K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội? Nêu họ, tên các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ? Câu 2. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thanh Hóa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành...
Đọc tiếp

Câu 1. Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội? Nêu họ, tên các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ?

Câu 2. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thanh Hóa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở xã, thị trấn nơi em đang sinh sống?

Câu 3. Nhân dân Thanh Hóa đã làm gì để bảo vệ quê hương và làm tròn nghĩa vụ hậu phương với cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

     Câu 4. Em hãy cho biết, Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là Đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu có ý nghĩa quyết định nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này đã đề ra?

Câu 5. Trình bày cảm nhận của bản thân về những thay đổi, chuyển biến của tỉnh Thanh Hóa sau 32 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Là học sinh phổ thông, em phải làm gì để góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ từng căn dặn?

 

1
2 tháng 12 2018

Xí xí , cái này tự nghĩa ra ớ hở :( Tui ko sống ở Thanh Hóa nên ko bt

Câu 1: Xã Krong là một trong 4 xã nhỏ được chia tách từ xã Bơnâm vào thời gian nào, do đồng chí nào làm Bí thư xã Krong khi mới chia tách?a) Cuối năm 1959, đồng chí Gríp làm Bí thư.b) Cuối năm 1960, đồng chí Kơh làm Bí thư.c) Cuối năm 1961, đồng chí Bol làm Bí thư.d) Cuối năm 1962, đồng chí Prip làm Bí thư.           Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ...
Đọc tiếp

Câu 1: Xã Krong là một trong 4 xã nhỏ được chia tách từ xã Bơnâm vào thời gian nào, do đồng chí nào làm Bí thư xã Krong khi mới chia tách?

a) Cuối năm 1959, đồng chí Gríp làm Bí thư.
b) Cuối năm 1960, đồng chí Kơh làm Bí thư.
c) Cuối năm 1961, đồng chí Bol làm Bí thư.
d) Cuối năm 1962, đồng chí Prip làm Bí thư.           

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào, ở đâu?

a) Tháng 12-1959, tại Đak Hlôk (Khu 2).  
b- Tháng 1-1960, tại Kon Yueng (Khu 2).   
c) Tháng 2-1961, tại Sơtơr (Khu 2).
d- Tháng 3-1962, tại Bar Blôh (Khu 2).

Câu 3: Tháng 3-1960, tỉnh đã tổ chức Hội nghị quân sự đầu tiên tại làng Kon Yueng, xã Krong bàn chủ trương tiến tới phát động phong trào Đồng khởi trong toàn tỉnh. Anh (chị) hãy cho biết, lúc này xã Krong thuộc khu nào?

a) Khu 1.
b) Khu 3.                                             
c) Khu 2.
d) Khu 4.

Câu 4: Theo nội dung của Chương trình số 22-CTr/TU, ngày 20-9-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầu tư, xây dựng Khu Di tích Lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong, huyện Kbang thì xã Krong là nơi che chở, nuôi dưỡng nhiều cán bộ của tỉnh, của Quân khu, các tỉnh bạn và Trung ương trên tuyến hành lang nào dưới đây?

a) Tuyến hành lang Đông Bắc-Tây Nam.
b) Tuyến hành lang Tây Bắc-Đông Nam.
c) Tuyến hành lang Bắc-Nam, Đông-Tây.
d) Tất cả các phương án đều sai.
 

