K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2018

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu: tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu: khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, rất cần cho công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Trời ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

7 tháng 1 2018

3.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

4.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

5.Tấc đất tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng.

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

15 tháng 4 2018

'' Nhất nước, nhì phân , tam cần , tứ giống''

\(\Rightarrow\)Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: nước, phân , cần , giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước

15 tháng 4 2018

Tấc đất tấc vàng : ý nói quý đất như vàng vì trong cuộc sống đất rất có ích

21 tháng 1 2017

Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.
- Đầu năm sương muối , cuối năm gió bấc.
- Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bần.
- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa..
- Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cữ.
- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
- Động bể Xuân né, xúc thóc ra phơi; động bể Đại bằng đổ thóc vào rang.
- Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
- Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa.
- Nước chảy đá mòn.
- Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Chớp thừng chớp bão, chẳng bão thì mưa.
- Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động.- Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
- Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
- Tua rua thì mặc tua rua
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
- Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây
Nửa năm bén rể bén dây
Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền.
- Ai ơi nhớ lấy lời này
Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm
Nhờ trời hoà cốc phong đăng
Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi
Được mùa dù có tại trời
Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.
- Cơm ăn một bát sao no
Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng
Sâu cấy lúa, cạn gieo bông
Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.
- Dưa gang một, chạp thì trồng
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo
Tháng hai đi tậu trâu bò
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo.
- Gỗ kiền anh để đóng cày
Gỗ lim gỗ sến anh nay đóng bừa
Răng bừa tám cái còn thưa
Lưỡi cày tám tấc đã vừa luống tơ
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
Lập thu mới cấy lúa mùa,
Khác nào hương khói lên chùa cầu con.

Tháng Chạp thì mắc trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng Ba cày bở ruộng ra,
Tháng Tư bắc mạ, thuận hoà mọi nơi.
Tháng Năm gặt hái vừa rồi,
Bước sang tháng Sáu, nước trôi đầy đồng.
Nhà nhà vợ vợ chồng chồng,
Đi làm ngoài đồng, sá kể sớm trưa...
Tháng Sáu, tháng Bảy, khi vừa,
Vun trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ tranh.
Tháng Tám lúa giỗ đã đành,
Tháng Mười cắt hái cho nhanh kịp người.
Khó khăn làm mấy tháng trời,
Lại còn mưa nắng thất thời khổ trông!
Cắt rồi nộp thuế nhà công,
Từ rày mới được yên lòng ấm no.

Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.
Tháng ba thì đậu đã già,
Ta đi ta hái về nhà phơi khô.
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.
Sáng ngày đem thóc ra ngâm,
Bao giờ mọc mầm, ta sẽ vớt ra.
Gánh đi ta ném ruộng ta,
Đến khi lên mạ thì ta nhổ về.
Sắp tiền mượn kẻ cấy thuê.
Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.
Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,
Nước ruộng vơi mười còn độ một, hai.
Ruộng thấp đóng một gầu giai,
Ruộng cao thì phải đóng hai gầu sòng
Chờ cho lúa có đòng đòng,
Bây giờ ta sẽ trả công cho người.
Bao giờ cho đến tháng mười,
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.

Gặt hái ta đem về nhà,
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.


__________________________________
Ca dao về thời tiết


Sấm động, gió tan

Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật.

Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ.

Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi,
Cho già bắt rận,
Cho tôi đi cày.

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão


Mồng chín tháng chín có mưa,
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.
Mồng chín tháng chín không mưa,
Thì con bán cả cày bừa đi buôn.

Đêm trời tang, trăng sao không tỏ,
Ấy là điềm mưa gió tới nơi.
Đêm nào sao sáng xanh trời,
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.
Những ai chăm việc cấy cầy,
Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.
Nhiều chống càng tốt, nhiều cột càng bền

Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có mưa rào rất to

Chuc ban hoc tot!yeu
6 tháng 2 2017
1. Gió thổi là chổi trời.
2. Nước chảy đá mòn.
3. Trăm rác lấy nác làm sạch.
4. Rắn già rắn lột, người già người chột.
5. Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng.
6. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
7. Ngày tháng mười chưa cười đã tối
8. Đông chết se, hè chết lụt.
9. Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm
10. Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.
11. Tháng ba bà già chết rét.
12. Tháng bảy mưa gãy cành tràm.
13. Tháng tám nắng rám trái bưởi.
14. Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào.
15. Sáng mưa, trưa tạnh.
16. Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
17. Sáng bể chớ mừng, tối rừng chớ lo.
18. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
19. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
20. Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.
21. Gió bấc hiu hiu sếu kêu thì rét.
22. Chớp đông nháy nháy, gà gáy thì mưa.
23. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
24. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
25. Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
26. Tháng bảy kiến đàn, đại ngàn hồng thủy.
27. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
28. Én bay thấp mưa ngập cầu ao.
29. Én bay cao mưa rào lại tạnh.
30. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
31. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
32. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
33. Mưa tháng ba hoa đất.
Mưa tháng tư hư đất.
34. Tấc đất, tấc vàng.
35. Năm trước được cau, năm sau được lúa.
36. Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa
37. Được mùa quéo, héo mùa chiêm.
38. Tỏ trăng mười bốn được tằm.
Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm.
39. Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu.

40. Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng ba mất đỗ.
41. Thiếu tháng tám mất hoa ngư.
Thiếu tháng tư mất hoa cốc.
42. Mồng tám tháng tám không mưa
Bỏ cả cầy bừa mà nhổ lúa đi.
43. Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa mạ.
44. Gió đông là chồng lúa chiêm
Gió bấc là duyên lúa mùa.
45. Chiêm xấp tới, mùa đợi nhau.
46. Lúa chiêm đứng nép đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
47. Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng.
48. Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
49. Mạ chiêm ba tháng không già
Mạ mùa tháng rưỡi ắt là không non

50. Lúa mùa thì cấy cho sâu
Lúa chiêm thì gẩy cành dâu mới vừa.
51. Một lượt cỏ thêm giỏ thóc.
52. Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống.
53. Hòn đất nỏ bằng giỏ phân.
54. Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân.
55. Tốt quá hóa lốp.
56. Xanh nhà hơn già đồng.
57. Ruộng cao trồng mầu, ruộng sâu cấy chiêm.
58. Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.
59. Bốc mả kiêng ngày trùng tang
Trồng khoai lang kiêng ngày gió bấc.
60. Chuối sau, cau trước.
61. Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
62. Nắng sớm thì đi trồng cà
Mưa sớm ở nhà phơi thóc.
63. Gió heo may mía bay lên ngọn.
64. Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ
Tua rua bằng mặt cất bát cơm chăm.
65. Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả.
66. Chắc rễ bền cây.
67. Cây chạm lá, cá chạm vây.
68. Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu.
Nắng đan đó, mưa gió đan gầu.
69. Con trâu là đầu cơ nghiệp.
70. Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn ruốc
71. Một tiền gà, ba tiền thóc.
72. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn.
73. Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa.
74. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
75. Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm.
76. Một nong tằm là năm nong kén
Một nong kén là chín nén tơ.
77. Tháng ba dâu trốn, tháng bốn dâu về.
78. Ao sâu tốt cá
Nước cả cá to.
ăn đưa xuống , uống đưa lên
Đánh chó không nể chủ
Đói ăn vụng túng làm càn
Đêm nằm năm ở
Đi hỏi về chào
Đứt dây động rừng
Cái khó bó cái khôn
Có tật giật mình
Chưa nóng nước đã đỏ gọng
Của biếu của lo của cho của nợ
Của chồng công vợ
Con sâu làm rầu nồi canh
Gà cỏ trở mỏ về rừng
Gà tức nhau tiếng gáy
Gần đâu xâu đấy
Giàu bán ló ( lúa) , khó bán con
Giận mắng lặng thương
Lo bò trắng răng
Một năm làm nhà , ba năm trả nợ
Mèo già hoá cáo
Ném đá giấu tay
Rẻ tiền mặt đắt tiền chịu
Thương nhau lắm cắn nhau đau
Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay
Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siwng
Xởi lởi trời gửi của cho , bo bo trời co của lại
Xấu hay nói tốt , *** hay nói chữ
Yêu trẻ , trẻ đến nhà , yêu già già để tuổi cho
Về Đoàn kết :
Một người đàn ông không làm nổi nhà , một người đàn bà không làm nổi khung dệt
Về Bố mẹ :
ăn cá mới biết cá có xương , nuôi con mới biết thương bố mẹ
Về Anh em :
Anh em liền khúc ruột
Làm em thì dễ làm anh thì khó
Về Người già :
Nói dối người già , mọc nhọt ở mắt
Với khách :
Khách đến nhà không đánh chó , khách đến ngõ không mắng mèo
Khách đến nhà không gà cũng lợn
Về Giàu nghèo :
Giàu giữa làng , sang giữa mường
Sự Hổ thẹn :
Ai ăn trộm ngỗng cổ người ấy cao
Về Danh dự :
Bò chết để da, người già chết để để tiếng để lời
Về Ân tình :
ăn cây đào , rào cây đào
Về Bản tính :
Sinh con không ai sinh lòng, sinh muông thú không sinh sừng
Với Bạn bè :
Bạn xa quê cũng thương , bạn trong mường cũng nhớ
Nói về cái ác:
Kẻ ác có lông hùm treo trong bụng
Về Thói kiêu ngạo:
Qua truông buông gây
Qua truông đám ***** cho cọp
Bạn tham khảo nha!!
11 tháng 1 2023
  • Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. ...
  • Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
  • Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. ...
  • Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
  • Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
  • Kiến đen tha trứng lên cao. ...
  • Lúa chiêm lấp ló đầu bờ ...
  • Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
11 tháng 1 2023

Tấc đất tấc vàng

 

5 tháng 1 2018

- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm! 

- Phá rừng như thể phá nhà - Đốt rừng như thể đốt da thịt mình

- Rác thì chôn lấp gốc cây,còn đem vứt bậy bệnh lây cả làng

5 tháng 1 2018

Một mảnh trăng chiếu dòng Hương
Xưa nay từng gợi sầu thương cho đời

Đuờng vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Có trăng thì phụ lồng đèn
Ba mươi mồng một đi tìm lấy trăng



Trời tạnh mây kéo về non
Hẹn cùng cây cỏ chớ còn mong mưa


Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở , còn cao hơn đồi

Trời hè nắm trận mưa rào
Gặt sớm , phơi sớm , liệu sao cho vừa

13 tháng 1 2018

Về thiên nhiên con người:

1.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

3.Ráng mỡ gà, có gà thì giữ

4. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt

Về lao động sản xuất:

1.Tấc đất tấc vàng

2. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

3. Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống

4. Nhất thì, nhì thục

13 tháng 1 2018

Tay làm hàm nhai,tay quai miệng trễ

Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Có công mài sắt,có ngày nên kim

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy càng trông nhiều bề ,
Trông thời trông đất trông mây ,
Trông mưa trông gió trồng ngày trông đêm ,
Trông cho chân cứng đá mềm ,
Trời yên biển lặng mới yên trong lòng .
Trâu ơi ta bảo trâu này ,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta ,
Cái cày vốn nghiệp nông gia ,
Ta đây trâu đó không mà uổng công .
Mai sau lúa tốt đầy đồng ,
Thì ta cắt cỏ ngoài đồng trâu ăn .

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

7 tháng 4 2022

bn ghi dấu vào được ko

8 tháng 4 2022

hong duoc

 

10 tháng 2 2019

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ởđoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

 

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

10 tháng 2 2019

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ởđoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

 

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.