K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2022

22/

Khi đoàn tàu đi qua cây cột điện thì nó đi được quãng đường bằng chiều dài đoàn tàu và mất 15 giây

Khi đoàn tàu đi qua một cây cầu thì nó đi được quãng đường bằng tổng chiều dài cây cầu với chiều dài đoàn tàu

Thời gian đoàn tầu đi được quãng đường bằng chiều dài cây cầu là

45-15=30 giây

Vận tốc đoàn tầu là

450:30=15 m/s

Chiều dài đoàn tàu là

15x15=225 m

23/

\(12s=\dfrac{1}{300}\) giờ; \(300m=\dfrac{300}{1000}=\dfrac{3}{10}km\)

Nếu coi ô tô đứng yên còn đoàn tàu chuyển động thì khi đoàn tàu vượt qua ô tô thì nó đi được quãng đường bằng tổng chiều dài đoàn tầu với khoảng cách của ô tô với đoàn tàu

Khi đó vân tốc của đoàn tàu là

60+42=102 km/h

Quãng đường đoàn tàu đi được là

\(102x\dfrac{1}{300}=\dfrac{17}{50}\) km

Chiều dài đoàn tầu là

\(\dfrac{17}{50}-\dfrac{3}{10}=\dfrac{1}{25}=0,04km=40m\)

 

 

 

17 tháng 9 2021

 

Hình ảnh làng quê Việt Nam gắn liền với cánh cò bay lả bay la, với dòng sông vắt ngang qua mơ màng, với khói lam chiều từ ống bếp nhà ai đầy mờ ảo. Và có một biểu tượng quen thuộc cho nét thanh bình của vùng đất nông thôn. Đó chính là con trâu.

Trâu Việt Nam vốn có gốc gác từ loại trâu rừng, sống hoang dã, sau đó được con người thuần hóa và dần dần thân thiết như bây giờ và đa phần chúng đều thuộc nhóm trâu đầm lầy. Bởi vậy chúng ta vẫn hay bắt gặp chúng đằm mình thư thái trong các đầm hoặc những quãng sông nông. Trâu thuộc loài lớp thú, động vật có vú. Màu đặc trưng của nó là màu xám đen, khác hẳn với bò là màu vàng nâu dù cả hai là họ hàng với nhau. Trâu có một thân hình vạm vỡ như một thanh niên trai tráng nhưng chiều cao lại thấp. Chiếc bụng của nó phình ra to hơn cả thân hình. Lúc nó đi cái bụng cứ ngúc nga ngúc nguẩy. Trên đầu của nó có một chiếc sừng ngắn, hình lưỡi liềm. Điều đặc biệt là trâu không có hàm răng trên. Nó gắn với câu chuyện của dân gian "Trí khôn của ta đây", vì trâu mải lăn ra cười mà va phải tảng đá nên gãy hết răng. Đó chỉ là cách lý giải vui nhộn còn theo sự nghiên cứu khoa học, hàm trên của trâu đã được thay bằng một tấm nệm để thuận tiện hơn trong quá trình xử lí thức ăn. Trâu cũng là loài động vật nhai lại và sức ăn cũng như sức chứa của nó khá là lớn. Trâu sinh sản không nhiều, hai năm mới có một đứa hoặc ba năm được hai đứa là nhiều bởi thời gian mang thai của nó rất dài thường rơi vào khoảng hơn ba trăm ngày.

Trâu đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người nông dân. Từ sáng sớm tinh mơ, nó đã cùng các chú các bác ra đồng làm việc. Trâu có sức kéo tốt nên thường phụ trách công việc cày bừa. Những đồng ruộng trở nên tơi xốp hơn dưới đường cày của trâu. Ngoài ra chúng còn giúp người dân kéo một số đồ dùng. Thịt trâu cũng là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, là nguyên liệu quan trọng của nhiều món ăn. Thịt trâu còn được coi là đặc sản với giá thành không hề rẻ. Trâu còn cung cấp da, sừng để làm đồ thủ công mỹ nghệ trưng bày trong nhà cửa. Chính vì những tác dụng của nó, trâu được coi là người bạn, là tài sản quý mà người nông dân dày công chăm sóc. Xét đến cùng, trâu đem đến cho gia đình ở vùng quê thôn dã những giá trị kinh tế để cải thiện đời sống.

