K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2017

Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thành thị trung đại vì:

- Thành thị ra đời góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Thành thị góp phần tích cực vào xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, đấu tranh xây dụng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất thị trường, thống nhất quốc gia, dân tộc ở các nước Tây Âu.

- Thành thị mang đến không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

24 tháng 2 2016

a.     Nguyên nhân ra đời các thành thị:

            - Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất ở Tây Âu có nhiều biến đổi:

            - Nông nghiệp có ba biến đổi:

            + Công cụ sản xuất được cải tiến.

            + Kĩ thuật canh tác có nhiều tiến bộ.

            + Khai hoang được đẩy mạnh làm cho diện tích đất canh tác tăng nhanh.

            - Những yếu tố nói trên dẫn đến sự phát triển sản xuất, sự tăng nhanh những sản phẩm xã hội, tạo ra các hệ quả:

            + Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.

            + Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ.

            + Thủ công nghiệp: quas trình chuyên môn hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều người bỏ cả nông nghiệp làm nghề thủ công. Dần dần, những người thợ thủ công có nhu tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất và buôn bán ở bên ngoài lãnh địa, thường là gần các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này, thành thị xuất hiện.

            b. “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại”, vì:

            - Phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy quá trình sản xuất và mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

            - Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu khả năng thực hiện một lí tưởng xã hội đổi mới đối lập với chế độ phong kiến.

            - Thành thị xuất hiện và trở thnahf môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa: nhiều trường học được xây dựng, là cơ sở hình thành nhiều trường học nổi tiếng trong các thế kỉ XI – XIII: Oxford, Cambridge (Anh), Sorbone – Paris (Pháp), … Đây là những trung tâm văn hóa khoa học của cả châu Âu lúc bấy giờ.

            - Như vậy: thành thị xuất đã làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa Tây Âu có những biến đổi rõ rệt, nó phá vỡ dần các lãnh địa phong kiến, đưa Tây Âu vào giai đoạn phát triển mới. 

4 tháng 11 2016

c oi cho e hoi ?? thoi trung dai tay au??

su dung tien $ gi de mua ban .( neu co cho e hinh anh )

va luc do mua ban nhung mat hang gi ?

e cam on

 

Đây là những câu hỏi đề cương ôn tập của mình, mọi người biết câu nào thì chỉ dùm nhé!Câu 1. Hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa? Thế nào là lãnh địa phong kiến?Câu 2. Nêu nguyên nhân, kết quả của cuộc phát kiến địa lýCâu 3. Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa phục hưng? Nội dung tư tưởng của phong trào van hóa Phục Hưng?câu 4. Nêu những phát minh quan...
Đọc tiếp

Đây là những câu hỏi đề cương ôn tập của mình, mọi người biết câu nào thì chỉ dùm nhé!

Câu 1. Hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa? Thế nào là lãnh địa phong kiến?

Câu 2. Nêu nguyên nhân, kết quả của cuộc phát kiến địa lý

Câu 3. Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa phục hưng? Nội dung tư tưởng của phong trào van hóa Phục Hưng?

câu 4. Nêu những phát minh quan trọng của thời nhà Tống? Chính sách cai trị của các triều đại Trung Quốc có đặc điểm gì giống nhau? Ví sao có sự giống nhau đó?

Câu 5. Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hóa? Tác động của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á?

Câu 6. Đông Nam Á là khu vực như thế nào? Điều kiện tự nhiên của khu vực này có những thuận lợi khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp của Đông Nam Á?

Câu 7. Trong xã hội hong kiến Phương Đông và Phương Tây đã có những giai cấp nào? Quan hệ của những giai cấp ấy?

2
12 tháng 11 2016

Câu 1:

- Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn do lãnh chúa làm chủ. Trong đó có lâu đài và thành quách,.......

- Đặc trưng kinh tế : Tự cung tự cấp.

Câu 2:

- Nguyên nhân:

+ Do sản xuất phát triển cần nguyên liệu và thị trường

+ Do tiến bộ về kĩ thuật hàng hải, la bàn và kĩ thuật đóng tàu là điều kiện để thực hiện những cuộc phát kiến địa lí

- Kết quả:

+ Mở rộng thị trường

+ Tìm ra những con đường nối liền châu lục

+ Để lại món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản.

Câu 3:

- Nguyên nhân:

+ Do chế độ phong kiến đàn áp

+ Do giai cấp tư sản không có địa vị về chính trị xã hội

- Nội dung:

Đấu tranh khôi phục lại nền văn hoá Hy Lạp, Rô-ma cổ đại đồng thời sáng tạo văn hoá giai cấp tư sản.

