K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 6 2019

Lý Lan là một cây bút viết văn xuôi tuỳ bút có chất giọng riêng nhẹ nhàng, thủ thỉ tâm tình, dễ dàng đi vào lòng người. Nhắc đến cây bút này, người ta sẽ nhớ ngay đến những câu văn trong sáng, đậm tình mẫu tử trong đoạn văn tuỳ bút : “Cổng trường mở ra” diễn tả tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày đầu đi học của đứa con nhỏ bé bòng.

Đoạn văn là những dòng tâm trạng vừa vui mừng, vừa buồn lo, khó tả của mẹ khi nghĩ về con trước ngày khai trường đầu tiên. Lý Lan không xây dựng một cốt truyện nào, không có tình tiết gay cấn, mâu thuẫn mà đoạn văn cứ nhẹ nhàng đi vào lòng người những câu chữ đong đầy nỗi niềm tâm trạng của người mẹ. Đó là những lời chia sẻ về những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả hay của nhân vật người mẹ, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình, có sự hạnh phúc vui vẻ khi nhớ lại quá khứ.

Bài văn là những dòng tâm trạng đối lập của mẹ và đứa con. Đứa con vẫn như mọi ngày “giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.” Mặc dù cũng có những háo hức như những chuyến đi chơi xa nhưng chỉ cần mẹ dỗ ngọt một câu là lại có thể lăn ra ngủ, vô tư mà không băn khoăn.

Nhưng trái lại với con, mẹ lại trằn trọc không ngủ được. Trong buổi tối không ngủ ấy, mẹ giúp con chuẩn bị quần áo, đồ dùng học tập cho ngày mai, mẹ làm vài việc vặt, mẹ làm một vài chuyện riêng của mẹ,… nhưng mẹ chẳng tập trung. Mẹ tự nhủ đi ngủ sớm nhưng trằn trọc không thể ngủ. Những việc mẹ làm thực chất chẳng có gì khó khăn, mà đó là những việc nhỏ bé, thường nhật nhưng nó lại đong đầy tình cảm của mẹ dành cho con. Mẹ lo lắng cho con, chăm sóc, yêu thương con từ nhũng điều nhỏ bé nhất. Mẹ làm mọi điều vì con.

Nghĩ đến ngày khai giảng của con, mẹ nhớ lại một thời tuổi thơ của mẹ, một phần kỉ niệm về ngày đi học của mẹ. Câu văn “Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc bài trầm bổng: Hằng năm cứ vào cuối thu – mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.” như lời nhắn nhủ của mẹ với con, mẹ muốn truyền cho con cái rực rỡ, cái xao xuyến cho con niềm vui, sự xốn sang để con khắc ghi mãi mãi ngày đầu khai giảng của con. Mẹ nhớ đến bà ngoại rồi nghĩ đến sau này con cũng sẽ như mẹ đêm nay, và trong sớm mai. Hình dung của mẹ về ngày khai giảng của học sinh Nhật Bản : “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ.” Đây là câu văn đầy ý nhân văn của Lý Lan về giá trị quan trọng của nền giáo dục. Đó là sự khẳng định về việc học, về giáo dục đối với con trẻ. “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.” Sự khẳng định, đề cao giáo dục như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, mà sâu sắc dành đến không chỉ con mà còn là toàn nhân loại về nền giáo dục quan trọng với mỗi cá nhân. Với mẹ trường học chính là thế giới kì diệu, đó là nơi cho con tri thức, cho con ước mơ, cho con nền tảng để bước tới thành công.

“Cổng trường mở ra” là lời tự sự trải lòng của người mẹ trong đêm trước ngày khai giảng đầu tiên của con. Những lời văn nhẹ nhàng, tâm tình thủ thỉ gợi lại bao niềm cảm xúc trong mỗi người đọc để nhớ lại về ngày khai giảng đầu tiên của mình.

13 tháng 6 2019

Cổng trường mở ra một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Lý Lan, tác phẩm đã ghi lại những cảm xúc trong sáng về ngày đầu tiên đến trường. Trong văn bản, nổi bật lên là chân dung tâm trạng của người mẹ về ngày đầu tiên đến trường của con, đồng thời mẹ cũng sống lại cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường của chính mình.

