hút
nhiều lao động, nhiều nguồn ngoại tệ và phát huy tiềm năng thiên nhiên xã hội của mình.

- Phải đầu tư phát triển mạnh các khu chế xuất mà được trang bị kỹ thuật hiện đại có khả năng, sản xuất nhiều nguồn hàng
xuất khẩu và khu chế xuất như Ninh Trung- TânThuận.

- Vì các nước ĐNA cón hiều điều kiện tài nguyên trong thiên nhiên tương đồng nhau trong cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp
giống nhau, vì vậy các nước này cần phải chọn cho mình những mũi nhọn cơ bản, độc đáo để vừa phát triển vừa có thế cạnh tranh
với các nước khác như Sigapo, mũi nhọn điện tử như Inđonêxia; mũi nhọn nhất vừa là chế biến nông, lâm, thuỷ hảI sản vừa là khai
thác dầu khí và du lịch.

2 tháng 1 2018

Đáp án D

20 tháng 6 2017

Đáp án D
Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực phát triển theo hướng TBCN không phải là khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội ở miền Nam Việt Nam sau ngày giải phóng?

9 tháng 11 2019

Đáp án D

24 tháng 8 2017

   - Đông Nam Á có số dân đông (556,2 triệu người, năm 2005), kinh tế phát triển năng động nhưng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

   - Bùng nổ dân số vẫn diễn ra ở một số nước.

   - Nợ nước ngoài nhiều.

   - Thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

   - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

   - Đa dân tộc, phân bố rải rác không theo biên giới quốc gia, khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị xã hội ở mỗi nước.

21 tháng 5 2019

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.

5 tháng 9 2016

-Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào

+Dân số không bị nguy cơ già

-Khó khăn:

+Gây sức ép cho nhiều ngành 

+Kinh tế không phát triển nếu trình độ dân trí thấp

+Giáo dục gặp nhiều khó khăn

+Đới sống nhân dân khó khăn trong việc cải thiện đời sống

+Ô nhiễm môi trường

6 tháng 9 2016

khó khăn:

  • thiếu việc làm =>tệ nạn xã hội gia tăng
  • kìm hãm sự phát triển của kinh tế
  • gánh nặng cho giáo dục và y tế
  • gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên 

thuận lợi:

  • có nguồn lao động dồi dào
  • thị trường tiêu thụ rộng lớn
  • lao động có khả năng sáng tạo, học hỏi cao