24 tháng 11 2016

Hỏi lắm thế , nhìn hoa cả mắt oho

16 tháng 1 2022

Câu 2:

     -Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời-nhà nước Văn Lang.

     -Ý Nghĩa:

+Mở đầu thời kì dựng nước và giữ nước của người Việt, mở đầu cho nền văn minh sông Hồng.

+Chứng tỏ quốc gia cổ đại của người Việt được hình thành từ rất sớm. Nước Việt Nam có lịch sử và truyền thống lâu đời đặt cơ sở cho nhà nước Văn Lang ở giai đoạn sau này.

Câu 3:

     Văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á (tín ngưỡng tôn giáo, chữ viết – văn học, kiến trúc điêu khắc) trong những thế kỷ đầu Công nguyên:

1.Tín ngưỡng – tôn giáo

– Văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỷ đầu Công nguyên

– Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,…

– Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân glan như tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,…

2. Chữ viết – văn học

– Nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng dựa trên hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ.

– Riêng người Việt thi kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc.

– Bên cạnh kho tàng văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, họ ve,…), người Đông Nam Á cũng tiếp thu văn học của nguời Ấn Độ, tiêu biểu nhất là sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc minh nhu: Phạ lắc- Pha Lam (Lào), Ra-ma-kien (Thái Lan), Ra-ma-y-a-na (In-đô-nê-xi-a), Riêm Kẻ (Cam-pu-chia),…

3. Kiến trúc – điêu khắc 

– Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Án Độ giáo, Phật giáo.

– Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi, như đền Bô-rô-bu-đua, Lara Giong-grang (In-đô-nê-xi-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),..

– Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,…

2 tháng 11 2021

31 ) lãnh địa phong kiến là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Châu Âu. Đó là những vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được

 

2 tháng 11 2021

THAM KHẢO

Câu 31: Lãnh địa phong kiến là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng, như một vương quốc nhỏ.

Câu 32: Giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. 

Câu 33: a) Xã hội

- Giai cấp thống trị: Vua và quan văn, quan võ (cùng một số nhà sư).

- Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ.

- Thấp kém nhất là nô tì, số lượng không nhiều.

b) Văn hoá

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho giáo xâm nhập nhưng ảnh hưởng chưa đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa.

- Đạo Phật phát triển, được truyền bá rộng rãi; nhà sư được trọng dụng (Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh); chùa chiền xây dựng khắp nơi (chùa Bà Ngô, chùa Tháp chùa Nhất Trụ, …)

- Văn hóa dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,...

Câu 34:  Lãnh chúa phong kiến: được hình thành từ các tướng lĩnh quân sự, quý tộc.

- Nông nô: do nô lệ và nông dân chuyển biến thành. 

Câu 35: Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là : trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. ... Ở các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 36: - Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…

- Trong thủ công nghiệp: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về. Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển. Do đó, sản phẩm không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.

- Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt - Tống, mở mang đường xá, thống nhất tiền tệ,...

câu 1 : năm 1054 , nhà lý đổi tên nước là gì ?câu 2 : đinh bộ lĩnh dpj tan loạn 12 sứ quân là do :câu 3 : tên gọi nước ta thời lý :câu 4 : vì sao các thành thị trung đại ra đời ở châu âu ? câu 5 : đời sống văn hóa thời đinh - tiền lê như thế nào ?câu 6 : nhận xét về nét độc đáo , sáng tạo trong cách đánh giặc của lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống tống xâm lược .câu 7 : vì sao văn hóa phùng hưng ra đời...
Đọc tiếp

câu 1 : năm 1054 , nhà lý đổi tên nước là gì ?

câu 2 : đinh bộ lĩnh dpj tan loạn 12 sứ quân là do :

câu 3 : tên gọi nước ta thời lý :

câu 4 : vì sao các thành thị trung đại ra đời ở châu âu ? 

câu 5 : đời sống văn hóa thời đinh - tiền lê như thế nào ?

câu 6 : nhận xét về nét độc đáo , sáng tạo trong cách đánh giặc của lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống tống xâm lược .

câu 7 : vì sao văn hóa phùng hưng ra đời ở châu âu ?

câu 8 :  đánh giá công lao của lý thường kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống 

câu 9 : vì sao nhân dân nhà lý chống tống thắng lợi  ? ý nghĩa lịch sử của chiến thắng 

câu 10 : nhà điinh đã làm những gì để xây dựng đất nước  ? đánh giá công lao của đinh bộ lĩnh đối với nước ta

câu 11 : tổ chưc chính quyền của thời tiền lê như thế nào 

câu 12:  nhà lý đã thành lập như thế nào ? nhà lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao ?    