Để bộc lộ nỗi niềm, tình cảm của bản thân, người mẹ đã chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí tâm sự. Bởi vậy, hình thức văn bản là lời mẹ tâm sự với con nhưng thực tế đây lại chính là tâm sự, độc thoại của mẹ với chính mình. Với hình thức này, tác giả dễ dàng để cho nhân vật tự bộc lộ các cung bậc cảm xúc khác nhau của mình.

Trước hết, nhân vật mẹ là người hết sức chu đáo, yêu thương con.. Sự chu đáo của mẹ thể hiện trong từng hành động nhỏ như “đắp mền, buông mùng, ém góc” mẹ ấu yếm nhìn con ngủ và một lát mẹ lại xem những đồ đã chuẩn bị cho con đã đầy đủ hay chưa. Không chỉ vậy mẹ còn chuẩn bị đầy đủ cho con cả về vật chất và tinh thần. Về vật chất mẹ chuẩn bị: “quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng” để con có thể cảm nhận rõ ràng tầm quan trọng của ngày đầu tiên đến trường, của một cấp học mới. Và mẹ cũng tin tưởng vào con có đủ sự bản lĩnh, tự tin để bước vào môi trường mới, làm quen với bạn bè và thầy cô mới.

Trong đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không sao ngủ được, phải chăng vì bồi hồi, xúc động trước một ngày trọng đại, người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về đứa con vừa buâng khuâng, xao xuyến khi nhớ về ngày đầu đến trường của chính mình. Ngày đầu khai trường của con còn làm sống dậy ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đến trường khi còn nhỏ của mẹ: “Ngày mẹ con nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng ngoài cái thế giới mà mẹ bước vào” .

Qua tình cảm, suy nghĩ của mẹ còn thấy được sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với trẻ em, đối với sự nghiệp giáo dục, đồng thời còn thấy được vai trò quan trọng của giáo dục đối với mỗi người.

Để nhấn mạnh vào tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là ngày đầu tiên đến trường, người mẹ đã nhiều lần nhắc lại ý: “con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”, “con không có mỗi bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ” “chuẩn bị cho buổi lễ long trọng này” “cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy” . Với việc nhắc đi nhắc lại điều này suốt chiều dài tác phẩm đã cho thấy người mẹ ý thức rõ ràng tầm quan trọng của giáo dục đối với mỗi con người.

Không dừng lại ở đó, người mẹ còn sử dụng câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, đó là ngày lễ của toàn xã hội. Các quan chức đến dự lễ khai giảng, có những chính sách điều chỉnh kịp thời với giáo dục. Những việc làm, những hành động đó cho thấy giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, bởi “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này” .

Qua tác phẩm, đã thể hiện tấm lòng yêu thương con sâu sắc, sự chu đáo, ân cần của mẹ trước ngày khai giảng của con. Đồng thời thấy được sự quan tâm của xã hội với giáo dục và vai trò của giáo dục đới với thế hệ tương lai, với sự phát triển chung của đất nc.

8 tháng 9 2021

        Văn bản "Cổng trưỡng mở ra" và cả văn bản "mẹ tôi" đều đã khắc họa một cách chân thực và cảm động tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con.

    Đêm nay, không như những đếm khác, ngày mai là ngyaf tựu trường đầu tiên của con, ắt hản, mẹ sẽ phải lo lắng lắm. Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường, chăm sóc con dặn dò con trước khi tới lớp của bài " Công trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại những ngày đầu tiên của chính mình. Nhưng còn hơn sự hồi hộp, lo lắng của những ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua. Những kí ức ấy từ đâu ạt dào về bên mẹ.

    Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con. Cậu bé EN-rin-cô đã hỗn láo với mẹ , vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu, người bố đã vô cùng giận dữ

    Cả 2 văn bản đều toát lên nét đẹp của người mẹ. Chúng đều khuyên răn ta, nên bt yêu thương, kình trọng mẹ, người đã đứt ruột đẻ ra ta, người đã phải chịu đã hằng giờ để cho ta đc ra đời, ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, mẹ là người sẽ giúp chúng ta bay cao, bay xa trong tương lai.