Nhưng đâu chỉ có thế, trâu còn là người bạn của những đứa trẻ, của những chú mục đồng. Hình ảnh chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo đã đi vào trong bao bài thơ, câu ca, bức tranh, là nguồn cảm hứng khơi gợi cho văn chương nghệ thuật. Nhân dân còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút rất nhiều khách du lịch. Trâu đi vào tâm linh, văn hóa của người Việt. Và trong lần đăng cai SEA Game 22, Việt Nam đã chọn con trâu vàng làm biểu tượng linh vật.

Để chăm sóc một con trâu vừa dễ cũng vừa khó. Thức ăn cho trâu đa số là cỏ nhưng chúng không phải loài động vật ngắn hạn như vịt gà mà nuôi một con trâu trung bình phải mất vài năm. Người dân cũng phải chú ý tiêm phòng đầy đủ, khi có dấu hiệu ốm phải gọi bác sĩ thú ý đến kiểm tra. Những mùa mưa rét, gió bão những người nông dân lại kiếm rơm rạ, dự trữ thức ăn để bảo vệ gia súc quý giá của mình.

Con trâu vẫn luôn là người bạn, một tài sản mà người nông dân Việt Nam luôn trân quý!

Đây bạn nhé !

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.

2 tháng 2 2020

Cảm ơn nha Quân_Nguyễn 

17 tháng 1 2022

hong pé ơi =)

15 tháng 11 2021

 T I C K cho mk đi mà

15 tháng 11 2021

Mẹ em vốn ở quê, lấy ba em ở Hà Nội lại vì công việc nên cũng ít có dịp về ngoại chơi. Đặc biệt, mỗi dịp tết mẹ em nhớ nhà vô cùng, sau nhiều năm chưa ăn tết tại quê ngoại, năm ngoái ba mẹ em quyết định đưa cả nhà về quê đón tết.

Em nhớ mãi những ngày tết âm lịch ở quê, thật đẹp và bình yên, không quá ồn ào, náo nhiệt như trên thành phố, mọi người cũng gần gũi, thân tình hơn. Em thích nhất là đêm ba mươi, khi cả nhà sum họp, quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng, rồi cùng nhau chờ đợi thời khắc giao thừa điểm năm mới, có gì đó thật sự rất thiêng liêng.

Ngay chiều ba mươi, sau khi dọn dẹp và bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên ngoại phân công cho mọi người từng nhiệm vụ, bà và ông sắp bánh vào nồi, lên lửa để đun, mẹ và thím chuẩn bị đồ ăn cho bữa tất niên cuối năm còn em sẽ chơi với cu Bi nhà chú. Mọi thứ xong xuôi cũng là lúc cô, chú dì vừa qua, mọi người dọn mâm cơm tất niên rồi cùng nhau thưởng thức. Rất nhiều món ngon là đặc sản quê hương được bà dọn để chiêu đãi cả nhà, nào là bánh lọc, bánh canh, nào là chắt chắt, cá kho,...món nào cũng rất đẹp mắt và ngon miệng vô cùng. Đặc biệt, bà làm món mẹ em thích nhất hồi nhỏ là thịt xào măng ngon lắm, bà bảo: " Ưu tiên mẹ Mai bao nhiêu năm mới được ăn tết ở nhà, bà làm món mẹ thích đấy". Mọi người kể cho nhau nghe những câu chuyện và thành quả trong một năm qua, có những khó khăn, trắc trở và cả những thuận lợi, niềm vui riêng. Song, sau tất cả là sự đoàn tụ, bình an cho cả gia đình là điều may mắn nhất. Suốt bữa ăn, em thấy ngoại cười hoài, ngoại bảo: "Năm nào các con các cháu cũng về ăn tết với ngoại có phải vui không?". em thương ngoại lắm, ngoại vẫn vậy, vẫn luôn dành cho chúng em những ân cần và yêu thương nhất.