câu 13 trình bày luật pháp và quân đội nhà lý

3
1 tháng 11 2021

câu 1 : Năm 1054, nhà Lý  đổi tên nước là Đại Việt

Đây là bài ca dao hay và đẹp, thể hiện triết lí, quan điểm sống trong sạch, thanh cao của nhân dân lao động. 2. Thân bài: * Nội dung và nghệ thuật của bài ca dao: + Câu 1: Trong đầm gì đẹp bằng sen là câu hỏi tu từ, khẳng định hoa sen đẹp nhất trong các loài hoa mọc trên đầm lầy. + Câu 2: Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng là hình ảnh đẹp đẽ của cây sen được miêu tả tỉ mỉ, chi...
Đọc tiếp
Đây là bài ca dao hay và đẹp, thể hiện triết lí, quan điểm sống trong sạch, thanh cao của nhân dân lao động. 2. Thân bài: * Nội dung và nghệ thuật của bài ca dao: + Câu 1: Trong đầm gì đẹp bằng sen là câu hỏi tu từ, khẳng định hoa sen đẹp nhất trong các loài hoa mọc trên đầm lầy. + Câu 2: Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng là hình ảnh đẹp đẽ của cây sen được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết… + Câu 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh có vai trò đặc biệt làm nhiệm vụ chuyển từ nghĩa hiển ngôn sang nghĩa hàm ẩn. Đảo thứ tự miêu tả của câu 2 để nhấn mạnh sự hài hoà tuyệt dối về màu sắc và vẻ đẹp toàn bích của hoa sen. – Người xưa ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, mượn hoa sen dể phản ánh lẽ sống cao quý và niềm tự hào, tự tin vào bản chất, phẩm giá trong sạch của mình, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. – Bút pháp tả thực kết hợp hài hoà với bút pháp ước lệ, tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp khác thường của hoa sen. – Nhịp thơ chậm rãi 2 / 2 / 2… khiến câu thơ như một sự chiêm nghiệm, suy ngẫm dể đi đến khẳng định chắc chắn, không gì thay đổi được. – Nghệ thuật miêu tả tưởng chừng tự nhiên, giản dị nhưng thực chất đã đạt tới độ tinh tế, điêu luyện. 3. Kết bài: – Bài ca dao tôn vinh vẻ đẹp toàn bích của hoa sen, xứng đáng tượng trưng cho vẻ dẹp của con người chân chính. – Sức sống của bài ca dao lâu bền cùng sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Cảm nghĩ về bài Trong đầm gì đẹp bằng sen mẫu 1 Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông xanh, lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Không hiểu bài ca dao này xuất hiện từ đâu, từ bao giờ nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đây là bài ca dao mà nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa triết lí sâu xa gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời. Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa nhằm phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. Câu 1 khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của hoa sen. Câu 2 và câu 3 tả thực cây sen. Câu 4 nói đến thương thơm của hoa sen. Bốn câu trong bài đều rất hay, nhưng mỗi câu hay một cách. Trong câu mở đầu: Trong đầm gì đẹp bằng sen, tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm bằng một câu hỏi tu từ khéo léo lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình, để rồi sau khi so sánh, cân nhắc, họ sẽ rút ra kết luận không thể khác. Đến câu thứ 2: Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. Để chứng minh cho lời khẳng định ở câu trên là đúng, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bông trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật là màu trắng thanh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ lại được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng về màu sắc của hoa sen. Từ chen nói lên sự kết hợp hài hòa giữa hoa và nhị. Tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ với những nét chấm phá diệu kì. Sang câu thứ 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh, câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài. Đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết. Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự khác thường trong cách gieo vần (ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên hợp lí về cả nội dung và hình thức. Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở câu thứ ba tạo nên tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài. Câu đầu và câu cuối là lời nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chi tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, thật đầy đủ, tỉ mỉ. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của hoa sen: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý (cúc, mai, liên... ) xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính. Đọc những câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng nở bừng một đóa hoa sen thật đẹp! Câu thứ 4: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết là câu thơ tả thực về cây sen trong môi trường sống của nó. Sen thường sống ở trong ao hoặc trong đầm; ấy vậy mà hoa sen lại tỏa ra một mùi thơm thanh khiết lạ lùng. Có thể coi đây là đỉnh điểm của nội dung bài ca dao. Thiếu câu này, hình tượng hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa nhân sinh. Nếu ta cho câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng hoa sen thì đến câu kết thúc của bài thơ, bông sen trong tự nhiên đã hóa thành bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà ý nghĩa tượng trưng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn. Đọc đến câu này, hầu như không ai dừng lâu để suy nghĩ tới nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó mà chuyển sang hiểu theo nghĩa bóng (hàm ngôn) với triết lí sâu xa ẩn chứa trong đó. Chính vì vậy mà tính chất ẩn dụ tượng trưng của hình tượng thơ nổi lên lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa đặc biệt kì diệu, khép lại nghĩa đen và mở ra nghĩa bóng một cách thân tình. Thế là trong phút chốc, sen đã hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo nghĩa bóng với mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau tùy theo trình độ mỗi người. Bài ca dao gợi lên một cái gì đó rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội cũ cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sỉ của nó. Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân sống gần sen, hiểu sen và yêu quý sen nhất. Họ đã đưa hoa sen và ca dao, mượn vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt.
2
2 tháng 12 2021