8 tháng 9 2021

Bn ơi từ Cổng trường mở ra và Mẹ tôi của bn phải để trong ngoặc kép nhé

25 tháng 10 2021

Tham khảo:

"Bánh trôi nước" là một trong những tác phẩm viết hay nhất về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ thời phong kiến. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

25 tháng 10 2021

nhanh giúp mình mọi người ơi :<

28 tháng 12 2021

XD  hahahahahah

28 tháng 12 2021

Tham khảo:

 

Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút - bút kí Nhớ... Sài Gòn tập I của Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm.

Bài tuỳ bút mở đầu bằng những ấn tượng chung về Sài Gòn: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Một sự cảm nhận thật độc đáo, với hình ảnh so sánh liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị.

Từ ấn tượng chung, tác giả đột ngột chuyển sang bày tỏ trực tiếp tình yêu Sài Gòn của mình:

Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả những đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng vào buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn những cây xanh che chở.

Ngay trong phần đầu của bài tuỳ bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của mình với thành phố Sài Gòn. Điệp từ tôi yêu được điệp lại ở đầu các câu văn như ngân đi ngân lại điệp khúc tình yêu, như nhấn thêm vào bản đàn tâm trạng rộn rã yêu thương của nhà văn.

Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái đáng yêu, cả những điều không mấy dễ chịu của nó. Dường như hình ảnh Sài Gòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành một phần máu thịt không thể thiếu trong cuộc sống của ông.

Tình yêu Sài Gòn sâu nặng khiến nhà văn có được cảm nhận thật chính xác và tinh nhạy về thành phố. Con mắt tinh tường của nhà văn nhận ra cả cái sắc nắng "ngọt ngào" buổi sớm mai, cái "nhớ thương" của cơn gió lộng buổi chiều, cái ào ào đột ngột của những cơn mưa nhiệt đới; cả sự "trái chứng" của thời tiết đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh; cả cái nhịp sống đa dạng của phố phường; thưa thớt về đêm khuya, náo động, dập dìu vào giờ cao điểm; cả cái không khí mát dịu, thanh sạch ở những con đường rợp bóng cây xanh... Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và những nét riêng biệt cho thành phố phương Nam này.

Có thể nói, đây là đoạn văn kết hợp cảm xúc với quan sát tinh tế, đậm chất trữ tình.

Sau những dòng cảm xúc trữ tình, nhà văn chuyển sang những cảm nhận và bình luận về người Sài Gòn . Phải chăng, ông muốn lí giải kĩ hơn căn nguyên sâu xa tình yêu Sài Gòn của mình: không chỉ yêu nhịp sống, thời tiết, phong cảnh mà còn yêu hơn người Sài Gòn.

Người từ bốn phương hội về đây, rồi nhanh chóng hoà hợp thành người Sài Gòn. Thành phố bao dung và nhân hậu này bao giờ cũng dang hai cánh tay rộng mở mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Một thành phố như vậy, lẽ nào lại không yêu? Và có lẽ tình yêu Sài Gòn không chỉ là của riêng nhà văn.

Yêu Sài Gòn, tác giả yêu tất cả những con người Sài Gòn và nhận ra ở họ bao nét đẹp tâm hồn, làm nên một phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng:

Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán, người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh đều rất chân thành, bộc trực.
Theo tác giả, phong cách ấy đã được kết tinh, trải nghiệm trong một thời gian dài của cuộc sống, được thử thách trong cam go của lịch sử.
Giới thiệu về phong cách người Sài Gòn, tác giả đi sâu vào giới thiệu phong cách của cô gái Sài Gòn - những bông hoa của thành phố làm cho thành phố thêm rực rỡ hơn hương thơm và sắc màu.
Cách viết xen lẫn những dòng cảm nhận và những lời bình luận của Minh Hương làm cho đoạn văn vừa đậm đà cảm xúc trữ tình, vừa giàu chất suy ngẫm.
Bài tuỳ bút kết thúc bằng việc khẳng định lại tình yêu son sắt thuỷ chung và mong ước tha thiết của nhà văn:

Vậy đó, tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi mong ước mọi người, nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.

