K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2019

mưa đã tạnh,bầu trời lại trong veo như chưa có j xảy ra cả.từng đàn mây lại đuổi nhau tung tăng khắp trời.dưới đất,những bông hoa như vừa đc tắm lại đang khoe sắc như muốn cảm ơn những giọt mưa mát lạnh kia.rồi thì từng đàn 1,lũ gà bám đuối nhau chạy nhảy quanh vườn,chắc nó nghĩ :mưa to thế chắc cx đc kha khá mồi ngon.còn mẹ chúng thì chỉ mong s nhanh khô bộ váy đã ướt đẫm nc mữa lúc lùa chúng vào tổ.đến cả những con vật lười nhất như bọn mèo cũng rũ lông mà ngẩng dậy. những con ông chăm chỉ nhất thì đã  vướn mình bay múa khắp các cánh đồng hoa.cảnh đường phố bây h cx tấp nập hẳn.từng dòng người vội vã lấy xe,đi thẳng đến công ti,trường học,...vốn quên thuộc nay huyên náo hẳn.có cô rũ rau đem bán,có bà lẩm cẩm quét sân,mấy em bé lại tung tăng vui đùa,..cảnh sắc lúc này thật đẹp làm s.

tks

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trường từ vựng diễn tả tâm trạng: in đậm.

Qua đoạn trích, tác giả đã diễn tả tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng  với người mẹ bất hạnh khiến người đọc cảm động sâu sắc. Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn. Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi". Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt. Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.

7 tháng 11 2021

Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một văn bản tiêu biểu trong thời  kì mấy giờ nói về người phụ nữ có đầy tinh nhần mạnh mẽ, và đồng thời giản ánh sự cực khổ của của những người nông dân trong xã hội cũ bị Thực Dân Pháp xâm lược. Trong văn bản người mà đã để lại ấn tưởng sâu sắc trong tôi đó là nhân vật chị Dậu. Chị một lòng muốn bảo vệ chính người chồng của mình một cahc chu đáo nhất (nấu cháo cho chồng ăn, quạt cho chồng ngủ, rón rén ân cần, để ý chồng ăn có ngon miện không..). Chị là người vợ thương yêu chồng hết mực, sẵn sàng đánh trả bọn Cai Lệ để bảo vệ chồng. Tuy đó là tên tay sai chuyên nghiệp và đầy hung bạo lòng lan giả thú và sẵn sàng gây tội ác để đạt được mục đích của mình. Nó chính là hiện thân của bộ mặt tàn ác bất nhân bất nghĩa của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Chị  Dậu là người phụ nữa có tinh thanahf phản kháng mạnh mẽ. Được thể hiện rõ qua thái độ của chị. Ban đầu chị một mực van xin với lời lẽ cam chịu: Bẩm ông, xưng cháu, chị dám đỡ lấy tay. Sau đó tên Cai Lệ bịt vào ngực chị Dậu, chị liều mạng cự lại bằng lí: Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ. Lời nói cảnh báo với tư thế ngang hàng qua cách xưng hô: Tôi – ông. Và khi tên Cai Lệ đạp vào mặt chị và sấn đến trói anh Dậu. Và chị đã cự lại bằng lực, chị nghiến hai hàm răng nói “ Mày trói chồng cho bà mày xem”. Những lời lẽ của bà đầy sự thách thức và đanh đá và mạnh mẽ. Chị Dậu khi đó hiện lên thật là đẹp. Với tinh thần phản kháng. Qua câu nói “ Thà ngồi tù chứ không để chúng làm tình làm tội”. Qua đó cho ta thấy chị là người phụ nữa giàu lòng yêu thương ông, có sức sống mạnh và một tinh thần chiến đầu mạnh mẽ tiềm tàng.

4 tháng 4 2021

Tham khảo:

Bác Hồ sống rất giản dị. Bác Hồ- vị cha già của dân tộc Việt Nam, những công lao to lớn của minh Bác đã đưa con thuyền độc lập dân tộc cập bến bờ. Bác Hồ chính là một tấm gương mà chúng ta noi theo, không chỉ vì sự hy sinh của Bác mà còn học tập lối sống giản dị của Người. Được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác, thấy được bác là giản dị trong việc ăn, mặc, ở. Bác mặc bộ ka-ki đã bạc màu, đôi dép cao su mà " Bác đi từ thuở chiến khu Bác về". Bữa cơm đạm bạc " cháo bẹ, rau măng", và nơi ở của Bác cũng rất đơn sơ, mộc mạc. Không chỉ vậy, mà Bác còn giản dị trong tác phong, trong lối viết lách, nói chuyện. Tạo nên sự gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Điều đó cũng là điều mà khiến Bác được mọi người yêu quý và kính trọng.

9 tháng 7 2021

3===D

26 tháng 12 2022

Biểu hiện của tình yêu tổ quốc rất phong phú. 

Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.

Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.

Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về. Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm. Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.  Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.

Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Ngày nay xã hội phát triển ko ngừng. Con người lun phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? mỗi người đều có 1 cách học riêng. bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp vs làm bài tập. vậy tại sao phải kết hợp cả 2? khi học thì ta đã tiếp thu thêm 1 phần kiến thức. học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, ko có thực chất. giả sử những môn như toán, lý, hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà ko làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những j đã học vào đời sống thực tế hay ko? nếu ko làm bài tập thì sau 1 thời gian bạn sẽ quên đi những kiến thức đã học vì bạn ko rèn luyện nó và ko hoàn thiện nó. chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu bạn có thể làm tốt chúng khi ko học lí thuyết? ko học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. thực tế đã cho ta thấy điều đó! có 1 số bạn hs ko rèn luyện những kiến thức thu thập được bẳng cách làm bài tập. sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. còn những bạn hs rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ vs nhau. vì vậy học kết hợp vs làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

Tham khảo của bạn Minh Nguyệt nha .

26 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Câu 3:

Có đoạn nào nói chị Dậu yêu thương làng xóm à?

a, 

Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ thời xưa. Chị là hình ảnh người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con, có lòng vị tha và biết hi sinh .Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại bị những nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Câu BĐ: In đậm nghiêng

b,

 

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Bọn cai lệ hung hăng hơn thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được, chị phải đứng lên bảo vệ chồng. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện. 

Câu ghép: In đậm nghiêng