K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2021

BPTT: Nhân hóa

Tác dụng: Làm cho câu thơ trở nên sinh động

Cho thấy vẻ hùng vĩ, tráng lệ của biển cả

26 tháng 10 2021

minh cam onn

21 tháng 12 2018

Có một không gian tưởng như thật buồn, mà trở nên tươi đẹp hoành tráng, tràn đầy sự sống. Đó là không gian biển đêm trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Có bao nhà thơ viết về biển, nhưng có lẽ chưa ai có bức tranh biển đẹp như trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Không gian trong lòng biển luôn biến ảo sinh động, nhà thơ hình dung nước biển như những sợi tơ xanh mềm buông rũ. Những con cá thu như con thoi bạc qua lại đi về trong vùng tơ xanh ấy. Rồi nhà thơ lại thấy nước biển sóng sánh vàng như màu trăng. Đàn cá đủ loại bơi lội trong nước trăng vàng. Nhà thơ liệt kê “cá nhụ, cá chim cùng cá đé”, chỉ miêu tả hai chi tiết làm cho bức tranh như sống hẳn dậy, có linh hồn: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” và “cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Cái đuôi cá quẫy nước, làm tung lên những giọt nước lóe sáng màu trăng giống như người họa sĩ vẩy ngọn bút tài hoa bay bướm để lại một vùng bụi trăng lóe sáng trên mặt nước bằng phẳng. Rồi mặt biển như trở lại yên bình, có thể nhìn thấy những bóng sao trong đáy nước. Biển xao động, bóng sao trong nước chênh chao, lòa nhòa “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”.
Trên mặt biển đẹp như tranh ấy, đoàn thuyền lấy gió làm sức, lấy trăng làm buồm, không phải đi trên mặt biển mà như bay trong không gian bát ngát “lướt giữa mây cao với biển bằng” thật hùng vĩ.
Thời gian trên biển là cả thời gian lao động không ngừng suy nghĩ, tính toán “dò bụng biển”, tổ chức đánh bắt cá “dàn đan thế trận”, gõ thuyền đuổi cá vào lưới…. Thu hoạch cá “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”. Là một hình ảnh thơ đẹp vừa diễn tả sự bội thu của quá trình đánh bắt cá, nỗi khó nhọc của quá trình lao động mà còn như tạo hình khắc chạm đôi tay chắc khỏe của những người thợ biển. Là quá trình lao động có suy nghĩ, chủ ý của những người lao động mới. Con người gắn với thiên nhiên đẹp và hùng vĩ dường như trở nên đẹp và hùng vĩ hơn.
Đoàn thuyền trở về trong một vũ trụ mới. Một rạng đông, một bình minh, một buổi sáng đang lên từ chân trời hay đâu trong đoàn thuyền kia, nơi những con cá “Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”. Trong không gian mới mẻ, huy hoàng, mặt trời như mang cánh thời gian bay đi “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”, vũ trụ đang chuyển động trong sức người và tạo hóa. Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.

Học tốt desu~

21 tháng 12 2018

em hok lớp 6 cho nên ko biết nhiều lắm, nếu sai đừng ném gạch à nha !

1. Cá bạc là một loại cá ở biển Đông. Bạc chỉ màu sắc của cá khi phản chiếu qua ánh đèn, ánh trăng tạo nên một màu sáng lấp lánh như ánh bạc.

2.Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc. 

3. Từ mặt trời là nghĩa gốc còn các từ còn lại là nghĩa chuyển.

4. sử dụng biện pháp so sánh

5. cả ba từ đều là từ ghép.

29 tháng 12 2018

1. Cá bạc là một loại cá ở biển Đông. Bạc chỉ màu sắc của cá khi phản chiếu qua ánh đèn, ánh trăng tạo nên một màu sáng lấp lánh như ánh bạc.

2.Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc. 

3. Từ mặt trời là nghĩa gốc còn các từ còn lại là nghĩa chuyển.

4. sử dụng biện pháp so sánh

5. cả ba từ đều là từ ghép.

28 tháng 11 2021

Tham khảo!

Câu thơ “Cá thu biển Đông như đoàn thoi”: - Nghệ thuật: So sánh - Hiệu quả của cách nói đó: Cách nói “Cá thu biển Đông như đoàn thoi”: là cách nói so sánh, tác giả so sánh cá thu với đoàn thoi nhằm gợi lên bức tranh biển cả như một tấm lưới dệt được dệt nên từ hàng nghìn đoàn thoi đưa. So sánh đàn cá như đoàn thoi, Huy Cận đã thể hiện được không gian biển cả giàu có với những đoàn cá đông đúc, nối đuôi nhau trên biển như thoi đưa.

