K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:a. Có ý kiến cho rằng: “Truyện Thạch Sanh kết thúc có hậu”. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? Tìm chi tiết trong truyện để chứng minh.b. Cách kết thúc như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?Câu 2:a. Trong truyện Thầy bói xem voi, năm thầy bói xem voi có gì khác thường? Cách xem đó có thể dẫn tới những sai lầm gì?b. Từ truyện Thầy bói xem voi, em rút ra được...
Đọc tiếp

Câu 1:

a. Có ý kiến cho rằng: “Truyện Thạch Sanh kết thúc có hậu”. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? Tìm chi tiết trong truyện để chứng minh.

b. Cách kết thúc như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Câu 2:

a. Trong truyện Thầy bói xem voi, năm thầy bói xem voi có gì khác thường? Cách xem đó có thể dẫn tới những sai lầm gì?

b. Từ truyện Thầy bói xem voi, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích trong các truyện dân gian đã học.

Câu 4: Từ học là từ đơn hay từ phức? Vì sao?

Câu 5: Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mắt trong các câu sau:

a.      Thương ai con mắt lá răm

Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười

                                           (Ca dao)

b.      Mắt na hé mở nhìn trời trong veo.

                                           (Trần Đăng Khoa).

Câu 6:  Xác định lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

 a. Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.

 b. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.

 c. Ngôi nhà kia được xây rất kiên cường.

Câu 7: Lập dàn bài cho đề văn: Kể về một người bạn mà em yêu mến

1
27 tháng 2 2020

Câu 1 :

a, có.vì thạch sanh được giải oan,và cưới được công chúa còn lý thông thì bị trừng trị biến thành thạch sùng.

b,

  • Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
  • Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.

Câu 2

a, Trong truyện Thầy bói xem voi, năm thầy bói xem voi bằng một cách vô cùng khác thường. Đó là mỗi người sờ vào một bộ phận của con voi rồi suy đoán hình dạng của cả 1 con voi qua hình dạng và đặc điểm của chính bộ phận đó. 

Cách xem đó dẫn tới sai lầm là đánh giá sai hình dạng tổng quát của con voi. Vì mỗi thầy chỉ sờ 1 bộ phận của voi mà kết luận đó là hình dạng của cả con voi. Thay vào đó, các thầy có thể tổng hợp từng bộ phận mà mình cảm nhận được để kết luận được hình dáng chung của con voi.

b, Bài học mà em rút ra cho bản thân đó chính là: nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống 1 cách toàn diện và khách quan. Không nên kết luận vội vã về 1 vấn đề nào đó.

Câu 3

*Tham khảo nha !

   Trong câc truyện dân gian em đã học, có một nhân vật mà em cảm thấy ấn tượng nhất đó là "Gióng". Một cậu bé rất khác người, cũng vì thế mà nhan đề văn bản mới đặt là "Thánh Gióng". Từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên thì cậu đã rất đặc biệt rồi và mãi đến lúc cậu ra đánh giặc nữa. Một cậu bé dũng cảm và thông minh. Dũng cảm vì đã hi sinh, đồng ý ra đánh giặc để bảo vệ bình yên cho quê hương, dẹp tan đám quân xâm lược. Thông minh vì cậu đã biết nhổ những cụm tre bên đường thay cho vũ khí của cậu để tiếp tục tham gia cuộc chiến. Và động này cũng thể hiện một điều: thiên nhiên quê hương cũng đang góp phần chống giặc cùng vớ "Gióng".

Câu 5 :

a,nghĩa gốc là con mắt bộ phận cơ thể người 

b,nghĩa chuyển là một phần của quả na nằm bên ngoài  thuộc phần vỏ 

Câu 6

Xác định lỗi sai trong các câu sau rồi sửa lại cho đúng :

a. Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.

→ Xác định lỗi sai : Lỗi lặp từ.

→ Sửa lại : Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó.

b. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ râu quen thuộc

→ Xác định lỗi sai : Lẫn lộn các từ gần âm.

→ Sửa lại : Ông họa sĩ già mấp máy bộ râu quen thuộc.

c. Ngôi nhà kia được xây rất kiên cường.

→ Xác định lỗi sai : Dùng từ không đúng nghĩa.