0
11 tháng 12 2018

Theo tài liệu lịch sử huyện Đông Sơn, trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, đồng chí Lê Hữu Lập (quê huyện Hậu Lộc) một thanh niên yêu nước đã tham gia lớp huấn luyện chính trị Chủ nghĩa Mác – Lê Nin do đồng chí Nguyễn Ái Quốc mở và được gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội tại Quảng Châu (Trung Quốc). Khi về nước, đồng chí Lê Hữu Lập và một số thanh niên tiến bộ đã tổ chức “Hội đọc sách cách mạng” nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác -Lê Nin và con đường cứu nước của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Trong thời gian này, nhóm đọc sách báo cách mạng đã tổ chức nhóm “Thập nhân chi hội”, nhiều hội viên đã tích cực học tập, nghiên cứu sách báo cách mạng và tuyên truyền kết nạp hội viên. Vào ngày 13.3.1927, tại Trường Tiểu học Pháp -Việt tổng Kim Khê (làng Hàm Hạ, Đông Sơn) đã thành lập Tiểu tổ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội do đồng chí Lê Công Thanh làm tổ trưởng. Từ những phong trào này đã phát triển lên mạnh mẽ đến năm 1929, chủ trương thành lập Đảng Cộng sản của kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Bắc Kỳ được truyền về Thanh Hóa, tại đây Tỉnh bộ Thanh Hóa tiến hành cuộc vận động “vô sản hóa” để chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản trên địa bàn.

Cuối năm 1929, một số cơ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội ở Đông Sơn bị địch phát hiện và khủng bố, những hội viên tích cực đã thoát khỏi sự truy lùng của địch và kiên trì chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản. Thời điểm này, đồng chí Lê Công Thanh sau khi chạy thoát ra Bắc đã tham gia “vô sản hóa” và được kết nạp vào Đảng Cộng sản tại Xứ ủy Bắc Kỳ. Cũng thông qua đồng chí Lê Công Thanh, nên Xứ ủy Bắc Kỳ đã nắm được tình hình tổ chức và hoạt động của tỉnh bộ Thanh niên Thanh Hóa.

Tháng 4.1930, Xứ ủy Bắc Kỳ đã cử đồng chí Nguyễn Doãn Chấp về Thanh Hóa bắt mối với những hội viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội còn lại. Tại cơ sở Hàm Hạ, một số thanh niên đã liên lạc được với đồng chí Nguyễn Doãn Chấp để bắt mối với Xứ ủy Bắc Kỳ tiến tới thành lập chi bộ Đảng. Chính sự nổ lực của các đồng chí Cộng sản nói trên trong thời gian này đã góp phần quyết định cho sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Thanh Hóa.

11 tháng 12 2018

- Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh vào ngày 29 tháng 7 năm 1930.

- Tên các đồng chí qua các thời kì:

1 Lê Thế Long 7-12/1930 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Bị thực dân Pháp bắt
2 Ngô Đức Mậu 1-4/1931 Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa
4-6/1931 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Bị thực dân Pháp bắt
3 Lê Chủ 3-5/1934 Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Thanh Hóa
3-12/1936 Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Bị thực dân Pháp bắt
4 Trịnh Huy Quang 12/1936-4/1939 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Xứ ủy Trung Kỳ điều động công tác; Bị thực dân Pháp bắt
5 Lê Chủ 4-12/1939 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Bị thực dân Pháp bắt
6 Lê Huy Toán 4-11/1940 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
7 Trần Bảo 11/1940-1/1941 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
8 Lê Huy Toán 1-9/1941 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Bị thực dân Pháp bắt
9 Trần Hoạt 9/1941 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Bị thực dân Pháp bắt
10 Nghiêm Quý Ngãi 11/1941 Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Thanh Hóa Bị thực dân Pháp bắt
11 Lê Tất Đắc 7/1942-3/1944 Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Thanh Hóa
12 Tố Hữu 3/1944-8/1945 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
13 Lê Tất Đắc 8/1945-1/1946 Bí thư lâm thời Tỉnh ủy Thanh Hóa
14 Tố Hữu 1/1946-2/1947 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
15 Hồ Viết Thắng 2/1947-2/1948 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
1 I Hồ Viết Thắng 2-4/1948 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Bùi Đạt
2 Bùi Đạt 4/1948-3/1949 Quyền Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Lê Chủ
3 II Nguyễn Văn Thân 3-11/1949 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Ngô Đức
Tôn Quang Phiệt
4 Đặng Thí 11/1949-7/1950 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Ngô Đức
Tôn Quang Phiệt
5 III Trần Hữu Duyệt 7/1950-5/1952 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Ngô Đức
IV 5-7/1952 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Ngô Thuyền
6 Võ Nguyên Lượng 7/1952-11/1958 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Ngô Thuyền
7 Ngô Thuyền 11/1958-3/1961 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Ngô Đức
8 V Nguyễn Trọng Vĩnh 3/1961-1/1962 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Ngô Đức
Lê Thế Sơn
9 Ngô Thuyền 1/1962-7/1963 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Ngô Đức
Lê Thế Sơn
VI 7/1963-11/1969 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Ngô Đức
Lê Thế Sơn
10 VII Võ Nguyên Lượng 11/1969-5/1975 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Lê Thế Sơn
Hoàng Văn Hiều
Phạm Len
11 VIII Lê Thế Sơn 5/1975-5/1977 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Hoàng Văn Hiều
Phạm Len
12 IX Hoàng Văn Hiều 5/1977-10/1979 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Lê Thế Sơn
Trịnh Ngọc Bích
X 10/1979-4/1983 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Lê Thế Sơn
Trịnh Ngọc Bích
13 XI Hà Trọng Hòa 4/1983-10/1986 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Ngọc Chữ
Hà Văn Ban
XII 10/1986-7/1988 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Quách Lê Thanh
Hà Văn Ban
Vũ Thế Giao
14 Lê Huy Ngọ 7/1988-9/1991 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Quách Lê Thanh
Hà Văn Ban
Vũ Thế Giao
15 XIII Lê Văn Tu 9/1991-5/1996 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Lê Xuân Sang
Mai Xuân Minh
XIV 5/1996-1/2001 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Trọng Quyền
Mai Xuân Minh
16 XV Trịnh Trọng Quyền 1/2001-12/2005 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Phạm Văn Tích
Phạm Minh Đoan
17 XVI Phạm Văn Tích 12/2005-10/2007 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Lê Ngọc Hân
Nguyễn Văn Lợi
18 Nguyễn Văn Lợi 10/2007-10/2010 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Mai Văn Ninh
Hồ Mẫu Ngoạt
19 XVII Mai Văn Ninh 10/2010-12/2014 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Hoàng Văn Hoằng
Đinh Tiên Phong
Trịnh Văn Chiến
20 Trịnh Văn Chiến 12/2014-9/2015 Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đinh Tiên Phong
Nguyễn Thị Xuân Thu
Đỗ Trọng Hưng
Nguyễn Đình Xứng
XVIII 9/2015-nay Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn
Nguyễn Thị Xuân Thu đã chuyển công tác
Đỗ Trọng Hưng
Nguyễn Đình Xứng

27 tháng 9 2019

Bản kế hoạch chuẩn bị đại hội:

KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI

CHI ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Chi đoàn:…

Trường:…

Năm học:….

Người lập kế hoạch: Nguyễn Thị Thu - Bí thư chi đoàn

I. Nội dung công việc

1. Viết dự thảo báo cáo

2. Dự kiến nội dung của đại hội và cách thức tiến hành

3. Xin ý kiến của Ban chấp hành đoàn trường và GV chủ nhiệm.

4. Họp Ban chấp hành để phân công công việc.

II. Thời gian hoàn thành

- Hoàn thành trước ngày 22/10 trước khi đại hội

Người lập kế hoạch

25 tháng 1 2021

. Lê Duẩn

  Đồng chí Lê Duẩn (tên thật là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 07-04-1907. Đồng chí quê ở xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Năm 1928, đồng chí tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1930, đồng chí là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương.

      Năm 1937, đồng chí giữ chức Bí thư xứ uỷ Trung Kỳ. Năm 1940, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù. Năm 1946, đồng chí ra Hà Nội. Cuối năm 1946, Trung ương cử đồng chí vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

      Từ 1954-1957, đồng chí ở lại miền Nam lãnh đạo phong trào cách mạng. Năm 1957, đồng chí được điều ra trung ương công tác. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1978, đồng chí làm Bí thư Quân uỷ trung ương.

      Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Tháng 03-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

       Ngày 10-07-1986, đồng chí Lê Duẩn từ trần. Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

   . Nguyễn Văn Linh    

   Đồng chí Nguyễn Văn Linh (tên thật là Nguyễn Văn Cúc) sinh ngày 01-07-1915. Đồng chí quê ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1929, đồng chí tham gia học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo. Ngày 01-05-1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, bị kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, đồng chí được trả tự do. 

       Năm 1936, đồng chí được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Hải Phòng và Hà Nội. Năm 1939, đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Sài Gòn, sau đó được Đảng điều ra Trung Kỳ để lập lại xứ uỷ Trung Kỳ. Năm 1941, đồng chí Nguyễn Văn Linh bị bắt ở Vinh, bị kết án 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo.

       Năm 1945, đồng chí hoạt động ở miền Tây, Sài Gòn - Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành uỷ, Bí thư đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1949-1960, đồng chí là Uỷ viên và quyền Bí thư xứ uỷ Nam Bộ. Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, làm Bí thư, Phó Bí thư Trung ương cục miền Nam.

       Năm 1976, đồng chí giữ chức vụ Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giữ chức Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của trung ương, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980.

       Năm 1981, đồng chí làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1985, đồng chí được Ban Chấp hành trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị, làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.       

       Tháng 12-1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam kiêm chức Bí thư Đảng uỷ quân sự trung ương (năm 1987).    

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 06-1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 07-1996), đồng chí được tôn vinh làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

      Ngày 27-04-1998, đồng chí Nguyễn Văn Linh tạ thế để lại niềm tiếc thương vô hạn cho toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân. Đồng chí đã được tặng thưởng huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.

     . Đỗ Mười    

    Đồng chí Đỗ Mười (tên thật là Nguyễn Duy Cống) sinh ngày 02-02-1917.   Quê ở Xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1936, đồng chí tham gia phong trào mặt trận bình dân. Năm 1936, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Năm 1941, đồng chí bị địch bắt và kết án 10 năm tù giam tại Hoả Lò, Hà Nội. Tháng 03-1945, đồng chí vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.

       Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông. Từ năm 1946 đến 1954, đồng chí giữ các chức vụ sau: Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Định; Khu uỷ viên khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; Phó Bí thư Liên khu uỷ III kiêm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III; Chính uỷ Bộ tư lệnh Khu tả ngạn sông Hồng.

       Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1954, đồng chí Đỗ Mười giữ chức Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố Hải Phòng. Tháng 03-1955, đồng chí được bổ sung làm uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa II. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ năm 1956-1973, đồng chí Đỗ Mười được bổ nhiệm làm Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Nội thương; Chủ nhiệm Uỷ ban vật giá Nhà nước; Trưởng phái đoàn Thanh tra Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước; Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ xây dựng.

       Đất nước thống nhất, tháng 12-1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị; tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Tháng 07-1981, đồng chí Đỗ Mười giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 03-1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị. Năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Tháng 06-1986, đồng chí được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

       Tháng 06-1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06-1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, đồng chí tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng. Tháng 12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Đỗ Mười được suy tôn làm cố vấn Ban Chấp hành trung ương Đảng.                 

    . Lê Khả Phiêu  

          Đồng chí Lê Khả Phiêu sinh ngày 27-12-1931. Quê ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngày 19-06-1949, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương. Đồng chí Lê Khả Phiêu là cán bộ trưởng thành từ cơ sở và từ trong quân đội. Trong các cuộc kháng chiến đã trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ huy chiến đấu liên tục ở các chiến trường Bắc - Trung - Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn.

       Từ năm 1964-1993, đồng chí đã đảm nhận các chức vụ: Chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng; Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm chính trị Quân đoàn 2; Phó Chính uỷ kiêm chủ nhiệm chính trị Quân khu 9; Phó Bí thư Quân khu uỷ Quân khu 9; Thiếu tướng, Chủ nhiệm chính trị, Phó tư lệnh chính trị Mặt trận 719; Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

        Năm 1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 06-1992, tại Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ ba, khoá VII, đồng chí được bầu vào Ban Bí thư, sau đó được phân công Thường trực Ban Bí thư. Tháng 01-1994, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị. Năm 1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, uỷ viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị.

         Ngày 26-12-1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VIII, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng.             

. Nông Đức Mạnh     

  Đồng chí Nông Đức Mạnh sinh ngày 11-09-1940 tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đồng chí xuất thân trong gia đình nông dân dân tộc Tày, bản thân là công nhân lâm nghiệp. Đồng chí tham gia cách mạng năm 1958 và được kết nạp vào Đảng năm 1963.

       Năm 1958-1961, đồng chí học trung cấp nông lâm trung ương. Năm 1962-1963, đồng chí là công nhân lâm nghiệp, kỹ thuật viên điều tra trong Ty lâm nghiệp Bắc Kạn. Từ năm 1963-1965, đồng chí làm đội phó đội khai thác gỗ Bạch Thông. Năm 1965-1966, đồng chí học tiếng Nga tại trường ngoại ngữ Hà Nội. Từ 1966-1971, đồng chí là sinh viên Học viện Lâm nghiệp Lêningrát, Liên Xô.

       Năm 1972, trở về nước, đồng chí được phân công làm Phó Ban thanh tra Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Năm 1973-1974, đồng chí làm Giám đốc Lâm trường Phú Lương, Bắc Thái. Từ 1974-1976, đồng chí được cử đi học tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

       Năm 1976-1980, về Bắc Thái, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái kiêm chủ nhiệm Công ty xây dựng lâm nghiệp rồi trưởng Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Từ 1980-1983, đồng chí là Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ 1984-10/1986, đồng chí làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Từ tháng 11/1986 - 02/1989, đồng chí làm Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Thái.

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng. Tháng 03-1989, đồng chí được phân công làm Trưởng ban dân tộc trung ương. Tháng 11-1989, đồng chí được bầu bổ sung Đại biểu Quốc hội khoá VIII và được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội.

       Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được trung ương bầu vào Bộ chính trị. Tháng 09-1992, đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội khóa IX. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được trung ương bầu vào Bộ chính trị.

        Tháng 09-1997, đồng chí giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội khoá X và được phân công làm thường vụ Bộ chính trị vào tháng 01-1998.

        Tháng 04-2001, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh được trung ương bầu làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

 - Nguyễn Phú Trọng     

 Đồng chí Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1957 đến năm 1963,  là học sinh trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều huyện Gia Lâm (nay là quận Long Biên) Hà Nội.

      Năm 1963, học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương. Năm 1967, đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản.  Năm 1973, đồng chí được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

12 tháng 1 2019

c

12 tháng 1 2019

Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội?

a. 16 kỳ Đại hội.

b. 17 kỳ Đại hội.

c. 18 kỳ Đại hội.

d. 19 kỳ Đại hội.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: “Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. 

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). 

Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí. 

Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định. 

Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. 

Ban Thư kí: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. 

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc (Mĩ). 

