K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2019

Các bạn Có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

– Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

– Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

– Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.

Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

Chúc bạn học tốt !!!

NG
18 tháng 10 2023

                                                                Hà Nội, ngày … tháng … năm …

Cô Hà Lê thân mén!

Em là Ngọc Hân - học sinh cũ lớp 3G được cô chủ nhiệm năm ngoái đây ạ. Năm nay, em đã chuyển sang ngôi trường mới, nhưng em vẫn rất nhớ và biết ơn cô. Vì vậy, em viết lá thư này để được hỏi thăm và chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo.

Dạo này cô vẫn khỏe chứ ạ? Cô vẫn đến trường và dạy dỗ các bạn nhỏ như trước nhỉ? Các em học sinh mới năm nay có ngoan và vâng lời cô không ạ? Vườn hoa hồng do cô trồng và chăm sóc cạnh thư viện năm nay có lẽ đã cao hơn và nở nhiều hoa rồi cô nhỉ? 

Ở trường mới, em đã làm quen được với các bạn và thầy cô. Việc học tập của em cũng đã ổn định rồi. Nhờ cô quan tâm dạy dỗ, mà em không gặp nhiều khó khăn về bài vở. Em biết ơn cô lắm. Nhân ngày 20-11 sắp tới, em chúc cô luôn mạnh khỏe, yêu đời và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.

                                                                                     Học sinh cũ

                                                                                      Ngọc Hân

9 tháng 2 2018

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

   Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

   - Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

   - Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

   Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

   - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

   Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-ke-mot-ki-niem-kho-quen-ve-tinh-ban-c117a17013.html#ixzz56Zzx60cg

28 tháng 4 2016

Sáng thứ sáu tuần qua, ở lớp 7A trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình xảy ra một câu chuyện thật là cảm động.

Chúng em vừa vào học tiết Văn của cô chủ nhiệm được khoảng hơn mười phút thì thầy giám thị báo là bạn Thúy ra ngay cổng trường có người cần gặp. Một lát sau, Thúy trở vào với gương mặt tái nhợt và đôi mắt đỏ hoe. Cô Thanh gặng hỏi, Thúy run run cắn chặt môi để kìm tiếng khóc rồi cho biết,rằng vừa nhận được tin cha bị tai nạn giao thông.

Cả lớp lặng đi vì xúc động, vì thương Thúy. Nhà Thúy nghèo lắm! Ba mẹ rời quê hương ở Quảng Ngãi vào đây lập nghiệp mới được vài năm. Sáng sáng, mẹ gánh gánh xôi đi bán dạo. Ba Thúy mướn chiếc xích lô chở khách kiếm, tiền nuôi các con ăn học.

Thúy là chị lớn trong nhà, vừa lo học, vừa lo phụ giúp gia đình. Chúng em đi học bằng xe đạp, còn Thúy đi bộ. Em để ý thấy Thúy chỉ có hai bộ quần áo cũ để thay đổi hằng ngày. Tuy vậy, tinh thần vượt khó và kết quả học tập của Thúy thật đáng nể!

Tai nạn đột ngột của ba Thúy quả là một tai họa đối với gia đình bạn ấy. Từ nay, mấy mẹ con Thúy biết nương tựa vào đâu?! Trong lúc Thúy thu xếp sách vở, cô Thanh đã nhanh chóng hội ý với ban cán bộ lớp Cô cử bạn Quốc lớp trưởng chở Thúy đến bệnh viện, thêm bạn Liên tổ trưởng tổ 2 đi kèm cho an tâm. Khi các bạn đã đi, cô khuyên chúng em quyên góp tiền để giúp đỡ gia đình Thúy. Cả lớp hưởng ứng lời cô. Bạn nào có nhiều góp nhiều, có ít góp ít. Bạn nào không có thì hẹn đến mai…

Số tiền không nhiều nhưng đó là tấm lòng chân thành của chúng em sẻ chia hoạn nạn cùng người bạn bất hạnh. Hơn lúc nào hết, chúng em càng thương Thúy và mong bạn ấy vượt qua dược thử thách nghiệt ngã này. Em thấm thìa lời dạy của ông cha: Thương người như thể thương thân và muốn nói với Thúy rằng: Thúy ơi! Hãy đứng vững vì bên cạnh bạn đã có chúng tôi !