Cách kết thúc như vậy khiến cho chủ đề được xoáy sâu, nổi bật lên mà để lại những dư âm trong người đọc.

4 tháng 3 2022

Tham khảo:

Từ văn bản Chiếu dời đô, ta có thể nhìn nhận được sự lập luận sắc bén, thuyết phục, vừa thấu tình đạt lý, có cả lý cả tình của nhà vua. Và quyết định ấy được lập luận bằng hệ thống luận điểm vô cùng sắc bén của nhà vua. Nhà vua đã chỉ ra rằng việc dời đô là bắt buộc trong tình cảnh lúc bấy giờ đó là đất nước đã được hòa bình nên việc đóng đô ở vùng rừng núi hiểm trở Ninh Bình không còn thích hợp nữa. Đồng thời, nhà vua cũng đưa ra những bằng chứng về thuận lợi của mảnh đất Đại La. Lịch sử hơn 1000 năm đã thể hiện được sự anh minh, sáng suốt và tài tình của nhà vua. Đại La xưa- Hà Nội nay dù đã trải qua 1000 năm lịch sử nhưng Hà Nội vẫn là thủ đô bình yên của đất nước Việt Nam yêu dấu, yên bình mà yêu dấu, là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa quan trọng. Quyết định dời đô của nhà vua đã được chứng minh sự đúng đắn bằng sự tồn tại trường tồn của Hà Nội ngày nay. Phải chăng nhà vua là người có khả năng nhìn thấu được tương lai để đưa ra quyết định đúng đắn và vĩ đại đến nhường vậy? Tóm lại, quyết định dời đô của vua Lý Công Uẩn là một trong những quyết định lớn thể hiện sự sáng suốt và anh minh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

** câu nghi vấn được in đậm

1 tháng 11 2021

Ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh mà đứa trẻ ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười đó chứa đầy tình yêu thương của mẹ đối với con.
Nụ cười của mẹ luôn ở bên tôi từ trước tới nay. từ những ngày tôi còn lững chữnh tập đi, cho đến khi tôi bập bẹ biết nói, lúc nào mẹ cũng cười để động viên tôi, cho dù tôi nói còn ngọng líu ngọng lo . Rồi đến khi tôi đi học cũng luôn có nụ cười của mẹ ở bên cạnh. Những lần tôi hớn hở, khoe mẹ điểm chín, điểm mười, mẹ lại mỉm cười sung sướng. Mỗi lần như vậy, tôi vui lắm. Nhưng cũng có khi tôi gặp điểm kém hay chuyện gì buồn, mẹ lại đến bên an ủi, động viên tôi, và chính nụ cười của mẹ đã làm tôi cố gắng hơn.
Nhớ lại hồi đó, tôi là cây toán của lớp, hơn nữa lại học văn tốt. Tuy vậy tôi có nhược điểm là chữ tôi rất xấu. Vì vậy mà các bài kiểm tra của tôi thường bị trừ điểm trình bày. Bài nào cũng bị trừ một điểm, có khi là hai điểm. Khi xem những bài kiểm tra ấy, mẹ tôi không mắng mỏ gì mà vẫn mỉm cười, nhắc nhở tôi nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm
Vậy là tôi quyết tâm luyện chữ cho thật đẹp. Và rồi tôi đã là người viết chữ đẹp nhất nhì trong lớp. Bài kiểm tra của tôi bây giờ đỏ chói, toàn những điểm chín, điểm mười.
Mẹ tôi rất tự hào về tôi, cầm bài kiểm tra của tôi, mẹ nở một nụ cười sung sướng.
Giờ đây, tôi có thể hiểu rằng, tôi có thể tạo ra nụ cười của mẹ. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi đẻ mẹ vui long. Rồi sau này, khi lớn lên. nụ cười ấy vẫn sẽ luôn bên tôi, an ủi, đọng viên tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió cuộc đời.
Nụ cười cười của của mẹ thật có ý nghĩa phải không. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ thấy tình yêu thương chan chứa trong nụ cười hiền hậu của mẹ.

1 tháng 11 2021

tham khảo Ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh mà đứa trẻ ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười đó chứa đầy tình yêu thương của mẹ đối với con.
Nụ cười của mẹ luôn ở bên tôi từ trước tới nay. từ những ngày tôi còn lững chữnh tập đi, cho đến khi tôi bập bẹ biết nói, lúc nào mẹ cũng cười để động viên tôi, cho dù tôi nói còn ngọng líu ngọng lo . Rồi đến khi tôi đi học cũng luôn có nụ cười của mẹ ở bên cạnh. Những lần tôi hớn hở, khoe mẹ điểm chín, điểm mười, mẹ lại mỉm cười sung sướng. Mỗi lần như vậy, tôi vui lắm. Nhưng cũng có khi tôi gặp điểm kém hay chuyện gì buồn, mẹ lại đến bên an ủi, động viên tôi, và chính nụ cười của mẹ đã làm tôi cố gắng hơn.
Nhớ lại hồi đó, tôi là cây toán của lớp, hơn nữa lại học văn tốt. Tuy vậy tôi có nhược điểm là chữ tôi rất xấu. Vì vậy mà các bài kiểm tra của tôi thường bị trừ điểm trình bày. Bài nào cũng bị trừ một điểm, có khi là hai điểm. Khi xem những bài kiểm tra ấy, mẹ tôi không mắng mỏ gì mà vẫn mỉm cười, nhắc nhở tôi nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm
Vậy là tôi quyết tâm luyện chữ cho thật đẹp. Và rồi tôi đã là người viết chữ đẹp nhất nhì trong lớp. Bài kiểm tra của tôi bây giờ đỏ chói, toàn những điểm chín, điểm mười.
Mẹ tôi rất tự hào về tôi, cầm bài kiểm tra của tôi, mẹ nở một nụ cười sung sướng.
Giờ đây, tôi có thể hiểu rằng, tôi có thể tạo ra nụ cười của mẹ. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi đẻ mẹ vui long. Rồi sau này, khi lớn lên. nụ cười ấy vẫn sẽ luôn bên tôi, an ủi, đọng viên tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió cuộc đời.
Nụ cười cười của của mẹ thật có ý nghĩa phải không. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ thấy tình yêu thương chan chứa trong nụ cười hiền hậu của mẹ.

19 tháng 9 2021

Mẹ là người sinh ra ta và có biết bao bài ca đã từng viết về mẹ. Bố lại là người luôn mạnh mẽ trước bao biến cố trong cuộc đời, dạy ta rắn giỏi đứng lên từ vấp ngã. Bố, mẹ là những người chúng ta gọi tên hàng ngày. Hạnh phúc vẹn tròn khi có bố ở bên. Em cũng vậy!

Bố em năm nay 40 tuổi rồi. Bố làm nghề thợ mộc, đây là nghề ông dạy bố từ nhỏ. Bố yêu nghề như yêu những con người luôn bên cạnh và đem niềm vui đến cho bố. Bố là người có dáng người cao, vạm vỡ dáng người ấy rất phù hợp với nghề nghiệp của bố. Bố có thể lấy dụng cụ một cách dễ dàng vì cánh tay bố dài và linh hoạt. 

Bố cũng di chuyển rất nhanh, từ khâu lấy gỗ, kiến tạo, mọi công việc bố đều sắp xếp rất chu đáo, gọn gàng. Có lẽ vì vậy mà bàn tay bố không hề mềm mại, thô và chai sần nhưng lại vô cùng khéo léo, sản phẩm của bố độc đáo và ưng ý với mọi người. Với em, đó là bàn tay rất đặc biệt. Bố em có khuôn mặt tròn, đôi mắt bố luôn nhìn mọi người thân thiện, có lẽ cũng do nghề nghiệp đem lại niềm vui nên đôi mắt bố không hề tỏ ra mệt mỏi mà luôn sáng lên một cách kỳ lạ. 

40 tuổi nhưng mái tóc bố không còn đen. Ngoài thời gian giúp em học bài, cùng mẹ làm những việc nặng nhọc, bố luôn ngồi ở xưởng gỗ để làm việc. Những lớp bụi của gỗ bám vào tóc làm cho bố như già đi. Em nhìn rõ hơn những sợi tóc bạc khi bố xoa xoa lớp bụi bám ấy. Khi làm việc, bố thường mặc những bộ quần áo tối màu, bố lúc nào cũng cần mẫn, tỉ mỉ trong từng sản phẩm và bố thường cài bút chì trên đôi tai rất điêu nghệ. 

Những vật dụng trong nhà đều do bố làm cả, bố dành riêng cho em một giá sách được sơn bóng loáng, gửi gắm niềm mong muốn em sẽ cố gắng học tập. Bố không sở hữu chất giọng êm, ngọt ngào như của mẹ. Giọng bố ấm áp, truyền cảm, bố truyền đạt rất dễ hiểu và luôn ân cần với em. Nhất là lúc em gặp những bài toán khó hiểu, bố kiên trì giảng giải và luôn thúc đẩy em phải nỗ lực hết mình. Em thấy khâm phục bố lắm!

Bố là người sống kín đáo, tế nhị, không hề mất lòng ai. Mặc dù miệt mài với công việc nhưng bố luôn dành thời gian quan tâm tới gia đình. Em sẽ học tập ở bố đức kiên trì, bền bỉ. Với bản thân em, bố mang lại niềm tin rất lớn. Em thầm cảm ơn bố đã cho em một gia đình hạnh phúc, đủ đầy.

24 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

1. 

Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.

2.

Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

24 tháng 10 2021

thanks 

 

2 tháng 3 2022

tham khảo :
  Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

2 tháng 3 2022

 Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất trong trái tim mỗi người. Ta-go, một nhà thơ nổi tiếng của Ấn Độ, ông đã thể hiện tình cảm cao quý ấy qua lăng kính của một cậu bé trong những câu chuyện kể về mẹ. Trong câu chuyện mây rủ đi chơi xa, cậu bé khao khát được bay lên ngắm bình minh và vầng trăng trên trời cao. Nhưng khi nhận câu trả lời:”hãy đến tận cùng của trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Cậu đã nghĩ đến mẹ và nhận ra rằng không thể rời xa mẹ để theo đuổi thú vui của mình. Thay vào đó, là một trò chơi với mẹ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng”. Như vậy, thay vì đi xa đến chân trời góc bể, người con đã lựa chọn ở lại bên mẹ và cùng mẹ khám phá về thiên nhiên trong mái nhà ấm áp như trời cao xanh thẳm. Chỉ cần có mẹ, nơi ấy con có niềm vui và hạnh phúc. Và rồi đứng trước biển cả rộng lớn, cậu muốn là con sóng, đi xa bờ và khám phá đại dương bao la. Nhưng cậu chợt nhận ra “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. Đó không chỉ là tình yêu tha thiết dành cho đấng sinh thành, đó còn là trách nhiệm của cậu bé khi nhớ tới lời dặn của mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng luôn mong mẹ sẽ là vầng trăng dịu mát hay bến bờ để con có thể trở về trong vòng tay ấm áp, yêu thương. Và để con có thể thủ thỉ mọi điều hay chỉ là những câu chuyện nhỏ, để được mẹ lắng nghe và sẻ chia tất cả. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu từ những gì giản dị, gần gũi và thân thương đến thế. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

16 tháng 10 2023

   Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật gây ấn tượng sâu sắc với rất nhiều thế hệ bạn đọc. Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng, hừng hực khí thế tuổi trẻ. Đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ, mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, Dế Mèn lại khá kiêu ngạo và khinh người. Cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình, tự coi bản thân là bề trên. Đặc biệt là Dế Mèn còn vô cùng bốc đồng nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng trở thành bài học về đạo đức làm người khiến Dế ta không thể nào quên. Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại gây ra hiểu nhầm, cuối cùng, kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Từ cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống hung hăng bậy bạ sẽ rước họa sát thân. Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì kiêu căng và bốc đồng. Song đang dần có sự chuyển biến tích cực hơn.

16 tháng 10 2023

Tham Khảo:

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.