→ Sửa lại : Ngôi nhà kia được xây rất kiên cố.

Từ dùng sai : In đậm.

Câu 7

Bài tham khảo 

Mở bài: Giới thiệu về người định tả (Có thể thêm vầng thơ, bài thơ vào rồi giới thiệu về người đó...)

Thân bài: Miêu tả khái quát về người bạn của mình. (Về mái tóc, thân hình, nước da, khuôn mặt/ Em đã chơi với bạn bao nhiêu năm....)

+ Miêu tả chung về người bạn đó (Về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...)

+ Tính tình, biểu cảm của bạn ấy khi tiếp xúc với em (Dễ thương, hòa đồng, dễ gần gũi...)

+ Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người (Giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay đơn thuần là giúp em một bài toán khó nào đó....)

* Kể một kỉ niệm giữa em và bạn khi còn nhỏ, đã làm em nhớ mãi đến hôm nay. Có thể kể một câu chuyện buồn giữa em và bạn để giờ đây em phải hối hận…

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạn (Em quý bạn thế nào? Em mong bạn và em sẽ mãi mãi là bạn của sao? Em mong tình bạn này sẽ mãi mãi bền vững (Có thể đưa vài câu trâm ngôn vào để bài văn hay hơn "Tình bạn là mãi mãi, giữ lấy tình bạn, bạn sẽ sống tốt hơn, sống vui hơn. Đừng để một thứ gì chia cắt tình bạn này vì nó vô giá, sẽ chẳng có thứ gì đền đáp được tình bạn này, một khi nó đã tan biến thì sẽ chẳng thể quay về được...")

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì lạ thường? kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?3. Trong truyện, 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về...
Đọc tiếp

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì lạ thường? kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?

2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?

3. Trong truyện, 2 nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra những đối lập này.

4. Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết đàn và niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

 5. Trong phần kết thúc chyện, mẹ con Lý Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được kết hôn với công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc chuyện này, nhân dân muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu 1 ví dụ

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
24 tháng 9 2018

1. Thạch Sanh vốn là thái tử được Ngọc Hoàng cho đầu thai xuống làm con trai của đôi vợ chồng già nghèo nhưng nhân hậu. Người vợ mang thai mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.

Thạch Sanh sinh ra chẳng bao lâu thì đều mồ côi cả cha lẫn mẹ, chàng sống thui thủi dưới gốc đa già, cả tài sản chỉ có chiếc rìu sắt mà cha để lại.

Thạch Sanh được Ngọc Hoàng thương tình sai thiên thần xuống dạy cho đủ phép thần thông, võ nghệ.

Bản thân từ "Thạch Sanh" cũng có ý nghĩa đặc biệt: Thạch có nghĩa là đá, Sanh có nghĩa là sinh ra. Thạch Sanh có nghĩa là sinh ra từ hòn đá, cứng cỏi và chân thật.

=> Qua đó, nhân dân muốn gửi gắm ước mơ: người sinh ra vốn bất hạnh thì sẽ được đền bù xứng đáng.

2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách:

- Bị Lí Thông lợi dụng và lừa gạt đi nộp mạng cho chằn tinh. Nhưng Thạch Sanh dũng cảm đã giết chết chằn tinh. (thật thà, dũng cảm)

- Bị Lí Thông cướp công giết chằn tinh, lại lủi thủi trở về sống dưới gốc đa già. Chàng bắn trúng đại bàng, cứu được công chúa. (dũng cảm, nghĩa hiệp)

- Bị Lí Thông cướp công cứu công chúa, đẩy xuống hang. Chàng lại cứu được hoàng tử con vua Thủy Tề bị giam dưới hang sâu. (dũng cảm)

- Bị Lí Thông vu oan, bị tống giam trong ngục. Thạch Sanh mang đàn ra gẩy và chữa được bệnh cho công chúa. Được công chúa giải cho mối oan và vua gả con gái cho. 

=> Nhìn chung ở Thạch Sanh hội tụ các phẩm chất: chân thật, dũng cảm, nghĩa hiệp.

3. Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Lí Thông và Thạch Sanh:

- Lí Thông: dối trá, xảo quyệt, luôn tìm cách hãm hại Thạch Sanh.

