K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2020

Câu 1: Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển: Bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rỡ. Hình ảnh những chàng trai căng tràn sức lực, háo hức ra khơi cùng con thuyền được miêu tả nổi bật.

Câu 2: Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả, nồng mặn vị muối của đại dương bao la.

câu 3 Đây là câu thơ được trích trong bàì "Quê hương'' của Tế Hanh . Qua đó , tác giả đã nói lên tình thương nhớ quê hương làng chài , đó là tình yêu cháy bỏng, luôn thường trực trong tim của tác giả. Cau thơ cuối khép lại bài thơ nhưng đỉnh cao của cảm xúc lại dâng trào mãnh liệt. Nhớ mùi nồng mặn là nhớ hương vị đặc trưng của quê hương vùng biển đó là mùi cá tôm , mùi mồ hôi , mùi của nắng gió. Mùi nồng mặn cũng là một phần hồn làng của quê hương. Tác giả khao khát trở về quê hương khao khát sống trong lòng quê hương. Nhịp thơ nhẹ nhàng , trầm lắng , thiết tha. Cả câu thơ tuy không sử dụng nghệ thuật nhưng lại đắt giá , chứa chan tình cảm của người con xa quê . Câu thơ khép lại nhưng lời thơ còn bay bổng mã.

Nếu sai mong bạn bỏ qua.

Bài làm (Tham khảo)

Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đã được nhà thơ Tế Hanh miêu tả thành công trong bài thơ “Quê hương”:

    “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

     Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.

Trước hết, câu thơ đầu tiên cho ta thấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào một buổi bình minh khi gió yên, biển lặng - một không gian tinh khôi, mới mẻ, trong sáng. (Có lẽ nào đây không phải là một ngày đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra đầy thắng lợi hay sao?) Và hiện ra trong không gian ấy là hình ảnh con thuyền ra khơi:

     “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

      Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.

Phép tu từ so sánh chiếc thuyền với các động từ, tính từ “hăng, phăng, vượt” cho thấy sức mạnh, khí thế hứng khởi, dũng mãnh của đoàn thuyền đang lướt sóng ra khơi, gợi hình ảnh người dân làng chài “dân trai tráng” khoẻ mạnh, vạm vỡ. Có lẽ nào đó không phải bức tranh lao động sinh động và khoẻ khoắn hay sao? Ngoài ra, hình ảnh cánh buồm - linh hồn con thuyền cũng được Tế Hanh miêu tả tinh tế trong hai câu thơ cuối:

     “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

      Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Tế Hanh đã so sánh cánh buồm - một vật cụ thể, hữu hình với mảnh hồn làng - một thứ trìu tượng, vô hình. Nó giúp cảnh buồm giản đơn hiện ra thật linh thiêng, kì vĩ, lớn lao, trở thành linh hồn làng chài, biểu tượng quê hương; như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người dân đánh bắt cá ngoài biển khơi. Cuối cùng, nghệ thuật nhân hoá qua động từ “rướn” cùng màu sắc và tư thế “thâu góp gió” đã cho ta thấy sức vươn của con thuyền và sự bay bổng, lãng mạn của nó. Ôi, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi thật sinh động, hấp dẫn, gợi cảm và gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc biết bao!

24 tháng 2 2022

phân tích hình ảnh thơ dặc sắc : cánh buồm giương to .... thâu tóm gió ....

Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ của mình qua hình ảnh " màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và "con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" 

Cảnh dân chài đi đánh cá trở về được miêu tả : Họ trở về  với mẻ cá bội thu, trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, cảm ơn mẹ Biển bao la đã cho họ nhận được thành quả lao động xứng đáng

B1: Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú thích).B2: Hình ảnh “dân trai tráng” được khắc họa trong hoàn cảnh nào? Hình ảnh của họ còn được nhắc lại qua những câu thơ nào trong...
Đọc tiếp

B1: Người xưa nói “Thi trung hữu hoạ”(trong thơ có tranh), em cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ trên. Hãy trình bày bằng một đoạn văn Tổng Phân Hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú thích).

B2: Hình ảnh “dân trai tráng” được khắc họa trong hoàn cảnh nào? Hình ảnh của họ còn được nhắc lại qua những câu thơ nào trong bài thơ?

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

B3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu câu ghép, một câu cảm thán (gạch chân và chú thích). Nêu kiểu đoạn văn mà em vừa viết.

0
Bài thơ (bản phiên âm) đc viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm cả bài thơ là gì? Em hãy đọc 2 câu thơ mở đầu và cho biết:Cảnh đêm đượcgợi tả bằng hình ảnh nào?Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?    3. Hãy đọc 2 câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ...
Đọc tiếp
  1. Bài thơ (bản phiên âm) đc viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm cả bài thơ là gì? 
  2. Em hãy đọc 2 câu thơ mở đầu và cho biết:
  • Cảnh đêm đượcgợi tả bằng hình ảnh nào?
  • Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

    3. Hãy đọc 2 câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết :

  • Vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ đến quê hương?
  • So sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng ở 2 câu thơ cuối để hiểu thế nào là phép đối. Nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả.

     4. Có người cho rằng trong bài Tĩnh dạ tứ, 2 câu đầu thuần túy tả cảnh, 2 câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Từ đó, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ này.

5
17 tháng 10 2016

1. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật ràng buộc.

- Nỗi suy tư, xúc cảm của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của 1 người sống xa quê

17 tháng 10 2016

4. - Ý kiến cho rằng hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình là không đúng. Chính xác phải là hai câu đầu nghiêng về tả cảnh, hai câu sau nghiêng về tả tình. - Vì: Hai câu đầu: + Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lí Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê. Câu thứ 2 tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân, từ sàng tiền đến song tiền (từ đầu giường đến cửa sổ) mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác “ngỡ phủ sương” - > Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến. = > Như vậy, ở hai câu đầu: cảnh đã chứa đựng tâm tình. - Hai câu sau: + Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương. + Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ea trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn. + Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn = > Cảnh – tình khăng khít gắn bó không thể tách bạch. 

 

Giúp mình trả lời một số cuâ hỏi bài của bài QUÊ HƯƠNG ( ngữ văn lớp 8)Câu 1: Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi( từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến ( 8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thực hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý ?Câu 2: Phân tích các câu thơ sau:       - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng      ...
Đọc tiếp

Giúp mình trả lời một số cuâ hỏi bài của bài QUÊ HƯƠNG ( ngữ văn lớp 8)

Câu 1: Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi( từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến ( 8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thực hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý ?

Câu 2: Phân tích các câu thơ sau:

       - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

         Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

       - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

         Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?

Câu 3: Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông? 

Câu 4: Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo công thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?

Giup mình với mai 7h mình cần r ai làm nhanh mình tích nha

 

0
4 tháng 3 2022

Câu 2

Các biện pháp tu từ trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh là:

– So sánh:

+ Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng

+ Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã

– Nhân hóa:

+ cánh buồm: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

+ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

+ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Câu 3

4 tháng 3 2022

Mình cần gấp

 

1. 2 câu thơ đầu:- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em...
Đọc tiếp

1. 2 câu thơ đầu:

- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ

- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ?

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

3
27 tháng 11 2016

1. - Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

- BPNT : So sánh
+ Động tả tĩnh.
+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.
+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.

_ NT: Tiểu đối,
Điệp từ, nhân hoá.
Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.
=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ? Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là: >

  • Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

  • Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

_ Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

27 tháng 11 2016

+) Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối.

+)Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó.

+)Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm.

2 câu thơ cuối

+) Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất.

+) Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động

+) Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp