K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2019

Đặc điểm của văn tự sự

1. Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
– Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
– Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ) – Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
– Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

22 tháng 9 2019

Đặc điểm của văn tự sự

1. Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:

– Sự việc: Các sự kiện xảy ra.

– Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)

– Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.

– Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

21 tháng 11 2017

Đoạn văn tự sự là kể về người kể nhé và pha lẫn một chút miêu tả ngoại hình va phải có hình ảnh trong đoạn văn

2 tháng 1 2021

Ngôi kể thứ nhất:

- Đặc điểm:

+ Người kể xưng "tôi".

+ Có thẩm tham gia vào các sự việc trong truyện.

+ Kể chuyện trải qua, chứng kiến, suy nghĩ của bản thân.

- Vai trò:

+ Tạo sự thuyết phục.

+ Dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tư tưởng.

Ngôi kể thứ ba: 

- Đặc điểm:

+ Người kể không xuất hiện.

+ Các nhân vật được gọi bằng tên.

- Vai trò:

+ Có thể thấy đổi địa điểm, thời gian một cách linh hoạt.

+ Tạo tính khách quan, tăng độ tin tưởng cho độc giả.

22 tháng 9 2019

Bạn có một kỷ niệm nào thời đi học thật đáng nhớ và ghi dấu sâu đậm trong trí nhớ của mình không? Đối với tôi, kỷ niệm đáng nhớ ấy không phải là một lần đạt thành tích cao được khen thưởng mà lại là một lần tôi phạm phải lỗi lầm. Đó là vào một kì thi văn hồi tôi học lớp 7. Vì chủ quan cho rằng đề thi sẽ không ra lại vào bài đã thi năm trước, tôi đã bỏ qua và không ôn bài đó. Thật không may, trong đề thi năm ấy vẫn tiếp tục có câu hỏi về văn bản này. Tất nhiên, do không ôn tập kĩ càng nên điểm thi của tôi tệ vô cùng. Khi cô giáo trả bài thi, tôi vô cùng buồn và thất vọng về điểm số của mình. Vậy là chỉ vì sự chủ quan và lười biếng của mình, năm học này tôi đã để tuột mất danh hiệu học sinh giỏi mà mình đã cố găng duy trì suốt nhiều năm. Khi về nhà, tôi chán nản, buồn bã nhốt mình trong phòng và òa khóc. Khi đã thấm mệt, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy mẹ ngồi cạnh giường và vuốt ve mái tóc tôi đầy âu yếm. Mẹ không trách mắng tôi một câu vì điểm thi đáng thất vọng ấy. Trái lại, mẹ ân cần nói với tôi rằng: “Trong cuộc sống, con sẽ gặp phải vô vàn những điều khó khăn và đáng thất vọng. Đây là điều con phải học cách chấp nhận và cố gắng đối mặt, vượt qua nó chứ không phải chán nản, buông xuôi như vậy. Thất bại là mẹ của thành công. Hãy coi đây là một bài học kinh nghiệm để sau này làm tốt hơn con nhé!” Những lời mẹ dạy giúp tôi hiểu ra nhiều điều và trở thành bài học cuộc sống mà tôi ghi nhớ mãi về sau.

1 tháng 12 2017

Văn tự sự chủ yếu là văn người và kể việc. Khi kể thì người kể có thể giới thiệu về tên, tuổi, lai lịch,... Khi kể việc thì kể cáchành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại..

Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính, diễn đạt thành 1 câu gọi là câu chủ đề. Các câu hác diễn đạt những ý phụ rồi dẫn tới ý chính hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.

26 tháng 9 2018

THAM KHẢO NHÉ:

1. Khái niệm: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.

3. Cấu trúc : gồm ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.

- Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trìmh tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể.

4. Đặc điểm :

- Nhân vật: Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…

- Sự việc: Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Chủ đề: Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Ý nghĩa đó được toát lên từ những sự việc, cốt truyện. Mỗi văn bản tự sự thường có một chủ đề; cũng có văn bản có nhiều chủ đề, trong đó có một chủ đề chính.

- Lời văn tự sự : chủ yếu là kể người, kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, lai lịch, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. Đoạn trong văn tự sự thường là đoạn diễn dịch.

- Thứ tự kể: Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tứ tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.

- Ngôi kể: Người đứng ra kể chuyện có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau. Ngôi kể trong văn tự sự có thể là ngôi thứ nhất, bộc lộ được những tâm tư tình cảm, suy nghĩ trực tiếp của nhân vật một cách sâu sắc; có thể được kể theo ngôi thứ ba, thể hiện được sự khách quan với câu chuyện được kể, phạm vi câu chuyện được kể trong không gian lớn hơn và có thể cùng lúc. Người kể giấu mình nhưng lại có mặt khắp nơi trong văn bản.

- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, như giới thiệu nhân vật tình huống, tả người, tả cảnh, đưa ra các nhận xét, đánh giá hay bộc lộ thái độ, cảm xúc trước những điều được kể.

Mỗi ngôi kể đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, nên cần lựa chọn ngôi kể cho phù hợp và có thể chuyển đổi ngôi kể trong câu chuyện.

5. Sự đan xen yếu tố của các phương thức biểu đạt khác:

Văn tự sự nếu chỉ kể sự việc không sẽ khô khan, không hấp dẫn nên có sự kết hợp các yếu tố của các phương thức biểu đạt khác.

  • Miêu tả trong văn tự sự:

Miêu tả bên ngoài: miêu tả ngoại hình nhân vật, làm cho các nhân vật có hình dáng riêng, cụ thể; miêu tả cảnh vật làm cho sự việc thêm cụ thể, chi tiết chân thực, sinh động, gợi cảm.

Miêu tả nội tâm nhân vật: diễn tả tâm tư tình cảm, cảm xúc, những trạng thái tình cảm của nhân vật, khiến cho nhân vật đước thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn.

Miêu tả nội tâm là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật, từ đó thể hiện tư tưởng nhà văn về cuộc đời, nhân vật tạo nên sức hấp dẫn và ấn tượng đối với người đọc.

Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn đạt những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, cử chỉ, nét mặt, trang phục của nhân vật.

  • Biểu cảm trong văn tự sự:

Biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp đều giúp cho nhân vật thể hiện được thế giới nội tâm của mình, thể hiện cảm xúc chân thực, có khi là cảm xúc của chính tác giả, người kể chuyện trong quá trình kể chuyện.

  • Lập luận trong văn tự sự:

Lập luận thể hiện thông qua đối thoại; đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại với chính mình, trong đó người kể chuyện hoặc nhân vật nêu lên những nhận xét, suy luận, phán đoán, lí lẽ, dẫn chứng, …nhằm bày tỏ quan điểm, thuyết phục người nghe (đọc) về một vấn đề nào đó. Hình thức lập luận làm cho câu chuyện thêm phần triết lí sâu sắc.

Hi vọng thông qua bài này, học sinh chúng ta sẽ nẵm rõ hơn về văn tự sự để có thể vận dụng và tạo lập văn bản một cách linh hoạt .

NÓ SẼ CÓ ÍCH CHO BẠNok

CHÚC BẠN LÀM BÀI TỐTvui

9 tháng 10 2018

1. Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể về thời gian, địa điểm, nhân vật, có nguyên nhân – diễn biến – kết quả và được sắp xếp theo một trật tự nhằm thể hiện được ý định của người kể.

2. Nhân vật trong văn tự sự là người làm ra sự việc đồng thời là người được thể hiện và nói tới trong văn bản. Nhân vật được thể hiện thông qua các phương diện: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…



 

9 tháng 10 2018

Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể,sự việc xảy ra trong thời gian cụ thể, sự việc do nhân vật cụ thể thực hiện,có nguyên nhân,diễn biến,kết quả.Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp một cách trật tự sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt

nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc,có 2 loại nhân vật là nhân vật chính và nhan vật phụ.Nhân vật chính là kẻ tạo lên các sự việc trong văn tự sự,nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.

2 tháng 11 2017

Đáp án D

1.Yếu tố nào ảnh hưởng tới sự rơi nhanh hay chậm của một vật trong không khí2.Sự rơi tự do là gì?Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do ?Viết các công thức của sự rơi tự do?3.Nêu các đặc điểm của gia tốc rơi tự do?Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng gia tốc?4.Tính khoảng thời gian rơi tự do t của một viên đá.Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được một...
Đọc tiếp

1.Yếu tố nào ảnh hưởng tới sự rơi nhanh hay chậm của một vật trong không khí

2.Sự rơi tự do là gì?Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do ?Viết các công thức của sự rơi tự do?

3.Nêu các đặc điểm của gia tốc rơi tự do?Trong trường hợp nào các vật rơi tự do với cùng gia tốc?

4.Tính khoảng thời gian rơi tự do t của một viên đá.Cho biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được một đoạn 24,5m.Lấy gia tốc rơi tự do g=9,8m/s2

5.Tính quãng đường vật rơi tự do trong giây thứ 4.Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu?Lấy gia tốc rơi tự do g=9,8m/s2

6.Hai viên bi A và B được thả rơi tự do cùng một độ cao.Viên bi A rơi sau viên bi B một khoảng thời gian là 0,5s .Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau khoảng thời gian 2s kể từ khi A bắt đầu rơi.Lấy gia tốc rơi tự do g=9,8m/s2

7.Để biết độ sâu của một cái hang,những người thám hiểm thả một hòn đá từ miệng hang và đo thời gian từ lúc thả đến lúc nghe thấy tiếng vọng của hòn đákhi chạm đất.Gỉa sử người ta đo được thời gian là 13,66s.Tính độ sâu của hang.Lấy g=10m/s2.Hỏi sau bao lâu thù vật chạm đất,nếu:

a,Khí cầu đứng yên

b,khi cầu đang hạ xuống theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,9m/s

c,khí cầu bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,9m/s

9.Một thang máy chuyển động thẳng đứng lên cao với gia tốc 2m/s.Lúc thang máy có vận tốc 2,4m/s thì từ trần thang máy có một vật rơi xuống.Trần thang máy cách sàn là h=2,47m.Hãy tính trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất.

a.Thời gian rơi của vật

b.độ dịch chuyển của vật

c.quãng đường vật đã đi được

10.Từ trên cao ta thả hòn bi rơi,sau đó t giây người ta thả một thước dài cho rơi thẳng đứng(khi rơi thước luôn thẳng đứng).Ban đầu điểm cao nhất của thước thấp hơn độ cao ban đầu của viên bi 3,75m.Khi hòn bi đuổi kịp thước thì chênh lệch vận tốc giữa hai vật là 5m/s.Sau khi đuổi kịp thước 0,2s thì hòn bi vượt qua được thướt.Hãy tìm khoảng thời gian t;chiều dài của thước;quãng đường mà hòn bi đã đi được khi đuổi kịp thước và độ cao ban đầu tối thiểu phải thả hòn bi để nó vượt qua được thước.Lây g=10m/s2

0