- Thạch Sanh: sống chân thật (đôi khi là cả tin), dũng cảm. 

=> Các hành động đã được kể ra ở câu 2.

4. Ý nghĩa của chi tiết thần kì:

- Chiếc đàn là "chiến lợi phẩm" mà Thạch Sanh nhận được khi cứu hoàng tử con vua Thủy Tề. Chiếc đàn lại là vật giúp công chúa khỏi rầu rĩ và bị câm. Chiếc đàn cũng là tiếng kêu tố cáo Lí Thông gian ác và để Thạch Sanh tự cứu chính mình. 

=> Chiếc đàn có ý nghĩa quan trọng, thay lời thanh minh cho Thạch Sanh.

- Niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu: đó là niêu cơm nhỏ nhưng quân sĩ 18 nước chư hầu ăn mãi không hết. Chi tiết này muốn thể hiện ước mơ về sức mạnh của ta có thể thu phục được vạn quân, để đất nước mãi mãi thái bình, thịnh trị, không xảy ra binh đao.

5. Truyện kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo, Người hiền lành chân thực thì sẽ được hưởng cuộc đời hạnh phúc, xứng đáng. Đây là kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích, thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân.

14 tháng 2 2019

1.

  • Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường là:
    • Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
    • Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi. 
    • Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
  • Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại . Thạch Sanh là con của người dân thường, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

 2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách cam go, ác liệt:
+ Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
+ Diệt đại bàng, cứu công chúa.
+ Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
+ Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm kì diệu.

Qua đó, Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:
Đức tính quí báu của Thạch Sanh cũng được bộc lộ: Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người. Đồng thời cũng thể hiện sự nghĩa khí, luôn đấu tranh chống lại cái ác.

3. - Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.
   - Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
  - Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

4. 

  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường  quân giặc khâm phục. Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, giải thoát (cứu công chúa, vạch mặt Lý Thông), khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh. Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình,  muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa

5. 

  • Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
  • Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.
29 tháng 12 2020

Em không. Vì nếu tiết kiệm thì tiết kiệm vừa phải, không quá mức nên không những thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn tạo tính tiết kiệm cho mối ngườ công dân, góp phần xây dựng đất nước thêm tươi đẹp hơn.

24 tháng 2 2022

đồng ý vì thạch sanh là chuyện cổ tích do con người nghĩ ra nhưng có những người cũng giống thạch sanh ở ngoài đời

24 tháng 2 2022

- Qua các bản kể có thể thấy truyện “Thạch Sanh” còn có thể giải thích nguồn gốc của các con vật: bọ hung, ễnh ương,… 

→ Ở một số bản kể, truyện cổ tích thường có nội dung giải thích nguồn gốc, sự tích của con vật, đồ vật, phong tục,… tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện, đồng thời tạo ra một đặc điểm thi pháp: từ trong thế giới cổ tích, người kể chuyện đưa người đọc trở lại với thực tại, nhắc nhở họ về một hiện tượng nào đó vẫn thường xảy ra trong đời sống. 

28 tháng 11 2023

Chọn B

27 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Mỗi tác phẩm đều có một cái kết, kết đẹp hay ko là do chúng ta tự cảm nhận và vô hình chung - cái kết luôn là dấu chấm cho một tác phẩm, một câu truyện và mang một giá trị nhân văn. Chuyện Người Con Gái Nam Xương là câu truyện dc dựng lên nhằm tái hiện lại hình ảnh, cuộc đời của những người con gái Hồng nhan bạc phận. Cái kết của nó, theo em nó mang nhiều hàm ý khác nhau. Vũ Nương chết, bé Đản phải mồ côi mẹ, Trương Sinh nuôi con một mình. Đó là màu đen của kết cuộc. Nhưng nàng đc hóa giải mọi oan ức, tiếng thơm lưu lại tiếng xấu bay đi và đc hóa thành tiên sống cuộc sống cao quý ở cuộc đời tiếp theo. Vậy đó là cái kết hồng cho cuộc đời người con gái đẹp, đẹp về nhan sắc lẫn tâm hồn. Và cái chết của Vũ Nương cũng coi như là dấu chấm cho quãng đời đau khổ, để nàng đc đầu thai ở kiếp sau. Tốt hơn rất nhiều, câu truyện kết bởi hình ảnh lung linh huyền ảo nhưng chắc hẳn vẫn còn bi kịch và đau khổ cho Trương Sinh và bé Đản.