Bữa cơm xong, mọi người ra hiên nhà uống trà, ăn hoa quả tráng miệng dưới ánh trăng dịu hiền của mẹ thiên nhiên. Bên góc bếp bố và ông ngoại đang đun nồi bánh cho kịp giao thừa. Sau đó, cả nhà cùng lại nấu bánh, tiếp tục những câu chuyện thú vị, chuyện chị Anh Thư con bác năm đỗ trường Đại học y ở Huế, chuyện bác sĩ Mai Anh vừa được nhận đi đào tạo ở Mỹ, chuyện bé Hiền con bác Bảy nhà hàng xóm tuy bố mẹ nghèo mà học rất giỏi lại siêng năng, ngoan ngoãn,....

Giao thừa sắp điểm, nồi bánh cũng vừa chín, nồi bánh chưng thơm phức, bố em sắp bánh lên bàn thờ tổ tiên. Ở quê không có pháo hoa như trên Hà Nội nhưng không bởi thế mà không khí ngày tết bớt náo nhiệt. Đêm giao thừa, cả nhà cùng nghe thư chúc tết của chủ tịch nước và xem pháo hoa qua vô tuyến truyền hình. Mẹ lì xì cho ông bà ngoại, chúc ông bà sức khoẻ, sống lâu bên con cháu. em chúc bà mãi vui cười như bây giờ. Bà tặng cho em món quà đầu năm mới là chiếc vòng tay nhỏ xinh, bà bảo, chiếc vòng này là của cô Gái mua tặng bà, bây giờ bà tặng cháu, chúc em tuổi mới học thật giỏi, chăm ngoan để cả nhà cùng vui. em hứa với bà sẽ cố gắng thật nhiều, sẽ là đứa cháu giỏi giang để bà thật hạnh phúc và tự hào.

Một đêm giao thừa thật đầm ấm và đáng nhớ, em thật vui, thầm cảm ơn ông trời đã mang em đến, cho em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình mình, của ông bà, ba mẹ và những người thân yêu.

22 tháng 12 2021

-425-(-67+57-452)

=-425+67-57+452

=[-425+425]+(67-57)

=0+0=0

22 tháng 12 2021

-425-(-67+75-452)

=-425+67-75+452

=-(425+75)+(67+452)

=(-500)+519

=19

1 tháng 4 2022

Dài quá ;-;

1 tháng 4 2022

Ko phải câu 4 bài 1 đâu ạ

4:

1: Xét ΔBMD vuông tại M và ΔBHD vuông tại H có

BD chung

góc MBD=góc HBD

=>ΔBMD=ΔBHD

2: Xét ΔDMA vuông tại M và ΔDHN vuông tại H có

DM=DH

góc ADM=góc HDN

=>ΔDMA=ΔDHN

=>DA=DN

=>ΔDAN cân tại D

góc CAN+góc BAN=90 độ

góc HAN+góc BNA=90 độ

mà góc BAN=góc BNA

nên góc CAN=góc HAN

=>AN là phân giác của góc HAC

 

11 tháng 5 2022

mik mới trl câu 1 đó bạn

11 tháng 5 2022

Tham khảo nha:

câu 2:

-vì sao việc sử dụng cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất?

+Việc sử dụng cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất vì đất sử dụng lâu sẽ bị thoái hóa, bạc màu, nghèo dinh dưỡng...

+Do đó, cần phải cải tạo đất để tăng độ phì nhiêu cho đất, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của đất.

-hãy cho biết một số biện pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm nước sông và hồ

+Sử dụng tiết kiệm nước và tận dụng những nguồn nước tự nhiên như nước mưa; - Hướng đến nông nghiệp xanh, hạn chế thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ;

+Tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước sạch,...