28 tháng 4 2016

Hà mãi nhìn theo màu áo của mai và nói thầm trong bụng: “Mai ơi! Thế là từ đây chúng ta mãi mãi xa nhau rồi “. Hà bước trên con đường làng quen thuộc. Hai bên đường hàng phi lao đang rì rào ca hát. Trờihôm nay thật đẹp. Trời xanh ngắt không một gợn mây. Anh nắng vàng rải nhẹ xuống con đường quanh conhư một dải lụa khiến hà càng nhớ đến mai biết bao nhiêu.Người bạn đó không phải học cùng trường, cũng không phải học cùng lớp mà hà quen trong một trường hợp đặc biệt.Cứ vào mỗi buổi chiều đi học. Thu hà thường trông thấy một cô bé áo quần rách rưới đi bán bỏng ngô. Vànhư vậy chiều nào hà cũng gặp. Một hôm trời mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm nhưng cô bé kia vẫn đi bán bỏng. Thấy cô bé bán bỏng áo quần ướt sũng hà liền đi sát lại, kéo áo mưa của mình che cho bạn và cũng từ giờ phút đó, hai người quen nhau. Hôm ấy hà vừa đi vừa hỏi:- bạn tên gì? Sao hôm nào bạn cũng đi bán bỏng ngô như vậy?Bạn kia rưng rưng nước mắt trả lời:- mình tên là mai. Vì quá nghèo, bố là liệt sĩ chống mĩ, nhà đông anh em, mình phải đi bán bỏng kiếm tiền mua sắm quần áo và đò dùng học tập.Thực tình nhà hà chẳng hơn gì nhà mai. Hà chợt nhớ đến mình có một chiếc áo ông nội mới tặng. Không nghĩ gì nữa, tối hôm ấy hà đưa ý kiến đó trao đổi với bố, bố hà đồng ý. Hôm sau hà đem ý kiến ra trao đổi với mai nhưng mai đã từ chối.- cám ơn bạn nhưng mình tự cố gắng lao động và từ đó mà mua.Cũng từ hôm ấy không hiểu sao hà không còn thấy mai đi bán bỏng ngô ở con đường này nữa. Hà cứ mong sao được gặp lại mai một lần nhưng … quả là rất khó. Một hôm vào mãi thời gian sau này hà mới bất ngờ được gặp mai trong kì thi học sinh giỏi thành phố. Hà thấy mai ăn mặc tinh tươm đang chạy tung tăng trên sân trường. Hà vui sướng chạy lại ôm chầm lấy mai. Đôi bạn ôm riết lấy nhau tưởng chừng không rời nhau ra được. Họ chạy ù vào phòng để chuẩn bị cuộc thi. Hà ngồi sau mai hai hàng ghế. Phần đầu của bài thi hà làm được rồi nhưng đến một bài toán khó hà suy nghĩ mãi không được. Trán hà lấm tấm mồ hôi. Hà nhìn lên thấy mai viết lia lịa. Hà cố đọc lại bài toán và tập trung suy nghĩ nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải. Bỗng từ đâu một cục giấy vo tròn được ném thẳng xuống trước mặt bàn hà. Cuộn giấy từ từ trôi xuống lòng hà và hà thấy mai nháy mắt như ra hiệu cho hà một cái. Hà hiểu ý định nhặt lên xem nhưng chợt nhớ đến câu chuyện ngày trước trong dịp mới quen nhau. Hà còn nhớ mai đã từng nói:- cảm ơn bạn… nhưng mình muốn tự tay làm việc để mua sắm áo mới và đồ dùng học tập, – hà không nhặt nữa mà để cho cục giấy từ từ lăn xuống đất. Hà cố đọc lại thật kĩ đề toán và cuối cùng đã tìm ra được lời giải. Hà viết một mạch, vừa lúc hà làm xong xuôi các bài thi cũng là lúc tiếng trống vang lên một hồi dài báo hiệu báo hiệu hết giờ thi. Ra về cố đi gần lại với hà , mai nhẹ nhàng nói với bạn:- ban nãy thấy bạn lúng túng mình muốn giúp bạn. Nhưng bây giờ nghĩ lại mình thật sự ân hận. Tốt hơn hết là chúng mình hãy tự đi bằng đôi chân và trí óc của mình.Hai bạn sánh bước bên nhau. Trời như xanh và trong hơn.

27 tháng 1 2019

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 2

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

27 tháng 1 2019

1 . Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 3

Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.

Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......

Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.

2 . Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.

3 . 

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

K mk nha !


 


 

9 tháng 8 2018

Đời (vua) Hùng Vương thứ Sáu, nước Tàu ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Vua Hùng hiện ra dạy sai người đi khắp nước mời thần xuống giúp chống giặc.

Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã 60 tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên là Gióng.
Gióng lên ba tuổi mà không biết nói.

Một hôm vua Hùng sai người đi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Gióng tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng bảo sứ giả về đúc một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt, đưa đến cho chàng đi giết giặc. Bấy giờ Gióng vươn vai thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm, thịt cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật.

Sứ giả về tâu lại sự việc với vua. Khi đã đem ngựa và gươm sắt đến, Gióng đội mũ, cầm gươm phóng lên ngựa sắt, xông ra trận như bão táp, đi đến đâu Gióng cũng chém giặc như chém cỏ rác. Khi gươm bị gãy, Gióng nhổ các bụi tre bên đường quăng ném vào quân địch.

Đánh tan giặc, Gióng thẳng bay lên núi Sóc, trút bỏ quần áo lại rồi bay thẳng lên trời.
Ngày nay còn thấy các hồ ao là dấu vết chân ngựa sắt để lại. Khu rừng giặc bị đốt cháy còn mang tên là rừng Cháy. Người dân lập miếu thờ Gióng gọi là thánh Gióng đã hoá thân cứu dân Việt.

9 tháng 8 2018

mk cảm ơn bạn nhiều nhé!

NG
26 tháng 12 2023

Khi kể lại câu chuyện HS cần lưu ý những nội dung quan trọng sau:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Bước 4: Trao đổi, đánh giá.