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…”

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua hội nghị nào:

A. Hội nghị Ianta.

B. Hội nghị Xan Phranxico.

C. Hội nghị Pốtxđam.

D. Hội nghị Pari.

1
22 tháng 8 2017

Đáp án B

Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực

Vừa qua trường THCS Diễn Kỳ, huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ lực” tổ chức cuộc thi “Thư gửi mẹ”. Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình. Trong số đó có bức thư của nữ sinh mồ côi Ngô Kiều Anh đã gây xúc động mạnh...
Đọc tiếp

Vừa qua trường THCS Diễn Kỳ, huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ lực” tổ chức cuộc thi “Thư gửi mẹ”. Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình. Trong số đó có bức thư của nữ sinh mồ côi Ngô Kiều Anh đã gây xúc động mạnh đến ban tổ chức và xuất sắc giành giải nhất của cuộc thi. Ngay sau khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhiều người đã bày tỏ sự xúc động khi đọc những dòng tâm sự mộc mạc của nữ sinh lớp 7gửi người mẹ đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Sinh ra vốn không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, lúc em còn đỏ hỏn thì không may người cha qua đời. Cũng không lâu sau đó, người mẹ của em cũng bỏ Kiều anh để về thế giới bên kia. Ở vùng quê nghèo nơi những định kiến về căn bệnh thế kỷ còn rất nặng nề, Kiều Anh phải sống trong sự xa lánh của mọi người. Nhưng vượt qua tất cả, cô bé mồ côi như một hạt mầm mạnh mẽ vươn lên trong bão tố cuộc đời. Kiều Anh trở thành một học sinh gương mẫu, với năng lực của mình em được chọn vào đội tuyển của trường để dự kỳ thi học sinh giỏi huyện… (theo Nguyễn Duy – Báo Dân Trí ngày 31/3/2016) a. Chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn in đậm của văn bản và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. b. Theo tác giả Nguyễn Duy, cô bé Ngô Kiều Anh trong câu chuyện trên đã gặp những “bão tố cuộc đời” đó là gì? c. Nêu hai việc làm cụ thể của em góp phần giúp đỡ những bạn học sinh trong trường mình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Viết khoảng từ 3 đến 5 câu.

0
Vừa qua trường THCS Diễn Kỳ , huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ lực” tổ chức cuộc thi “Thư gửi mẹ”.Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình. Trong số đó có bức thư của nữ sinh mồ côi Ngô Kiều Anh đã gây xúc động mạnh đến ban tổ chức và...
Đọc tiếp

Vừa qua trường THCS Diễn Kỳ , huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ lực” tổ chức cuộc thi “Thư gửi mẹ”.Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình. Trong số đó có bức thư của nữ sinh mồ côi Ngô Kiều Anh đã gây xúc động mạnh đến ban tổ chức và xuất sắc giành giải nhất của cuộc thi. Ngay sau khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhiều người đã bày tỏ sự xúc động khi đọc những dòng tâm sự mộc mạc của nữ sinh lớp 7gửi người mẹ đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Sinh ra vốn không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, lúc em còn đỏ hỏn thì không may người cha qua đời. Cũng không lâu sau đó, người mẹ của em cũng bỏ Kiều anh để về thế giới bên kĩa. Ở vùng quê nghèo nơi những định kiến căn bệnh thế kỷ còn rất nặng nề, Kiểu Anh phải sống trong sự xa lánh của mọi người. Nhưng vượt qua tất cả, cô bé mồ côi như một hạt mầm mạnh mẽ vươn lên trong bão tố cuộc đời Kiểu Anh trở thành một học sinh gương mẫu, với năng lực của mình em được chọn vào đội tuyển của trường để dự kỳ thi học sinh giỏi huyện…

                                                                                                 (theo Nguyễn Duy - Bio Dân Tri ngày 31/3/2016)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên (14)

Câu 2. Câu văn : “ Nhưng vượt qua tất cả, cô bé mồ côi như một hạt mầm mạnh mẽ vươn lên trong bão tổ cuộc đời”. Sử dụng biện páp tu từ gì? Nêu tác dụng? (1 điểm)

Câu 3. Theo tác giả Nguyễn Duy, cô bé Ngô Kiều Anh trong câu chuyện trên đã gặp những “bảo tổ cuộc đời" đó là gì? (0,5đ)

Câu 4. Nếu thông điệp của đoạn trích? (0, 5d)

0