( ko chắc)

28 tháng 11 2021

Tham khảo:

Câu thơ “Cá thu biển Đông như đoàn thoi”: - Nghệ thuật: So sánh - Hiệu quả của cách nói đó: Cách nói “Cá thu biển Đông như đoàn thoi”: là cách nói so sánh, tác giả so sánh cá thu với đoàn thoi nhằm gợi lên bức tranh biển cả như một tấm lưới dệt được dệt nên từ hàng nghìn đoàn thoi đưa. So sánh đàn cá như đoàn thoi, Huy Cận đã thể hiện được không gian biển cả giàu có với những đoàn cá đông đúc, nối đuôi nhau trên biển như thoi đưa:))

23 tháng 12 2021

Tk :Phép so sánh:

Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hi sinh thầm lặng. Đề cao công lao, sự hy sinh của người mẹ

23 tháng 12 2021

nhiều người hỏi thế

Mặt trời xuống biển như hòn lủa  Sóng đã cài then đêm sập cửa   Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi  Câu hát căng buồm với gió khơi  Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng       Cá thu biển Đông như đàn thoi   Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng                                    Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi !Câu 1( 1,5 đ ) :  Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? cho biết tác giả?  Xác định phương thức biểu đạt chính, thể...
Đọc tiếp

Mặt trời xuống biển như hòn lủa

  Sóng đã cài then đêm sập cửa

   Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

  Câu hát căng buồm với gió khơi

  Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng

       Cá thu biển Đông như đàn thoi

   Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

                                    Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi !

Câu 1( 1,5 đ ) :  Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? cho biết tác giả?  Xác định phương thức biểu đạt chính, thể thơ của đoạn thơ ? 

Câu 2 (1đ) : Nội dung chính của khổ thơ?

Câu 3 ( 1,5đ) : Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào? Chỉ rõ và nêu tác dụng

Câu 4: ( 1đ) qua đoạn thơ em có nhận xét gì về con người trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội?

1
15 tháng 10 2021

ai trả lời giúp em với

 

14 tháng 3 2021

Câu 1:

BPTT: so sánh

Tác dụng: tình yêu thương của mẹ to lớn, vĩ đại được ví như biển rộng, bến bờ bình yên, tình thương ấy được coi là như những thứ bất tận

Câu 2:

Tham khảo:

Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên thế gian này. Mẫu là mẹ, tử là con. Tình cảm ấy là những yêu thương, quan tâm, chăm sóc, hi sinh mẹ và con dành cho nhau. Người mẹ với muôn vàn vất vả hi sinh, người con với muôn vàn quan tâm, lo lắng. Đó đều là biểu hiện đẹp của tình mẫu tử. CHỉ một lời mẹ động viên con, chỉ một cử chỉ vuốt ve ân cần, chỉ một lời an ủi yêu thương. Cuộc đời con hạnh phúc vì có mẹ. Để rồi một mai đây mẹ già yếu, khi lưng mẹ còng, khi tóc mẹ bạc, sau lưng mẹ là con mãi mãi giữ vững, tiếp sức mẹ đi. Nhờ có tình mẫu tử mà cuộc đời mội người thêm ý nghĩa hơn. Chúng ta khi được sống trong tình cảm này, ta sẽ biết trân trọng cuộc sống, biết yêu thương, sẻ chia. Nó cũng là tình cảm gắn kết mọi thành viên trong gia đình. Tình cảm cao đẹp ấy nâng cả mẹ, cả con khỏi những ích kỉ để có thể giàu lòng cảm thông trước những mảnh đời, số phận. Cuộc đời sẽ ra sao nếu không một lần được hưởng tình mẫu tử? Không phải ngẫu nhiên, người mẹ của Edison, người mẹ của Nguyên Hồng và cả người mẹ của chúng ta nữa. Thật đẹp biết bao tình mẫu tử nồng ấm yêu thương! Tuy vậy, không phải ở đâu cũng là điều đẹp đẽ, thiêng liêng. Ta đã nghe về câu chuyện nạo phá thai, nghe về những bà mẹ bỏ rơi con hay biết về những đứa con bất hiếu hành hung mẹ già rồi sự can thiệp của pháp luật vào chính tình cảm mẫu tử tưởng chừng thiêng liêng không gì xâm lấn ấy. Đó là những khoảng lặng của nỗi đau. Nhưng không vì thế mà ta có cái nhìn hay định kiến để rồi làm ô uế tình mẫu tử. Tất cả chính là ở chúng ta, ta của hôm nay là con nhưng một mai ta cũng là người cha, người mẹ. Và ở đó, trách nhiệm của mỗi người là hãy nâng tình cảm ấy, làm đẹp tình cảm ấy và trả nó về miền của những thiêng liêng. 

 

14 tháng 3 2021

:(((

 

17 tháng 6 2016

Mình sẽ chọn bài Tiếng Gà Trưa trong SGK Ngữ văn 7. Mặc dù bài thơ này k đc nhắc đến nhiều nhưng nó rất tiêu biểu khi sử BPTT điệp ngữ hehe

*Khổ đầu tiên :

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục…  cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ ..."

=> Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ "nghe" cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

*Khổ thơ cuối :

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ."

=> Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Điệp từ "vì" được sử dụng liên tục để tạo nên các yếu tố. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.

    Nếu bạn đọc cả bài thì có cả điệp ngữ giữa các khổ với nhau nữa .... Mình chỉ lấy 2 VD thôi =))

17 tháng 6 2016

BPTT là biện pháp tu từ thì phải 

9 tháng 4 2022

Chỉ ra phép đối:

+ Hoạt động: Ra - vào
+ Không gian: Suối - hang
+ Thời gian: Sáng - tối

Tác dụng:

+ Làm cho câu thơ toát lên cảm giác nhịp nhàng, đều đặn.

+ Thể hiện cuộc sống bí mật nhưng nền nếp, cuộc sống hài hoà, thư thái của Bác .

+ Thể hiện , bộc lộ tâm trạng thoải mái, ung dung hoà điệu với nhịp sống núi rừng với hang với suối của người .