NG
22 tháng 12 2023

Qua đó, tác giả dân gian thể hiện ước muốn cao đẹp về lẽ công bằng: có công được thưởng, có tội bị trừng phạt. Nhân vật lí tưởng sẽ được hưởng thụ một cuộc sống giàu sang, sung sướng (qua ý nghĩa biểu tượng của “vua”) 

25 tháng 2 2020

Có hậu vì:

- Không có chiến tranh, loạn lạc. Chi tiết niêu cơm Thạch Sanh là ước mơ của nhân dân về cuộc sống hòa bình, ấm no.

- Người tốt (Thạch Sanh) được đền đáp xứng đáng, kẻ xâu (mẹ con Lí Thông) bị trừng trị.

18 tháng 1 2023

Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu khi chàng lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt còn thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta. Thạch Sanh là hiện thân của vẻ đẹp toàn mĩ, lý tưởng, luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cứu người dân lương thiện. Mọi hành động chàng làm đều vì cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của nhân dân sẽ có kết thúc “ở hiền gặp lành”.

19 tháng 1 2023

Chào bạn, mình không ở đây để bắt nạt ai. Việc mình làm đều có lí do của mình. Riêng việc mình xoá cmt của bạn không nhằm che dấu điều gì cả. Mình đứng trên cương vị này, được sự tin tưởng tín nhiệm của nhiều người quản lí của web, mình nghĩ mình đủ năng lực và phẩm chất. Mình đến đây để hoà bình, giúp đỡ mọi người, giúp đỡ trang web, không tuyên chiến với bất cứ ai. Bạn không là mình, nên chưa thể hiểu những gì mình làm có ý nghĩa gì. Còn việc mình xoá cmt của bạn đơn giản là vì mình thấy nó chưa đúng, chưa tìm hiểu kĩ. Không biết là trước đây bố mẹ hay thầy cô giáo của bạn có dạy bạn khi phán xét một điều gì đó, đánh giá một con người thì phải tìm hiểu vì sao họ làm thế, họ có mục đích gì, vì nguyên nhân nào và điều gì thôi thúc họ làm vậy chưa? Mình chưa thấy bạn hỏi mình bất kì điều gì, chưa trên cơ sở góp ý mà chỉ trích. Bạn đánh giá một cách chủ quan, tiêu cực. Phán xét mình bắt nạt những người khác, nhưng không hề. Thay vì mình bắt nạt những người khác thì mình còn đang hỗ trợ mọi người trong công việc và học tập đấy bạn ạ. Nếu mình nhớ không nhầm bạn sinh năm 2006 nhỉ? Mình nghĩ bạn chưa hiểu hết những gì mình làm, mình không có trách cứ bạn, nhưng nhớ một điều thế này nha. Trước khi làm điều gì, hãy tìm hiểu thật kĩ vì sao họ làm thế. Mình không như nhiều người, sau nhiều biến cố và bài học mình đã mạnh mẽ hơn. Nhưng nhiều người khác, khi nghe những lời phán xét như này, họ dễ bị lung lay, chi phối, phân tâm và dẫn đến nhiều hậu quả không lường trước được. Làm gì cũng nghĩ, cũng tìm hiểu kĩ sẽ tốt hơn. Giỏi trong việc lĩnh hội tri thức chưa đủ, giỏi ở cách sống, cách đối nhân xử thế, cách xử lí tình huống và ở thái độ nữa. Tuổi của bạn vẫn còn thay đổi và phát triển hơn được. Mình rất vui khi bạn dám nói ra những suy nghĩ đó. Mình nhắc lại, mỗi hành động mình làm đều có nguyên do, nó có lợi ích cho hoc24.vn. Mình nói như thế thôi, còn lại bạn ngẫm thêm một xíu nhé! 

Hy vọng nó chưa quá dài, bạn có thể đọc và hiểu vấn đề. 

Good night.