trời móa, ko ai rảnh đâu nha, ngồi vừa đọc vừa bóc lịch à ( là phong đại đấy, đừng mà khịa lại là '' Mọe ơi thằng này đọc chậm thế, bla bla bla '' nha :))) 

2 tháng 12 2021

MÁ OI

ĐÂU RẢNH MÀ ĐỌC

THỜI GIAN ĐÓ GẶM CHUYỆN VS CÀY PHIM CÒN HƠN

NG
23 tháng 10 2023

Trong thời kỳ phong kiến, cuộc sống của lãnh chúa và nông dân có sự tương phản rất lớn. Lãnh chúa, thường là người có quyền thống trị và sở hữu đất đai, sống trong các lâu đài hoặc dinh thự sang trọng. Họ thường được bao quanh bởi dịch vụ viên chức và binh lính để bảo vệ quyền lực của họ. Lãnh chúa có cuộc sống xa hoa, tiêu khiển, và thường tổ chức các buổi tiệc và lễ hội xa hoa để tôn vinh họ.

Trong khi đó, cuộc sống của nông dân và nông nô là khắc nghiệt và nghèo khó. Họ là người làm việc trên đất đai của lãnh chúa và phải nộp thuế và đóng góp sản phẩm cho lãnh chúa. Cuộc sống hàng ngày của họ gắn liền với công việc nông nghiệp mà họ phải làm việc mệt mỏi để sản xuất thực phẩm cho gia đình và cộng đồng. Nông dân thường phải sống trong điều kiện sống thiếu thốn , thiếu tiện nghi và không có quyền tự do lựa chọn cuộc sống của mình.

Nhận xét về cuộc sống trong thời kỳ phong kiến, chúng ta thấy sự bất công và sự chênh lệch rất lớn giữa lãnh chúa và nông dân. Lãnh chúa tận hưởng sự giàu có và quyền lực, trong khi nông dân phải chịu đựng sự nghèo khó và kiểm soát từ phía lãnh chúa. Điều này tạo ra một hệ thống xã hội không công bằng và không bền vững, và đã làm nảy sinh nhiều cuộc nổi dậy và xung đột trong lịch sử.

18 tháng 12 2023

Tôn giáo:

+Đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu-tôn giáo tịnh hành ở Ấn Độ

+Đạo Phật có sự phân hóa thành hai giáo phái và tiếp tục được phát triển mạnh trong thời Gúp-ta

+Đạo Hồi cũng được du nhập và phát triển thành một tôn giáo lớn từ thời vương triều Đe-li

-Chữ viết-văn học:

+Chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh,trở thành ngôn ngữ của Ấn Độ

+Đồng thời là nguồn gốc của chữ viết Hin-đi ngày nay

+Văn học Ấn Độ hết sức phong phú,đa dạng(thơ ca lịch sử,kịch thơ,truyện thần thoại..)với nội dung thể hiện chủ nghĩa nhân đạo,đề cao tư tưởng tự do,ca ngợi tình yêu lứa đôi và trong chừng mực nhất định đã trống lại quan niệm về sự phân biệt đẳng cấp

+Nổi tiếng nhất là Ka-li-đa-sa tác giả của nhiều tác phẩm văn học và sân khấu,trong đó có vở kịch Sơ-kun-tơ-la

-Điêu khắc,kiến trúc:

+Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo lớn:Phật giáo,Hin-đi giáo và Hồi giáo

+Các thành tựu văn hóa Ấn Độ tiếp tục ảnh hưởng,được truyền bá ra bên ngoài,nhất là khu vực Đông Nam Á